Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
11/11/2011 07:11 # 1
tanphuong85
Cấp độ: 37 - Kỹ năng: 38

Kinh nghiệm: 142/370 (38%)
Kĩ năng: 98/380 (26%)
Ngày gia nhập: 19/01/2010
Bài gởi: 6802
Được cảm ơn: 7128
17 năm thành lập ĐH Duy Tân : Kiên trì với Sứ mệnh “ Đào tạo gắn liền với NCKH ; đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội trên nền nhân văn-hiện đại ”


(ictdanang)- Hội nghị khoa học kỷ niệm 17 năm thành lập Đại học Duy Tân (11/1994 – 11/2011) vừa diễn ra trong 2 ngày 5 và 6/11. Đây cũng là đợt sinh hoạt khoa học có quy mô lớn nhất từ trước đến nay của Đại học Duy Tân, quy tụ nhiều báo cáo khoa học đề cập đến các lĩnh vực nghiên cứu mới ; đề cập đến một số nội dung khoa học cơ bản cần được tiếp tục làm rõ thêm về mặt lý luận lẫn thực tiễn. 

Không chỉ các giảng viên của trường, Hội nghị khoa học lần này của Đại học Duy Tân còn thu hút các tham luận của các chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành tự nhiên và xã hội-nhân văn đến từ các Đại học quốc gia, Đại học trọng điểm ở 2 đầu đất nước.

 

Đại học Duy Tân tiếp nhận chương trình đào tạo tiên tiến chuyên ngành xây dựng và Kiến trúc từ Đại học Fullerton - California (tháng 4/2011). ảnh: T.Ngọc

 

Phó Chủ tịch thường trực UBNDTP, Tiến sỹ Võ Duy Khương cùng lãnh đạo nhiểu Sở, Ban, ngành ; các trường Đại học, Cao đẳng bạn đã về dự.

Có 34 báo cáo, tham luận và bài thuyết trình khoa học được chuẩn bị hết sức nghiêm túc và tâm huyết gửi đến và được Hội đồng khoa học Đại học Duy Tân chọn trình bày tại các phiên sinh hoạt theo từng chuyên đề.

Nhà giáo Lê Công Cơ, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Q.Hiệu trưởng Đại học Duy Tân nhấn mạnh:

Xã hội đang có những nhìn nhận, đánh giá không đúng về các mô hình đào tạo ngoài công lập nói chung, đại học ngoài công lập nói riêng. Hẳn nhiên, cũng đã và đang cộm lên nhiều vấn đề bất cập, thiếu nghiêm túc, chưa tôn trọng người học, chưa làm đúng chức năng của một lò đào tạo nhân lực ở môt số đơn vị, cơ sở đào tạo ngoài công lập.

Đối với Đại học Duy Tân, kể từ ngày thành lập, chứ không phải bây giờ, chúng tôi luôn bảo nhau với kiên trì với mục tiêu, trung thành với sứ mệnh mà chính những người sáng lập, khai phá, cũng như các thế hệ nối tiếp, nối tiếp nhau viết nên, đó là “Bằng bản lĩnh Việt Nam, phát huy truyền thống của phong trào Duy Tân xưa, Đại học Duy Tân huy động tối đa nội lực, hợp tác chặt chẽ với các trường đại học, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước, phấn đấu trở thành Đại học đa ngành, đa cấp, nhằm đào tạo nguồn nhân lực đạt đẳng cấp quốc tế trong các lĩnh vực công nghệ, kĩ thuật và kinh tế phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế”.

 

Cuộc thi dự án Kinh tế cộng đồng (vòng chung khảo tại Việt Nam).

