Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
15/08/2017 13:08 # 1
ngochai20101998
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 48/110 (44%)
Kĩ năng: 8/20 (40%)
Ngày gia nhập: 27/12/2016
Bài gởi: 598
Được cảm ơn: 18
Hiểu chữ “nhân ” và chữ “đạo” trong võ thuật


A-“Tam cương” và “ Ngũ thường” là những chuẩn mực đạo đức làm người trong lễ giáo ngày trước, theo đà tiến bộ của xã hội, ngày nay “Tam cương” đã có nhiều ít thay đổi để phù hợp với xã hội đương thời, nhưng “Ngũ thường” cho đến nay trong chừng mực nào đó của giao tế, vẫn là những chuẩn mực còn giá trị với thời gian . Trong “ngũ thường” “nhân, lễ, nghĩa, trí tín” thì “nhân” đứng hàng đầu, là đạo đức đầu tiên để thẩm định giá trị, thẩm định nhân cách, tiêu chuẩn đánh giá đạo đức của mỗi người nói chung và của những người theo nghề võ nói riêng .

B/1-Hiểu một cách hạn hẹp theo nghĩa chiết tự chữ “nhân”( ) gồm hai chữ là “nhân” ( : con người) và nhị ( : hai) ghép lại với nhau – Nhân ( ) chính là lề lối cư xử của người với người trong giao tế xã hội. Cư xử với nhau như thế nào hợp lễ, hợp nghĩa , có trí, có tín, đó chính là “nhân” .

B/2-Hiểu một cách rộng rãi phổ biến hơn, nhân chính là công chính, từ ái, bao gồm tất cả các nét tốt, là đức tính thương người (theo Việt Nam tự điển trang 407) và vì thế nhân thường kết hợp với một số từ khác để thành những từ ngữ mang ý nghĩa tốt đẹp trong cuộc sống như : “nhân ái, nhân đức, nhân hậu, nhân từ” và Nguyễn Du trong truyện Kiều cũng đã phân định rõ ràng giữa “hiếu” và “nhân” :
“Bán mình là hiếu, cứu người là nhân”

B/3-Đứng ở góc độ những người theo nghề võ , là những người mà mỗi cái cất chân, cất tay, nắm tay, bàn chân… đôi khi ảnh hưởng đến tính mạng người khác, đạo “nhân” cần phải được chú trọng hơn, để khỏi làm thương tổn đến người khác, tổ sư Choji Suzuki dạy “ mình và mọi người đều phải tốt đẹp” đó là một khía cạnh về “nhân” trong võ thuật ; không những không làm thiệt hại thương tổn người khác mà còn nâng người khác lên để được tốt đẹp như mình – không làm đau đớn thương tổn người khác đã đành, phải cư xử trên cơ sở tình yêu thương (thương người như thể thương thân) đó là nhân ái – mang đến niềm vui cho người, đó là “nhân từ” – mà nếu có phải “nhấc chân, nhấc tay” thì nguyên tắc “hạ thủ lưu tình” (xuống tay còn giữ lại chút tình) đó chính là “nhân hậu” . Như thế, hơn ai hết người theo nghiệp võ không thể không đưa cái đức “nhân” lên hàng đầu để răn mình, dạy người và tôn vinh sự nghiệp của đời mình – “nhân” được đưa lên hàng “Đạo” .

C-“Đạo” trong “nhân đạo” (đạo nhân) :
Hiểu theo nghĩa chiết tự, Đạo ( ) là một chữ ghép gồm bộ Thủ ( ) là cái Đầu và bộ Xước ( ) là bước chân – Chân bước theo đầu, đầu hướng dẫn chân – Đó là những hành động có định hướng tốt đẹp và đúng đắn hợp tình hợp lý hợp lòng người .

Từ “Đạo” thường không dùng một mình mà kết hợp với một từ khác để mang một ý nghĩa phổ quát hơn : Đạo đức, đạo lý, đạo trường, đạo tâm…….

Đạo không mang một ý nghĩa hẹp là tôn giáo mà mang một ý nghĩa rộng lớn hơn là “con đường tốt đẹp “ mà mỗi người chúng ta phải noi theo.

Vậy thì tất cả những điều tốt đẹp là đạo, không tốt đẹp là sai đạo, lạc đường và riêng những người theo nghiệp võ cũng có đạo lý của riêng mình, đó là võ đạo, với những môn quy của từng trường phái, nhưng dù ở môn phái võ nào, có môn quy ra sao thì trọng tâm của môn quy ấy cũng phải dựa trên nền tảng đạo lý và cuộc sống của con người, không thể xa với con người .

Ý niệm về đạo không cụ thể như ý niệm về nhân, nhưng ta có thể hiểu một cách tổng quát và phổ biến “nhân và đạo” là hai tiêu chuẩn của xã hội để đánh giá những con người theo nghề võ. Hợp lòng người, cư xử tốt đẹp đó là “nhân” là “đạo” – làm những việc mà xã hội và pháp luật không công nhận là không còn “nhân” không còn “đạo” trong cuộc sống .




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024