Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
16/08/2017 19:08 # 1
nguyenthang_ktr
Cấp độ: 30 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 180/300 (60%)
Kĩ năng: 148/210 (70%)
Ngày gia nhập: 06/10/2011
Bài gởi: 4530
Được cảm ơn: 2248
Nhiếp ảnh gia Paul Raftery tạo sự thu hút về "mảng kiến trúc điên cuồng" tại Astana


Nhiếp ảnh gia Paul Raftery tạo sự thu hút về "mảng kiến trúc điên cuồng" tại Astana
 

Với triển lãm Astana Expo 2017 diễn ra vào mùa hè, kiến trúc này đã thu hút sự chú ý trên toàn thế giới. Mục đích của Raftery là để thấy được một thành phố - vốn được gọi là Bức màn sắt, đã phát triển như thế nào từ sau sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản.

Đây là những hình ảnh mới của nhiếp ảnh gia người Anh Paul Raftery tiết lộ về kiến trúc thời hậu Xô viết có thể tìm thấy ở thủ đô Astana của Kazakhstan, nơi tổ chức triển lãm thế giới vào năm nay.

 

Những bức ảnh cho thấy các tòa nhà nằm trong khu vực trung tâm thành phố, từ những khối tháp đơn giản đến những khối tháp với kiến trúc trang trí cầu kì.

 

Mang-kien-truc-dien-cuong-tai-Expo2017-1

 

"Astana là một thủ đô mới, theo hướng kế hoạch hóa tư bản, hơi giống với thủ đô Brasilia của Brasil, và do đó không đề cập đến kiến trúc Stalin (tên gọi cho các công trình được xây dựng ở Liên Xô giữa 1933)," Raftery chia sẻ. "Những kiến trúc của khu kinh doanh thương mại tại trung tâm thành phố và khu vực chính phủ là một mảng kiến trúc mang tính điên dại."

 

Mang-kien-truc-dien-cuong-tai-Expo2017-2

 

Nằm trên bờ sông Ishim, trong vùng Akmola phía bắc của Kazakhstan, thành phố được thành lập bởi một nhóm người Cozak thuộc khu vực Siberi vào năm 1830 và là thành phố đóng vai trò quan trọng trong nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Kazakh từ năm 1936 đến năm 1991.

 

Sau khi Liên bang Xô viết tan rã, Astana trở thành thủ đô của Cộng hòa Kazakhstan vào năm 1997, thay thế cho thủ đô Almaty trước, cũng là thành phố lớn nhất của nước này.

 

Mang-kien-truc-dien-cuong-tai-Expo2017-3

 

Năm 1998, kiến trúc sư người Nhật Kisho Kurokawa đã được trao giải thưởng cho dự án quy hoạch thủ đô mới. Đề xuất của ông nhằm tái phát triển thành phố hiện có và xây dựng các khu vực mới ở phía nam và phía đông sông Ishim dựa trên các nguyên tắc về sự chuyển hóa và sự cộng sinh.

 

Văn phòng của kiến trúc sư, người đã chết năm 2007, tiếp tục hoạt động với trưởng bộ phận quy hoạch Vladimir Laptev hướng đến mục tiêu thực hiện tầm nhìn về một thành phố tương lai ở trung tâm châu Á.

 

Mang-kien-truc-dien-cuong-tai-Expo2017-4

 

Hoạt động xây dựng mạnh mẽ đang diễn ra ở khu vực trung tâm thành phố giữa tuyến đường sắt và sông Ishim, cũng như tại một khu ngoại giao mới phía nam sông sẽ hoàn thành vào năm 2030.

 

Mang-kien-truc-dien-cuong-tai-Expo2017-5

 

Laptev đã so sánh dự án của Astana với bố trí của Berlin, với các con sông và công viên để thêm vào các yếu tố tự nhiên cho một kế hoạch đầy tham vọng, với việc các tòa nhà thời Liên Xô được thay thế bằng các công trình mới.

 

Raftery nói: "Đây là một quốc gia mới độc lập với quy mô rộng lớn, được xây dựng lại theo hướng tư bản một lần nữa và đang cố gắng tạo ra một bản sắc riêng thông qua kiến trúc của nó".

 

Mang-kien-truc-dien-cuong-tai-Expo2017-6

 

Một trong số các tòa nhà được chụp bởi Raftery là Cung điện Tổng thống Akorda, được khánh thành vào năm 2004 và là nơi làm việc chính thức của Tổng thống Kazakhstan. Trên mái vòm màu xanh và vàng của nó là một ngọn tháp cao 80 mét.

 

Trục chính dẫn về cung điện được bao bọc bằng một tháp kính bằng vàng. Nhìn về hướng ngược lại, các tháp này tạo thành khung nhìn về phía tháp Beyterek mang tính biểu tượng, với quả cầu vàng được chống đỡ bởi các dầm tựa như các rầm cột.

 

Mang-kien-truc-dien-cuong-tai-Expo2017-7

 

Nằm ở vị trí đặc biệt tại trung tâm Astana, Cung điện Hòa bình và Thống nhất hình chóp dài 62 mét do kiến trúc sư Foster và Partners thiết kế năm 2004.

 

Mang-kien-truc-dien-cuong-tai-Expo2017-8

 

Cung điện bao gồm nhà hát Opera quốc gia, bảo tàng văn hóa, phòng trưng bày nghệ thuật và các điểm tham quan khác.

Bên cạnh Cung điện hình chóp và bao quanh bởi vòi phun nước là tượng đài Kazakh Eli, bằng đá cẩm thạch trắng, cao khoảng 100 mét và trên đỉnh là hình tượng vàng tượng trưng cho huyền thoại Samryk.

 

Nhà thờ Hồi giáo Hazret Sultan nằm bên phải bờ sông Yesil là nhà thờ Hồi giáo lớn thứ hai ở Trung Á với sức chứa 5.000 người. Nó được xây dựng theo phong cách Hồi giáo cổ điển và được hoàn thành vào năm 2012.

 

Các công trình khác của Raftery trong chuyến viếng thăm của ông bao gồm Tòa nhà của các Bộ, Nhà ga có tháp đồng hồ lớn, kính màu xanh phía trước tòa nhà Quốc hội Kazakhstan, và Hội trường âm nhạc Astana, nơi có một bức tranh khảm được đặt tựa vào 1 chiếc bình cổ.

 

Mang-kien-truc-dien-cuong-tai-Expo2017-9

 

Triển lãm Thế giới Astana 2017 diễn ra tại thủ đô của Kazakh từ ngày 10 tháng 6 đến ngày 10 tháng 9 năm 2017.

 

Nó đã chứng kiến một số tòa nhà mang kiến trúc độc đáo mới được thêm vào sơ đồ quy hoạch chung rộng 173 hecta do Công ty kiến trúc Adrian Smith và Gill Gordon của Chicago, bao gồm Trung tâm Triển lãm Quốc gia của Kazakhstan và Công ty của Anh do Asif Khan và Brian Eno thiết kế.

 



Nguyễn Anh Minh Thắng- K17 KTR3
Gmail: nguyenthang1593@gmail.com

...

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
Ta có thêm 1 ngày sống để yêu thương!!!

 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024