Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
05/01/2014 18:01 # 1
tanphuong85
Cấp độ: 37 - Kỹ năng: 38

Kinh nghiệm: 142/370 (38%)
Kĩ năng: 98/380 (26%)
Ngày gia nhập: 19/01/2010
Bài gởi: 6802
Được cảm ơn: 7128
[PM&CS] Số 1: Trình duyệt


Nguồn VOZ

Theo Wiki: Trình duyệt web là một phần mềm ứng dụng cho phép người sử dụng xem và tương tác với các văn bản, hình ảnh, đoạn phim, nhạc, trò chơi và các thông tin khác ở trên một trang web của một địa chỉ web trên mạng toàn cầu hoặc mạng nội bộ. Văn bản và hình ảnh trên một trang web có thể chứa siêu liên kết tới các trang web khác của cùng một địa chỉ web hoặc địa chỉ web khác. Trình duyệt web cho phép người sử dụng truy cập các thông tin trên các trang web một cách nhanh chóng và dễ dàng thông qua các liên kết đó. Trình duyệt web đọc định dạng HTML để hiển thị, do vậy một trang web có thể hiển thị khác nhau trên các trình duyệt khác nhau.

 

Một số trình duyệt web hiện nay cho máy tính cá nhân bao gồm Internet Explorer, Mozilla Firefox, Safari, Google Chrome, Opera, Avant Browser, Maxthon, Konqueror, Lynx, Flock, Arachne, Epiphany, K-Meleon, Midori và AOL Explorer...etc...

 

Gái nhiều thì không biết chọn em nào, thôi cứ chọn em nào ngon nhất. Trình duyệt cũng thế, trong cái đám lố nhố kia thì Internet Explorer, Mozilla Firefox, Google Chrome, Opera chiếm hầu hết thị phần trên thế giới nên PM&CS số này sẽ đánh giá tập trung vào 4 “em”.

 

 

II. Quá trình hình thành và phát triển

 

1. Internet Explorer 

Có lẽ đây là “gái già” đã qua tay chúng ta nhiều nhất, vì nó là “hàng đính kèm” Windows 95 của lão Bill mà, tính đến nay cũng 2012 – 1995 = 17 tuổi rồi (tính theo năm tuổi của trình duyệt chứ không phải của người đâu mà thắc mắc “xùy tuyn thế kia mà kêu già”). Thời kỳ hoàng kim của em nó là từ năm 1999, đạt tới đỉnh cao khoảng 95% thị phần trong năm 2002 và 2003 với 2 con “kỹ nữ” IE 5 và 6.

Nhưng quy luật đào thải không chừa 1 ai, cho dù có “kỹ năng” điêu luyện, độ “lừa tình” ảo diệu, “chiều khách” đến đâu thì cũng không thể chống lại tuổi tác, nhất là trong “nghề” trình duyệt này. Thời điểm 2004, “em gái” FireFox xuất hiện, với thân hình bốc lửa như tên gọi, em đã đánh gục biết bao trai tim yếu đuối, mọi người mất ngủ vì em, tương tư ảo mộng. Kể từ đó thị phần của Internet Explorer đã từ từ giảm xuống. “Tú bà” Microsoft đã chi hơn 100 triệu đô la Mỹ mỗi năm vào cuối thập niên 1990, với hơn 1000 người tham gia phát triển vào năm 1999 để tút tát lại nhan sắc tàn tạ, thân hình rệu rã sau bao năm “phục vụ khách hàng” của IE.

Phiên bản phát hành mới nhất là 9.0,”gầm cao máy thoáng” hơn và dĩ nhiên cũng “dai sức” hơn với việc hỗ trợ “toy” GPU tích hợp,  hiện cho phép cập nhật miễn phí đối với các hệ điều hành Windows 7 Service Pack 1 và Windows Vista Service Pack 2.

// Bản 10 đc tích hợp sẵn trong Win 8, nhưng chưa phát hành chính thức.

 

2. Mozilla Firefox 

Như đã nói ở trên, “em gái” này đã nẫng tay và cướp thị phần của “bà chị” IE (2004). Nói thêm, lúc đầu em nó không lấy “nghệ danh” FireFox mà là Phoenix, nhưng bị kiện bản quyền nên mới phải đổi và giữ từ đó đến bây giờ (hoặc sau này).

