Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
06/09/2017 16:09 # 1
ngochai20101998
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 48/110 (44%)
Kĩ năng: 8/20 (40%)
Ngày gia nhập: 27/12/2016
Bài gởi: 598
Được cảm ơn: 18
41 ĐÒN ĐÁ CHÍNH CỦA KARATE


KERI WAZA (CƯỚC PHÁP):

Trong KARATE đòn chân (KERI WAZA) cũng được chú trọng như đòn tay (TEWAZA). Một KARATEKA phải biết sử dụng đòn chân nhuần nhuyển, phong phú như đòn tay và sử dụng đòn tay mạnh, hiệu quả không thua gì một đòn chân.
Đòn chân khó tập hơn đòn tay, vì khi một chân đá chúng ta chỉ còn đứng trụ trên một chân còn lại, rất khó giữ vững thăng bằng, nếu đá không đúng cách: có thể ngã khi hụt mục tiêu và cũng có thể té khi trúng đích (bị lực dội lại, chân trụ không vững, . . .). Hơn nũa, đối thủ của chúng ta không phài là một cố thể cố định với mục tiêu va chạm là một mặt phẳng, đối thủ của chúng ta ở đây thật ra là một vật thể di động với mục tiêu va chạm là không gian lồi lỏm, nhiều khi chúng ta còn phải va chạm vào những đòn đỡ, phản công (nương theo, làm lệch hướng, phá chân, . . .) đa dạng của đối phương. Vì vậy, dước pháp (KERI WAZA) đòi hỏi thời gian cũng như công phu tập luyện, nhưng một khi đã thành thạo đòn chân của KARATE rất lợi hại.
A. 05 ĐIỀU CĂN BẢN GHI NHỚ KHI TẬP CÁC ĐÒN ĐÁ
1) Mắt nhìn về hướng đá.
2) Đầu gối chân trụ phải khuỵu xuống. Bàn chân trụ bám sát mặt đất, đường chiếu của đầu gối xuống đất ở ngay trên đầu ngón chân cái và trỏ, đường chiếu phía sau từ mông xuống đất nằm trên cuối gót chân.
3) Thân hình luôn thẳng góc với mặt đất, khi đá không được ngã người ra sau hoặc chúi người tới trước, không nghiêng qua phải, qua trái.
4) Khi đá chân trụ không được nhón gót, chân đá phải bật tối đa và thẳng đầu gối.
5) Khi đá tới đích phải rút chân về thật nhanh rồi để xuống vị trí xuất phát (tấn ban đầu), mục đích để:
- Tránh bị bắt chân.
- Mau trở về vị trí cân bằng ban đầu.
- Có thể nhanh chóng phát tiếp đòn khác.
B. 41 ĐÒN ĐÁ CHÍNH CỦA KARATE
1. MAE GERI (ĐÁ TRƯỚC)
1.1. MAE GERI KEAGE : Đá thốc trước
1.2. MAE GERI KEKOMI : Đá tống trước
1.3. MAE TSUMASAKI KEKOMI : Đá mổ tống
1.4. MAE TSUMASAKI KEAGE : Đá mổ thốc
1.5. KIN GERI : Đá hạ bộ
2. YOKO GERI (ĐÁ NGANG)
2.1. YOKO GERI KEAGE : Đá thốc ngang
2.2. YOKO GERI KEKOMI : Đá tống ngang
3. USHIRO GERI (ĐÁ SAU)
3.1. USHIRO GERI KEAGE : Đá thốc sau
3.2. USHIRO GERI KEKOMI : Đá tống sau
3.3. USHIRO KAKE GERI : Đá móc sau (dưới lên)
3.4. USHIRO KASUMI GERI : Đá móc gót (ngang)
3.5. USHIRO MAWASHI GERI : Đá xoay sau 360 o
4. MAWASHI GERI (ĐÁ VÒNG)
4.1. MAWASHI GERI : Đá vòng thuận
4.2. GYAKU MAWASHI GERI : Đá vòng nghịch
5. TOBI GERI (ĐÁ BAY)
5.1. MAE TOBI GERI : Đá bay trước
5.2. MAE NIDAN TOBI GERI : Đá bay trước hai chân
hay NIMAI TOBI GERI
5.3. YOKO TOBI GERI : Đá bay ngang
5.4. MAWASHI TOBI GERI : Đá bay vòng
5.5. USHIRO KEKOMI TOBI GERI : Đá bay tống sau
5.6. USHIRO MAWASHI TOBI GERI : Đá bay xoay sau 360 o
5.7. MIKAZUKI TOBI GERI : Đá bay tạt
5.8. GYAKU MAWASHI TOBI GERI : Đá bay vòng nghịch
5.9. USHIRO KASUMI TOBI GERI : Đá bay móc gót
5.10. HIZA AGE TOGI GERI : Đá bay gối thẳng
5.11. HIZA MAWASHI TOBI GERI : Đá bay gối vòng
6. CÁC ĐÒN ĐÁ (TẤN CÔNG) KHÁC
6.1. FUMIKOMI GERI : Đá chấn (07 cách)
6.2. MIKAZUKI GERI : Đá tạt
6.3. GYAKU MIKAZUKI GERI : Đá tạt ngược
6.4. ASHI OTOSHI GERI : Đá đập gót
6.5. HIZA AGE GERI : Đá gối thẳng
6.6. HIZA KIN GERI : Đá gối hạ bộ
6.7. HIZA MAWASHI GERI : Đá gối vòng
6.8. SANKAKU GERI và các ĐÁ KHÓA CHÂN : Đá nằm, đá tam giác
6.9. BARAI GERI (ASHI NAGASHI GERI) : Đá quét chân (nhiều cách)
7. UKE GERI (CÁC ĐÒN ĐÁ ĐỠ)
7.1. NAMI ASHI GERI : Đá đỡ hất (lòng bàn chân)
7.2. SOKUTO OSAE UKE : Đá đỡ chận ngoài
7.3. SOKUTEI OSAE UKE : Đá đỡ chận trong
7.4. MIKAZUKI GERI UKE : Đá đỡ tạt
hay SOKUTEI MAWASHI GERI
7.5. HIZA UKE : Đá đỡ gối
7.6. ASHIBO KAKE UKE : Đá đỡ móc ngang
7.7. ASHIKUBI KAKE UKE : Đá đỡ móc thẳng
TỔNG KẾT:
- Đá trước : 5
- Đá ngang : 2
- Đá sau : 5
- Đá vòng : 2
- Đá bay : 11
- Các đòn đá khác : 9
- Đá đỡ : 7
TỔNG CỘNG : 41 đòn đá chính




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024