Hội thi do ĐH Duy Tân phối hợp cùng Seatle Pacific - Hoa Kỳ tổ chức, dành cho sinh viên ĐH Duy Tân và sinh viên ĐH Đà Nẵng. ĐH Duy Tân đã cử đội thi sang Mỹ và được giải khuyến khích. Các phần thưởng trên đã làm vinh dự cho ĐH Duy Tân và cũng chứng minh cho chất lượng đào tạo, mặt bằng kiến thức của sinh viên ở một trường ngoài công lập. (ảnh:T.Ngọc)

Chúng tôi sẽ kiên trì phấn đấu xây dựng trường theo mô hình :

Đào tạo gắn liền với nghiên cứu khoa học đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội trên nền nhân văn - hiện đại mà nòng cốt là Trường Đại học Điện tử. 
Hội nghị khoa học kỷ niệm 17 năm thành lập Đại học Duy Tân đã được chuẩn bị và hôm nay chính thức diễn ra trên tinh thần đó.

Bằng cách này, chúng tôi cũng cố gắng, làm sao đó, để cộng đồng xã hội có cái nhìn đúng với giáo dục ngoài công lập. Nghĩa là, cũng có những mô hình tốt, cũng có những người Thầy, Cô tận tụy vì kiến thức và kỹ năng của người học. Và đại học ngoài công lập cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc đào tạo nguồn nhân lực ngày mai cho đất nước.

Đánh giá về chất lượng nghiên cứu khoa học của trường, Phó GT.Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Minh-Phó Hiệu trưởng Đại học Duy Tân cho biết:
Tuy đạt được một số kết quả bước đầu tuy nhiên chúng tôi cũng phải thừa nhận một cách thẳng thắn rằng, nhiệm vụ này hiện vẫn còn yếu, chưa đáp ứng được các yêu cầu và chưa tương xứng với tầm cỡ và sự phát triển của nhà Trường.

Từ thực tiễn đó, HĐQT và BGH nhà Trường đã và đang đề ra nhiều chủ trương, chính sách, xây dựng nhiều chương trình, dự án và tập trung chỉ đạo một cách quyết liệt, nhằm tạo ra những giá trị mới, phấn đấu để có các mũi nhọn, các bước đột phá trong lĩnh vực này trong thời gian sắp tới,…

 

Nhà giáo Lê Công Cơ, Chủ tịch HĐQT, Q.Hiệu trưởng ĐH Duy Tân. (ảnh:T.Ngọc)

 

Hẳn nhiên, việc đề ra đình hướng chiến lược đối với khoa học công nghệ và nghiên cứu khoa học trong một trường đại học tương đối lớn mang tính chất đa ngành, đa lĩnh vực là một việc làm khó. Song, một khi chủ trương đã rõ , nhận thức đã thấy được sự cấp bách và giải pháp thì cũng khá quyết liệt thì quyết tâm và nỗ lực cũng lớn dần theo để tạo ra những bước tiến mới, phác họa được một diện mạo mới.

Đó là mong ước có được một trường đại học theo mô hình tư thực, ngoài công lập nhưng có một thiết chế chặt chẽ, tiến bộ, khoa học và có uy tín như xu thế và thực tiễn đã có được ở các nước trong khu vực và thế giới.

Nói 1 cách khác chúng tôi muốn tạo ra một cách nhìn khác, đúng đắn hơn về một đại học ngoài công lập, một cách nhìn bình đẳng trong bức tranh đào tạo đại học của cả nước.

Đó là mô hình đại học luôn trăn trở với với mục tiêu chính là phục vụ nâng cao chất lượng giáo dục của Trường đồng thời góp phần vào việc xây dựng công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Và để làm được việc đó, chúng tôi nghĩ đến những cách làm riêng, độc đáo, tiến bộ, nhanh nhạy, vừa đảm bảo về chất lượng giảng dạy vừa kích thích nghiên cứu. Nếu Duy Tân thành công, chúng tôi tin rằng, xã hội sẽ có cách nhìn khác về mô hình đại học tư

 

Phó GT.Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Minh-Phó Hiệu trưởng Đại học Duy Tân.
 
