Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
05/03/2022 22:03 # 1
vutmaihoa
Cấp độ: 20 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 68/200 (34%)
Kĩ năng: 5/20 (25%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1968
Được cảm ơn: 15
Đau bụng kinh


Đau bụng kinh là triệu chứng hay gặp ở phụ nữ vào những ngày hành kinh. Đau có thể nhẹ hoặc đau dữ dội tùy thuộc vào sự co bóp tử cung tống máu.

Có 2 loại là nguyên phát và thứ phát.

Nguyên phát: Trong suốt giai đoạn hành kinh, tử cung sẽ co bóp để tống hết lớp niêm mạc đã bị hoại tử ra ngoài. Khi co bóp tử cung sẽ siết chặt các mạch máu, làm hạn chế máu và oxy đến. Sự thiếu oxy này dẫn đến tế bào kích thích tiết ra các chất hóa học gây đau. Đồng thời Prostaglandin cũng được tiết ra làm cho đau hơn.

Thứ phát: Loại này liên quan đến bệnh nào đó. Các đối tượng thường bị ở tuổi 35-40, một số bệnh như lạc nội mạc cổ tử cung , U xơ, Viêm vùng chậu… Thường kèm theo các triệu chứng như rối loạn kinh nguyệt, khí hư nhiều, xuất huyết bất thường…

Đau bụng kinh thường kéo dài từ 2-3 ngày. Đau nhiều nhất vào ngày lượng máu kinh nhiều nhất.

---

+) Điều trị: Biện pháp không dùng thuốc:chườm nóng, tập thể dục đều đặn, không sd chất kích thích

Dùng thuốc: Hầu hết 89-90% phụ nữ đều có thể diều trị thành công bằng NSAIDs, thuốc tránh thai đường uống hoặc kết hợp cả 2

Dùng các thuốc giảm đau kháng viêm như :

Dicl.ofenac, acid mefe.amic, ibu.profen, cele.coxib: Nên sử dụng nhóm thuốc này sau bữa ăn để tránh tác phụ đường tiêu hóa, lưu ý tác dụng phụ với những người bị vấn đề dạ dày. Đây là nhóm thuốc sử dụng đầu tay, bắt đầu uống từ 1-2 ngày trước khi hành kinh hoặc khi bắt đầu đau, kéo dài 2-3 ngày

+) Thuốc giảm đau chóng co thắt cơ trơn.

Alv.erin

Dro.taverin

Trim.ebutin

Hyos.cin Butyl.bromid

Loại này làm giảm co thắt tử cung nên “cũng” có khả năng làm ảnh hưởng đến quá trình tống máu kinh. Tuy nhiên, cơ chế của loại thuốc này là làm giảm cường độ và nhịp độ của cơ trơn chứ không ức chế hoàn toàn sự co bóp của tử cung..

Cafein: làm tăng tác dụng của thuốc giảm đau, có mặt trong nhiều chế phẩm thuốc

Sp bổ sung, vitamin khoáng chất: Dầu cá chứa om.ega 3, vita.min b6, cân nhắc bổ sung thêm vitamin A, C, E, B12, folic, magie, kẽm, sắt…

+) Nhóm thuốc ngừa th.ai:

Thuốc ng.ừa th.ai: Các thuốc trá.nh th.ai nội tiết được khuyến cáo sử dụng điều trị đau bụng kinh nguyên phát, đây là lựa chọn hợp lý cho những phụ nữ có đau bụng kinh và có mong muốn ngừa th..ai

Thuốc ng.ừa th.ai dạng phối hợp là khuyến cáo đầu tay để điều trị đau bụng kinh do lạc nội mạc tử cung

CCĐ cho phụ nữ có tha.i và đang cho con bú (Sau sinh 6 tuần – 6 tháng)

----

Lời khuyên cho bệnh nhân:

Nghỉ ngơi, giảm stress

Áp 1 chai nước nóng hoặc miếng gạc ấm lên vùng bụng dưới để giảm đau

Uống nhiều nước, tránh dùng muối để ngăn ngừa giữ nước và bay hơi

Chế độ ăn ít béo, nhiều carbohydrate

Tập thể dục, ngừng hút thuốc

Lưu ý :: với các trường hợp đau thứ phát thì nên tìm ra nguyên nhân, điều trị nguyên nhân triệt để.

 

 

 




 
31/12/2022 16:12 # 2
mydotoanuvuong
Cấp độ: 1 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 9/10 (90%)
Kĩ năng: 0/10 (0%)
Ngày gia nhập: 31/12/2022
Bài gởi: 9
Được cảm ơn: 0
Phản hồi: Đau bụng kinh


Khi đến ngày đèn đỏ, nhiều chị em bị đau bụng kéo dài nhiều ngày hoặc nặng hơn trong suốt chu kỳ. Nhằm giúp chị em giảm đau bụng kinh nhanh chóng, hiệu quả tại nhà, Phòng khám Đa Khoa hồng Phát xin giới thiệu top 10 cách giảm đau bụng kinh qua bài viết dưới đây.

