Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
21/05/2012 20:05 # 1
Hương-Hà Nội
Cấp độ: 30 - Kỹ năng: 20

Kinh nghiệm: 231/300 (77%)
Kĩ năng: 149/200 (74%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 4581
Được cảm ơn: 2049
Hội thảo khoa học: Truyền lửa tinh thần “Nếu là người tôi sẽ chết cho Quê hương” đến thế hệ trẻ hôm nay


 

PDF. In Email

(ictdanang) – Cả hội trường vang vang ca khúc Nối vòng tay lớn. Những người đang vỗ tay và hát có mái đầu đã bạc trắng, ít ra, cũng đã hoa râm. Họ là những người một thời xuống đường đòi tự do, đòi độc lập, đòi dân chủ dân sinh trong những năm tháng đất nước bị ngoại xâm, 2 miền Bắc-Nam bị chia cắt, chủ quyền dân tộc bị xâm hại.

Có những Anh, những Chị hôm nay vắng mặt – nhà giáo Lê Công Cơ, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Q.Hiệu trưởng ĐH Duy Tân, Trưởng Ban Tổ chức Hội thảo hội thảo “Nhìn lại phong trào đấu tranh yêu nước của thanh niên, học sinh, sinh viên, trí thức và văn nghệ sĩ ở các thành thị miền Nam Việt Nam từ năm 1945-1975”, bùi ngùi nói. Cả hội trường cũng lặng đi - . Nhớ ngày ấy, khi chia tay, người ra bưng (thoáy ly lên chiến khu) ; người từ bưng biền, nhận nhiệm vụ về lại nội thành (đối mặt với biết bao hiểm nguy), vẫn thường hẹn nhau : gặp lại ở …. Nhưng, có khi chưa đầy một ngày, tính từ lúc chia tay, đã nhận được tin dữ báo về : Đồng đội đã hy sinh khi lọt vào ổ phục kích của giặc.

 

Trong khuôn khổ những ngày hội ngộ tại Đà Nẵng và hội thảo khoa học, đêm 19 tháng 5, tại hội trường Đại học Duy Tân đã diễn ra Chương trình Văn nghệ "Hát cho đồng bào tôi nghe". Trong ảnh : Các Anh, chị Tổng Đoàn HSSV Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn trình bày ca khúc "Hát cho đồng bào tôi nghe" của nhạc sỹ phong trào : anh Tôn Thấp Lập. (ảnh: T.Ngọc)

 

Sáng 19/5/2012, hội thảo “Nhìn lại phong trào đấu tranh yêu nước của thanh niên, học sinh, sinh viên, trí thức và văn nghệ sĩ ở các thành thị miền Nam Việt Nam từ năm 1945-1975”, đã chính thức khai mạc tại Đại học Duy Tân (ictdanang đã nhiều lần giới thiệu đến độc giả). Tham dự hội thảo lần này có gần 400 đại biểu là những chứng nhân lịch sử quan trọng, những nhân vật đã từng vào sinh ra tử trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước nói chung, phong trào đấu tranh yêu nước của thanh niên, học sinh, sinh viên, trí thức và văn nghệ sĩ ở các thành thị miền Nam Việt Nam nói riêng.

Đặc biệt có sự hiện diện của cô Nguyễn Thị Bình, nữ chính trị gia nổi tiếng của Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch nước , nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục (1976-1987), nguyên Phó trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng. Trên cương vị Bộ trưởng bộ Ngoại giao từ 1969, cô Nguyễn Thị Bình đã giữ chức Trưởng phái đoàn Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, rồi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tham gia Hội nghị 4 bên về hòa bình cho Việt Nam tại Paris trong giai đoạn 1968-1973. Bà là 1 trong những người đại diện các bên ký hiệp định Paris năm 1973 và là người phụ nữ duy nhất đặt bút kí vào Hiệp định.

Và trên hàng ghế chủ tọa cũng như đại biểu, là những gương mặt những cái tên sống mãi “Tử tù” Lê Quang Vịnh, Phạm Chánh Trực (Nguyên thành viên Ban Vận động HSSV Sài Gòn – Gia Định, Bí thư Thành Đoàn Sài Gòn – Gia Định 1973-175), các nhà báo Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Văn Nuôi, Nguyễn Công Khế, các nhạc sỹ phong trào Tôn Thất Lập, Miên Đức Thắng ; Tiến sỹ Phan Văn Hoàng….

