Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
15/08/2017 13:08 # 1
ngochai20101998
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 48/110 (44%)
Kĩ năng: 8/20 (40%)
Ngày gia nhập: 27/12/2016
Bài gởi: 598
Được cảm ơn: 18
Võ thuật và cuộc sống


Karate – Không thủ đạo, đúng như tên gọi của nó, là nghệ thuật chiến đấu sử dụng chân tay.

Học võ nói chung hay Karate nói riêng không chỉ để rèn luyện sức khỏe. Bởi hầu hết các môn thể thao khác như bơi lội, điền kinh, tenis, hay môn thể thao quí tộc golf… không nằm ngoài mục đích này.

Karate – Không thủ đạo, đúng như tên gọi của nó, là nghệ thuật chiến đấu sử dụng chân tay.

Học võ nói chung hay Karate nói riêng không chỉ để rèn luyện sức khỏe. Bởi hầu hết các môn thể thao khác như bơi lội, điền kinh, tenis, hay môn thể thao quí tộc golf… không nằm ngoài mục đích này.

Theo quan niệm thông thường của người đời, học võ ngoài việc để tăng cường sức khỏe,  còn rèn luyện khả năng đối kháng, phòng vệ. Những ai đã học võ rồi hẳn sẽ bị đam mê trước hết bởi sự huyền diệu trong nghệ thuật chiến đấu. Người giỏi võ thuật khi lâm trận có thể địch cả trăm đối thủ. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc Việt Nam, rất nhiều chiến thắng hiển hách được gắn liền với tên tuổi của những võ tướng, anh hùng dân tộc, trở thành niềm tự hào, tấm gương phấn đấu, tu dưỡng của các thế hệ thanh niên Việt nam.

Nhưng cũng trong ngôn ngữ dân gian còn có khái niệm “võ biền” để ám chỉ những kẻ chỉ biết hùng hục đấm đá, hơi tí là động tay động chân. Vậy liệu học võ có phải chỉ để khuất phục hoặc chống lại sự khuất phục của kẻ khác?

Võ thuật đem lại cho người tập những gì?

Tương truyền, thuở sinh thời, có lần tới thăm một trường học, nhìn thấy dòng khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn”, bác sĩ, nhà văn hóa nổi tiếng Nguyễn Khắc Viện đã thốt lên: “Nếu được quyền, thì tôi xin đổi lại là Tiên học võ, hậu học văn”! Những người cùng đi với ông nghe câu nói này thoạt đầu ngỡ ngàng, nhưng khi được ông giải thích, họ đã hiểu ra và nhất trí với quan điểm rất mới, rất hiện đại của nhà khoa học lừng danh này. Là một bác sĩ nổi tiếng được đào tạo bởi nền văn minh phương Tây, nhưng Nguyễn Khắc Viện còn là người rất đam mê và am hiểu sâu sắc văn hóa, triết lí phương Đông. Bản thân ông rất giỏi về khí công, yoga và đã sáng tạo ra phương pháp khí công dưỡng sinh trị bệnh rất hiệu nghiệm cho những người theo học. Vậy trên cơ sở nào mà ông lại có ý định sửa đổi lại câu khẩu hiệu tưởng chừng đã trở thành kinh điển trong chiến lược giáo dục nước nhà?

Ngược dòng lịch sử, chúng ta thấy ngay từ ngàn xưa, ông cha ta rất coi trọng việc luyện tập võ nghệ. Trong bất kì một triều đại nào, quan võ, quan văn luôn luôn là những rường cột của triều đình. Các khoa thi để kén chọn người tài được tổ chức định kì để chọn ra những trạng nguyên văn và trạng võ. Văn và võ luôn đi đôi với nhau, trở thành những phẩm chất không thể thiếu được của những bậc hiền tài có khả năng kinh bang tế thế. Ước mơ, mục đích phấn đấu của những trang nam tử từ bao đời nay là được đem sở học của mình ra để phục vụ quốc gia, dân tộc, và họ rèn mình theo tôn chỉ “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Để có được những phẩm chất quí giá tạo nên những bậc chính nhân quân tử, ngoài những kiến thức về văn chương, thơ phú, võ thuật là yếu tố không thể thiếu được.

Nếu tìm hiểu kĩ, ta thấy trong võ học thấm đẫm văn hóa, triết học phương đông. Bất kì một môn phái võ nào cũng đều lấy “NHÂN – NGHĨA – LỄ -TRÍ –TÍN” làm kim chỉ nam cho các môn sinh rèn luyện, tu dưỡng. Người luyện võ trước hết phải biết chữ NHÂN: trước hết phải làm người; NGHĨA: sống và hành xử phải, có tình, có hậu; LỄ: biết kính trên nhường dưới, không ỷ mạnh hiếp yếu, biết bênh vực và xả thân cho điều thiện, cho lẽ phải; TRÍ: bao gồm trí và dũng, là ý chí, là bản lĩnh đứng trước mọi khó khăn, nguy hiểm mà vẫn không nao núng chán nản sợ hãi; TÍN: là lòng trung thành trước sau như một, luôn thực hiện những gì đã nói, đã hứa, không dao động, lay chuyển, không nói hai lời. Hay chính xác ra, đó chính là danh dự của một con người.

Thử hỏi, nếu một người luyện võ theo thực hiện đầy đủ năm tiêu chí trên, thì liệu có trở thành kẻ võ biền? Câu trả lời là KHÔNG BAO GIỜ!

Thử hỏi, những yếu tố nào tạo nên một người tốt, một công dân hữu ích cho Tổ quốc? Câu trả lời là phải hội tụ được đủ 5 yếu tố trên.

Võ thuật giúp mọi người khỏe mạnh thông minh giúp vào công cuộc xây dựng đất nước và đủ điều kiện để cảm nhận được giá trị vật chất, tinh thần đẹp đẽ của cuộc sống do chính mình tạo nên?

Quay trở lại với nhận định trên của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, ta thấy ông thật có lí. Bởi nếu nền giáo dục đào tạo được những thế hệ học sinh ngoài kiến thức sách vở, còn có một sức khỏe tốt, một cuộc sống tinh thần lành mạnh, một ý chí vững vàng, tức phải hội tụ đủ năm yếu tố trên của võ học, thì chắc chắn đó sẽ là nguồn tài nguyên nhân lực vô giá để thúc đẩy sự phát triển cho đất nước, để xây dựng nên một cuộc sống tinh thần lành mạnh cho cộng đồng, xã hội.

Ấy chính là những cống hiến của võ thuật cho cuộc sống!

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024