Sử dụng gừng để giảm đau

Gừng, với đặc tính cay nồng, từ lâu đã được sử dụng trong các bài thuốc dân gian để chữa nhiều loại bệnh. Gừng cũng có hiệu quả trong việc giảm đau bụng kinh. Bạn có thể pha trà gừng, ăn cơm gừng và mật ong, hoặc rửa sạch, đập dập rồi đắp lên vùng bụng dưới trong khoảng 5 phút.

Tập thể dục nhẹ

Trong thời kỳ kinh nguyệt, nhiều phụ nữ sợ tập thể dục hoặc tin rằng tập thể dục sẽ làm tăng cơn đau. Tuy nhiên, không phải vậy. 15 phút tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày thông qua các bài tập thể dục nhẹ, đi bộ hoặc yoga sẽ giúp tăng mức độ endorphin - chất dẫn truyền thần kinh giúp giảm đau và cải thiện tâm trạng - từ đó có thể giúp giảm đau.

Xoa bóp bụng hoặc cao dán

Bạn có thể xoa bóp vùng bụng dưới theo chiều kim đồng hồ, có thể giúp cơ bụng được thư giãn, giảm co thắt. Ngoài ra, xoa bụng bằng dầu nóng hoặc thuốc đắp cũng là một cách giảm đau hiệu quả vì nó giúp cải thiện tuần hoàn và giúp bụng ấm lên.

Vệ Sinh "Cô Bé" Sạch Sẽ

Chị em cần thay băng vệ sinh ít nhất 4-8 tiếng một lần, giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, tránh quan hệ tình dục vào những ngày đèn đỏ để giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Các thực phẩm cần tránh:

  • Thức ăn quá mặn và cay.
  • Thực phẩm lạnh: kem, đá viên, thực phẩm đông lạnh..
  • thực phẩm giàu chất béo.
  • Thực phẩm chứa chất kích thích: rượu, bia, cà phê, nước uống có ga…
  • thực phẩm nên dùng
  • Thức ăn thực vật: rau, đậu, trái cây, ngũ cốc…
  • Thực phẩm giàu vitamin E: hạnh nhân, hạt hướng dương, lạc, cải bó xôi, măng tây, bí đỏ, bơ, súp lơ xanh…
  • Thực phẩm giàu sắt: các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, súp lơ xanh, rau lá xanh đậm…
  • Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa: các loại rau nhiều màu sắc như củ cải đường, quả mọng, cam, rau bina…
  • Thực phẩm giàu axit béo thiết yếu có tác dụng chống viêm. Có thể bổ sung bằng viên uống hoặc thực phẩm tự nhiên như cá mòi, cá hồi, cá trích, hạt chia, quả óc chó…


Cho nước ấm vào, tắm nước nóng
Để máu lưu thông tốt hơn giảm đau bụng kinh chị em nên chườm nước ấm vùng bụng dưới bằng túi cao su hoặc chai thủy tinh. Nhưng chú ý nhiệt độ nước vừa phải để tránh bị bỏng. Ngoài ra, tắm nước nóng còn có tác dụng giảm đau, giúp cơ thể thoải mái, cải thiện quá trình lưu thông máu.

Uống nước ấm
Uống nước ấm cũng là một cách giúp bạn giảm đau trong những ngày này, bởi nước ấm giúp giãn cơ, tránh chuột rút và thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể.

Nghỉ ngơi, tập thể dục
Trong những ngày "dâu rụng", không đi lại nhiều và không làm việc nặng. Thay vào đó, hãy để cơ thể và tinh thần được thư giãn, đi ngủ đúng giờ, đủ giấc. Đau cũng giảm khi cơ thể ở trạng thái tốt.

Uống thuốc giảm đau
Khi cơn đau không thể chịu nổi, bạn có thể cân nhắc dùng thuốc giảm đau. Nhưng tránh lạm dụng, cần tham khảo ý kiến ​​bác sĩ, tuân thủ liều lượng an toàn, tránh tác dụng phụ hay lờn thuốc.

Áp dụng một số cách nằm
Một số tư thế nằm giúp giảm đau hiệu quả:

Vị trí của thai nhi: nằm nghiêng, cuộn tròn, hai chân sát vào nhau.

- Tư thế trẻ nằm: gối, nằm nghiêng

– Nằm ngửa: Tư thế này rất dễ nên ai cũng có thể áp dụng được.

Hi vọng những cách trên có thể giúp bạn giảm đau hiệu quả tại nhà, để kinh nguyệt không còn là vấn đề hàng tháng nữa.




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024