 

Chủ tọa đoàn phiên khai mạc (từ trái sang) : nhà giáo Lê Công Cơ, các đồng chí Phạm Chánh Trực, Võ Duy Khương (Phó CT thường trực UBNDTP Đà Nẵng), cô Nguyễn Thị Bình, chị Nguyễn Thị Thu Hà (Bí TƯ Đoàn), "tử tù" Lê Quang Vịnh, anh Huỳnh Tấn Mẫm. - ảnh: T.Ngọc

Cuộc gặp gỡ của những người Sống đẹp trong quá khứ và hôm nay

Phát biểu khai mạc hội thảo, nhà giáo Lê Công Cơ nhấn mạnh, trước hết là “cuộc gặp thân tình của những con người một thời sống đẹp” . Hội thảo là cơ hội quý để anh chị em lại được gặp lại nhau, thăm hỏi và động viên nhau.

Đội quyết tử của HSSV TP Đà Lạt những tháng năm tranh đấu . (ảnh tư liệu của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân)

Và đây là cuộc gặp gỡ của những con người một thời Sống đẹp cho lý tưởng, Sống có hoài bão, Sống cho khát vọng. Trên tinh thần đó, thế hệ chúng tôi muốn truyền lửa ấy cho các bạn trẻ ngày hôm nay. Từ những trang sử oai hùng của phong trào đấu tranh yêu nước của thanh niên, học sinh, sinh viên, trí thức và văn nghệ sĩ ở các thành thị miền Nam Việt Nam, Ban Tổ chức chúng tôi, mong sao khởi động và làm sôi động hơn, thiết thực hơn phong trào Sống và học tập, rèn luyện trong tuổi trẻ học đường sao cho xứng đáng với sự hy sinh của Bác Hồ, của các liệt sỹ, thương binh ; các bậc cha anh đi trước.

Thế hệ chúng tôi ngày trước, đi theo tiếng gọi của kháng chiến, dám xả thân vì độc lập, dám chết cho Tổ quốc tự do, là bởi chúng tôi đi theo tiếng gọi “làm cách mạng”, được Đảng giác ngộ. Bây giờ, trong bối cảnh như thế này, chúng ta lại càng phải nghĩ nhiều hơn đến việc giác ngộ, giáo dục, truyền lửa như thế nào cho lớp trẻ. Nếu để các cháu mất phương hướng, sống mà không có lý tưởng, hoài bão ; không thể hiện được khát vọng sống , không biết học để làm gì thì nguy lắm!.

Chúng tôi hy vọng việc tổ chức hội thảo và tổ chức Tủ sách truyền thống Đáp lời sông núi sẽ bổ sung cho nhau để phác họa lại bức chân dung về phong trào ngày một hoàn chỉnh hơn.

Chân dung của phong trào, cũng chính là chân dung một thế hệ. Đã có những thế hệ thanh niên Việt Nam được trui rèn trong lửa đỏ để góp phần làm nên những chiến thắng vẻ vang của dân tộc.Hôm nay, chúng ta phải tiếp tục nhiệm vụ gìn giữ và truyền đạt ngọn lửa đầy ánh sáng và sức nóng ấy cho các thế hệ mai sau - Nhà giáo Lê Công Cơ nhấn mạnh.

Được biết, tiếp theo sau hội thảo nầy, Đại học Duy Tân sẽ bắt tay vào tổ chức diễn đàn Sống đẹp. Trên tinh thần đào tạo lấy nhân văn làm nền tảng” , nhà trường sẽ đặc biệt coi trọng tiêu chí đào tạo nên một thế hệ biết nâng niu trân trọng và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc. Mà khởi đầu là hoài bão Sống , lý tưởng Sống . Trong thời đại ngày nay, SV quan niệm như thế nào là Sống Đẹp ? – nhà giáo Lê Công Cơ nhấn mạnh một lần nữa.

 

Tuyên bố của Tổng đoàn HSSV Huế (người đứng giữa là nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường): Chúng tôi thách đố mọi sự đàn áp của Thiệu - Kỳ (ảnh tư liệu)

Được biết, hội thảo là một phần của công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ (do Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Duy Tân chủ trì) về Phong trào HSSV trong lòng đô thị miền Nam được khởi động từ năm 2011 và là hội thảo có quy mô lớn nhất từ trước đến nay về Phong trào “Xuống đường, đập tan mọi xích xiềng” của các thành thị miền Nam, trong đó tiêu biểu nhất là Huế, Đà Nẵng và Sài Gòn.