Vậy điều gì đã làm nên sức hấp dẫn của FF so với IE? Rõ ràng là do được sinh sau đẻ muộn nên FF “sành đời” hơn “bà chị già”, với kho add-on “khủng” bổ trợ nhiều tính năng cho người dùng (tất nhiên “gái” biết chiều khách thì ai chả thích). Vấn đề bảo mật được cải thiện, IE có 1 điểm yếu chết người: Zero-day. Chỉ cần ai kích thích đúng điểm yếu là lăn quay ra, muốn làm gì thì làm…vì điều đó,  nhiều khách hàng đã “dính bệnh” khi “quan hệ” với IE mà không dùng biện pháp an toàn…etc…

Hiện nay, Mozzila đã đào tạo được 15 lứa FF lành nghề và đang training lứa thứ 16, 17. Dự kiến trong tương lai sẽ “ra lò” lứa thứ 20 vào năm 2013.

 

3. Google Chrome 

Được ông bầu Google đỡ đầu, tài năng trẻ này gia nhập làng trình duyệt vào ngày 2/9/2008. Với việc được “lão làng” chống lưng, GC (Google Chrome) thăng tiến rât nhanh so với các đàn chị còn lại, sau khoảng thời gian ngắn mà đã phát hành 21 album chính thức + 2 album demo. Trở thành trình duyệt phổ biến nhất thế giới vào ngày 21 tháng 5 năm 2012, vượt qua cả IE và FF (nhưng thời điểm hiện tại, IE đã lấy lại được ngôi vị).

//Dạo gần đây bản 21 gặp khá nhiều lỗi, dạo qua box Phần mềm thấy dân tình ca thán quá...

 

4. Opera

Nhắc đến Opera chắc nhiều người nghĩ đến mảng trình duyệt di động nhiều hơn là máy tính.

So với những trình duyệt còn lại, “cô nàng” này khá đa tài khi tích hợp nhiều tiện ích mà không cần cài đặt thêm add-on hỗ trợ như các trình duyệt khác như:

+ Tích hợp sẵn trình client mail (không cần Outlook hay Thunderbird)

+ Tích hợp sẵn tính năng chặn flash (giống Adblock của FF nhưng dễ dùng hơn)

+ Tích hợp sẵn tính năng download Torrent

+ Tích hợp sẵn tính năng Notes

+ Duyệt web bằng giọng nói

+ Hỗ trợ tính năng cử chỉ chuột để tương tác với web (ví dụ: ấn chuột phải và vẩy về bên trái sẽ tương đương với việc back trang web)

+ Tính năng Opera Turbo giúp tăng tốc độ lướt web trong trường hợp kết nối kém (ADSL và FTTH không nên bật tính năng này)

+ Tính năng Speed Dial tiện lợi

// Còn một điều nữa, tính năng duyệt web theo tab mà các trình duyệt hiện nay đều có, chính Opera là người khởi xướng đầu tiên.

 

 III. Đánh giá.

Do máy của người viết (tức là mình) chỉ cài ¾ trình duyệt (không có GC)  và cũng không có bản nào là chính thức ngoài IE 9 (Opera Next đang trong quá trình Beta, clone của FF là Pale Moon tối ưu cho x64) nên việc đánh giá chỉ mang tính chung chung, không thể chuyên sâu như benhmark hay tốc độ xử lý Javascripts vì như thế sẽ thiếu đi tính khách quan. Tuy không cài nhưng những đánh giá về Chrome là dựa trên kinh nghiệm đã dùng qua.

 

//Bài viết có sử dụng 1 vài hình ảnh trên mạng và có tham khảo nội dung khác.

 

1Tính năng Paste & Go

Tưởng chừng đơn giản nhưng cực kỳ quan trọng không thể thiếu được

- Ban đầu có trên Opera, sau đó là Chrome và FireFox từ bản 4

- IE 9 vẫn chưa cập nhật tính năng này

 

2Tốc độ khởi động  

Chưa bàn đến tốc độ xử lý web, thời gian khởi động mới là điểm đáng chú ý với người dùng phổ thông

- Chrome có và IE 9 cho tốc độ khởi động nhanh nhất , gần như là tức thời sau khi clik chuột.

Opera chậm hơn 1 chút

- Firefox chậm nhất (tuy nhiên có thể khắc phục bằng Ramdisk hoặc ăn chơi hơn thì sắm SSD)

// Nếu dùng nhiều trình duyệt thì đừng bao giờ để FF là trình duyệt mặt định. VD: Đang giải nén file => 1 bạn gửi link qua cửa sổ chat => nếu mở link đó bằng FF thì có thể sẽ phải đợi cả chục giây chỉ để khởi động nó.

 

3Ngốn bộ nhớ RAM

Nhắc đến vấn đề này hẳn nhiên FF sẽ là đứa bị chỉ điểm đầu tiên nhưng đó là trước kia thôi, giờ thì đỡ rồi. Ngược lại, có vẻ như Chrome đang tiến tới cướp ngôi vị này của FF. Rõ ràng bây giờ có được chiếc máy tính >= 4Gb RAM không còn là 1 điều quá xa xỉ nữa, nên việc trình duyệt này ngốn RAM hơn trình duyệt kia cũng không quan trọng lắm, ai thích dùng cái nào thì dùng.