Đồng thời, đây cũng là lần đầu tiên, một phong trào đấu tranh yêu nước có quy mô lớn, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cục diện cuộc kháng chiến chống Mỹ và chế độ tay sai của nhân dân ta ; một phong trào vì độc lập, tự do của tổ quốc ; vì dân quyền, dân sinh và công bằng xã hội diễn ra dưới thời miền Nam bị tạm chiếm trở thành đối tượng nghiên cứu khoa học.

Trước khi diễn ra hội thảo nầy, Đại học Duy Tân và Nhà xuất bản Trẻ giới thiệu các tác phẩm đầu tiên của Tủ sách truyền thống “Đáp lời sông núi”. :
- Dưới ánh hỏa châu (hoài ký của Hoàng Phủ Ngọc Phan)
- Không có gì trôi đi mất (bút kỳ của Hồ Duy Lệ)
- Trên đỉnh thanh xuân (tiểu thuyết của Vũ Hoài)
và đặc biệt lần này, hồi ký Năm tháng dâng Người của tác giả Lê Công Cơ (Lê Phương Thảo) chính thức tái bản (lần xuất bản đầu tiên vào năm 2006).

Các Anh, Chị hát vang Nối Vòng Tay lớn (sáng tác của cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn) tại hội trường Đại học Duy Tân. -ảnh : T.Ngọc

Đảng đã lãnh đạo tuyệt với để dân tộc đi đến thắng lợi cuối cùng

Sinh viên Đại học Vạn Hạnh căng biểu ngữ tranh đấu.(ảnh tư liệu)

Trong 2 ngày làm việc , với tinh thần nhìn lại một phong trào đấu tranh yêu nước mà thế lực ngoại xâm, chính quyền bù nhìn phải khiếp sợ. Và dùi cui, lựu đạn cay ; các bài tra tấn dã man trong ngục tù đã được đem ra áp dụng để trấn áp phong trào. Sau đó là chuồng cọp Côn Đảo hay án tử hình ; thậm chí có người bị bắn chết ngay trong lúc đang giương cao biểu ngữ hay hô to khảu hiệu đòi độc lập tự do, chống áp bức, bắt bớ…

Các đại biểu vừa ôn lại những tháng năm hào hùng của dân tộc ; của chính mình ; vừa nhìn nhận sự lãnh đạo tuyệt vời của Đảng, của cách mạng Việt Nam suốt chặng đường cả dân tộc đi đòi tự do : “Phong trào đấu tranh của Thanh niên, Học sinh-Sinh viên các đô thị miền Nam thể hiện một đặc điểm nổi bật là sự kết hợp tài tình giữa hoạt dộng công khai, hợp pháp và bí mật, bất hợp pháp; giữa phong trào quần chúng rộng rãi và lực lượng nòng cốt bí mật do Đảng lãnh đạo (trích tham luận của tác giả Phạm Chánh Trực).

Trong một ngày rưỡi làm việc, hội thảo đã nghe 36 ý kiến trực tiếp trên diễn đàn ; bên cạnh đó một Kỷ yếu về phong trào đã được phát hành tại hội thảo với 54 bài viết (hồi ký), tư liệu quý và tác phẩm báo chí về phong trào.

Một phong trào ái quốc cần được tổng kết, đánh giá và đưa vào sử sách !

Kết luận hội nghị nhà giáo Lê Công Cơ nhấn mạnh

Nhà giáo Lê Công Cơ.ảnh: T.Ngọc

Hội thảo của chúng ta lần nầy đã làm được một việc rất lớn, đó là chỉ rõ ra và khẳng định sự lãnh đạo tuyệt vời của Đảng ta trong lãnh đạo đấu tranh giải phóng dân tộc, thể hiện qua những phương châm hành động mang tính chiến lược ở mỗi giai đoạn ; thể hiện nghệ thuật và vai trò trong từng thời điểm của đấu tranh vũ trang , đấu tranh chính trị. Và có lúc là các mũi giáp công đồng loạt xung trận áp đảo địch, mà đỉnh cao là chiến dịch mùa Xuân 1975 mang tên Người.

Hội thảo cũng khẳng định đóng góp hết sức to lớn của địa phương lớn miền Bắc trong chi viện sức người sức của cho miền Nam đánh Mỹ và thắng Mỹ, lật đổ ngụy quyền Sài Gòn, giành chính quyền về tay nhân dân. Và trong lòng đô thị miền Nam, có một lực lượng cũng làm nên chiến tích kỳ vỹ của một dân tộc không chấp nhận làm nô lệ, một dân tộc khao khát tự do, và đem cả máu của mình để đổi lấy độc lập, thống nhất : Thanh niên – Học sinh – Sinh – Sinh viên – Trí thức – Văn nghệ sỹ.

Hội thảo cũng mong muốn, các cơ quan hữu quan TƯ triển khai việc đánh giá tổng kết toàn diện Phong trào đáu tranh của Thanh niên – Học sinh – Sinh – Sinh viên – Trí thức – Văn nghệ sỹ trong công cuộc kháng chiến của cả dân tộc, xuyên suốt từ 1954 đén 1975.

Bởi đây là những trang sử vàng do những con người thao thức Sống đẹp, sống có ich cho đời viết nên – nhà giáo Lê Công Cơ nhấn mạnh.

Thắp lửa lên – Giữ lửa cháy mãi và truyền lửa đó cho thế hệ trẻ hôm nay

Tại diễn đàn hội thảo, nhiều đại biểu cũng đặt vấn đề : Vì sao đạo đức xã hội đang phải đối mặt với những vấn đề “không thể giải thích nổi” !. Tệ nạn xã hội, tình hình tội phạm mà người vi phạm trong lứa tuổi thanh niên , HSSV ngày một nhiều !. Phải chăng chúng ta đã và đang xem nhẹ vấn đề giáo dục nhân cách – nhân bản và nhân văn cho thế hệ trẻ hoặc chưa có phương pháp giáo dục thích hợp. Lớp trẻ bây giờ vô cảm, không dám đấu tranh cho lẽ phải, không dám bênh vực kẻ yếu , thấy bạn bị hành hung vẫn đứng nhìn, thậm chó cổ vũ và lạnh lùng quay phim, ghi hình…Không ít bạn trẻ bây giờ thờ ơ trước thời cuộc, trước vận mệnh đất nước…Trách nhiệm thuộc về gia đình, xã hội, của Đoàn TN, của ngành giáo dục – đào tạo.

 

Các bạn SV, Đoàn viên Thanh niên Đại học Duy Tân tìm hiểu một số tư liệu được công bố trong tập Kỷ yếu hội thảo (ảnh trên) ; các bạn hát Nối vòng tay lớn cùng các Cô Chú và cuối cùng rất nhiều bạn đã cảm nhận được "chất lửa" của chương trình "Hát cho đồng bào tôi nghe". (ảnhT.Ngọc)

Làm sao truyền lửa cho thế hệ trẻ hôm nay ? , làm sao các em cũng ý thức, nhìn lại mình và sống đẹp như cha anh ? . Hào khí của những tháng năm tranh đấu hào hùng, vẻ đẹp của một thế hệ “xuống đường, đập tan mọi xích xiềng” , một thế hệ dũng mãnh tuyên thệ “Nếu là người, tôi sẽ chết cho quê hương !” và có biết bao đã ngã xuống cho quê hương.

Do vậy, việc tổng kết Phong trào đáu tranh của Thanh niên – Học sinh – Sinh – Sinh viên – Trí thức – Văn nghệ sỹ trong công cuộc kháng chiến của cả dân tộc, xuyên suốt từ 1954 đến 1975, in thành sách, dựng thành phim và đa dạng phương thức truyền tải thông điệp Sống đẹp đến lớp trẻ hôm nay là điều hết sức cần kíp và bức xúc.

Chúng ta sẽ trả giá nếu cứ tiếp tục xem nhẹ việc giáo dục truyền thống, gioái dục lòng tự trọng, giáo dục chuyện làm người cho các bạn trẻ hôm nay.

 

Các  đại biểu chụp ảnh lưu niệm làn gặp gỡ tại Đà Nẵng trước giờ chia tay.

Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn !

Hội thảo cũng thống nhất xây dựng một trang web về phong trào với mục đích giới thiệu lịch sử Phong trào đấu tranh của Thanh niên – Học sinh – Sinh viên – Trí thức – Văn nghệ sỹ trong lòng đô thị miền Nam từ 1954 – 1975 ; giới thiệu những cảm nghĩ, trăn trở của những Anh, những Chị “Một thời Sống Đẹp”… ; thành lập Ban liên lạc cựu Học sinh – Sinh viên – Trí thức – Văn nghệ sỹ tham phong trào đấu tranh ái quốc.

Trưa nay (20/5/2012) sau buổi cơm chia tay, các đại biểu đã ra về với lời hẹn “ Gặp nhau giữa Sài Gòn nhân kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước”


Trần Ngọc thực hiện



Nguyễn Thu Hương
Smod Nhịp sống sinh viên
YH: nguyenthithuhuong_21071991                    Mail: thuhuong217@gmail.com

       

 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024