Đánh giá chung về mức độ chiếm dụng RAM tăng dần: Opera => FireFox => Internet Explorer 9 => Chrome

 

4GA ( Graphic Accelerator ) - khả năng tận dụng VGA để nâng cao hiệu năng duyệt Web 

Bốn trình duyệt đều hỗ trợ tốt tính năng này: IE mạnh và ổn định nhất , FF cũng rất mạnh, tiếp theo là Chorme và Opera ngang nhau

 

5. Embed - các tích hợp hỗ trợ như IDM , Flash , Java Player....

- Firefox vẫn thích nghi tốt nhất với các trang yêu cầu chạy media video

- Nhiều trang "ấy ấy".net sẽ liên tục yêu cầu "Please view with firefox" nếu đang xài trình duyệt khác. Các “du học sinh” nên ghi nhớ điều này.

Tình trạng rất hay gặp trên Chrome

Tình trạng rất hay gặp trên Chrome

 

 

6Tab Process

Lấy Firefox làm ví dụ :

- Ở phiên bản cũ , khi 1 tab bị treo thì các tab còn lại cũng treo theo , cả cửa sổ duyệt web treo hết.

- Phiên bản sau tiến bộ hơn , 1 tab bị treo , các tab khác vẫn hoạt động , nhưng sẽ có hiện tượng bị khựng ( hay bị delay ) khi chuyển đổi qua lại giữa 2 tab

- Đến ngay lúc này , dù được cải thiện rất nhiều nhưng hiện tượng này vẫn còn

- Các trình duyệt khác như IE , Opera ... cũng có nhược điểm tương tự

- Nhưng rất may với Chrome tình trạng này được khắc phục hoàn toàn

 

7Drag & Drop Bookmarks - Kéo và thả để tạo bookmark

- Cả 3 trình duyệt IE , Firefox , Chorme đều làm được

 

- Riêng Opera, với lý do luôn đi trước và khác người của mình nên việc này hơi phức tạp 1 tý. Đó là đưa chuột vào icon của trang web (nằm trước địa chỉ của trang web), thực hiện việc kéo thả icon đó lên thanh công cụ trong khi vừa nhấn giữ phím Shift.

 

8Drap & Drop Link to IDM - Kéo và thả link lên IDM   

Bạn làm gì khi muốn download 1 link trên trình duyệt bằng IDM ?

1 - Click trực tiếp vào link download ( bị delay hiện bảng download )

2 - Click phải chọn download with IDM ( click nhiều hơn nhưng bảng download hiện ra ngay )

- Còn một cách nữa : kéo và thả link trực tiếp download từ trình duyệt đến IDM

 

//Có thể bạn sẽ thấy cách này rườm rà chẳng có gì hay , nhưng trong một vài trường hợp nhất định , đây chính là cách add link download nhanh nhất cho IDM

- IE , Firefox , Chrome đều hỗ trợ drag link , riêng Opera (với bản chất khác người vốn có) lại không thực hiện được.

 

9. History  

- History rất quan trọng , phần này Chrome làm rất tốt

- Nhấn Crt + H để truy cập nhanh History

Firefox - quá tệ , sau khi nhấn Crt+H còn phải click thêm cái nữa , cũng không hiển thị theo thứ tự thời gian

 

Bảng history mở rộng ( Crt +Shift + H ) cũng chẳng khá hơn , được cái xắp xếp theo thứ tự thời gian ....

 

IE - Cực kỳ tệ hại , group giống FF + không liệt kê theo trình tự thời gian mà liệt kê theo tên trang web

Opera - Tương tự FF

Chrome - Rất tốt , bảng History hiện ra đã có thể xem ngay các trang vừa duyệt theo thứ tự thời gian

 

10. Ghi nhớ tài khoản

Về khoản này, cá nhân đánh giá cao Opera (vì cái bản chất khác người vốn có). Muốn dùng được tài khoản đã lưu sẵn của 4r hay bất kỳ trang web nào bạn phải ấn tổ hợp phím Ctrl + Enter, khá an toàn nếu người khác dùng chung máy (vì tính năng này không phải ai cũng biết). Những trình duyệt còn lại chỉ cần gõ ký tự vảo trong ô “Tài khoản” là “hàng họ” show hết ra trước mắt. Hơn nữa, với FF việc tra mật khẩu đã lưu khá dễ dàng chỉ với vài click chuột.

Theo VOZ




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024