 Hoạt động khoa học công nghệ và nghiên cứu khoa học nói riêng,
phải là 1 trong 2 chức năng chính của các trường đại học và Cao đẳng

Đại học Duy Tân xác định hướng nghiên cứu tập trung vào các khối đào tạo như sau:

- Công nghệ thông tin: Xác định ngay từ ngày đầu thành lập, đây là một trong những khoa chủ lực của Đại học Duy Tân, tham gia đắc lực vào đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực CNTT có chất lượng cho TP Đà Nẵng nói riêng và cả nước nói chung. Hiện đã hình thành 4 bộ môn: Cơ sở tin học - Công nghệ phần mềm - Hệ thống thông tin và Kỹ thuật mạng.
Hướng phát triển là:
- Phát triển gia tăng các năng lực giải quyết vấn đề bao gồm các nghiên cứu về kỹ thuật giải ngôn ngữ và phần mềm máy tính, công cụ khai thác tri thức, các hệ thống thông tin tiên tiến.
- Phát triển các nghiên cứu cơ bản nhằm khai thác hiệu quả các tài nguyên thông tin
- Nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ tiên tiến hỗ trợ công tác đào tạo chất lượng cao

- Khối ngành Kỹ thuật: Cũng là những khoa chủ lực có số lượng sinh viên đông (hơn 4.000 sinh viên).

• Xây dựng: Định hướng nghiên cứu trong lĩnh vực áp dụng công nghệ mới trong vật liệu, trong kết cấu và quản lý theo hướng giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra.

• Môi trường: Song song với công nghệ môi trường, bổ sung thêm các vấn đề cốt lõi trong môi trường cộng đồng và môi trường hệ thống (môi trường chiến lược) hướng tới các công trình NCKH, phục vụ cho phát triển bền vững, xử lý các vấn đề liên quan tới môi trường trên địa bàn TP Đà Nẵng, khu vực và cả nước.

• Kiến trúc: Đẩy mạnh nghiên cứu áp dụng phương pháp giảng dạy và triển khai đồ án kiến trúc trong và ngoài nước. Các đề tài cụ thể là bám sát các vấn đề thời sự về kiến trúc xanh, kiến trúc tiết kiệm năng lượng, kiến trúc thành phố thông minh.

 

Hội nghị khoa học kỷ niệm 17 năm thành lập Đại học Duy Tân cũng là đợt sinh hoạt khoa học có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, sự kiện thu hút sự quan tâm đông đảo của các nhà giáo, nhà quản lý, nhà khoa học, giảng viên, sinh viên trong và ngoài trường.                                                                     (ảnh: T.Ngọc) 

• Y Dược: Tập trung hoàn thiện các đào tạo mũi nhọn về Điều dưỡng trình độ đại học (đa khoa, chuyên ngành, quản lý, chỉ huy điều dưỡng), liên kết đào tạo Thạc sĩ điều dưỡng, Thạc sĩ cộng đồng, đào tạo Dược sĩ đại học. Về NCKH tập trung vào các đề tài điều tra xã hội học, phục vụ cộng đồng, hướng vào các vấn đề bức bách (Y đức, tình trạng quá tải, xây dựng các chương trình điều dưỡng theo hướng tiên tiến, hòa nhập quốc tế, từng bước thực hiện một số chuyên đề mũi nhọn của Y học. Phối hợp cùng các trường đại học và Viện Nghiên cứu Hàn Quốc và Nhật Bản nghiên cứu các vấn đề liên quan đến dược liệu: Sâm Ngọc Linh - Quế - Cây thù du (Cornidae); chú trọng các nguyên liệu địa phương, các dược chất tự nhiên, các thuốc chống ung thư, ….Phối hợp với Bệnh viện quốc tế BangKok…) xây dựng 1 Trung tâm chẩn đoán y khoa (MEDIC).

- Khối ngành Kinh tế: Thời gian tới tập trung các hoạt động NCKH nhằm vào sự phát triển kinh tế và hỗ trợ doanh nghiệp trong khu vực miền Trung – Tây Nguyên:
- Tham gia đấu thầu các công trình nghiên cứu thuộc các lĩnh vực Du lịch, Tài chính, Ngân hàng, Quy hoạch và phát triển doanh nghiệp.
- Phối hợp với các doanh nghiệp thực hiện hoạt động NCKH trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh, nghiên cứu và phát triển thị trường, nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp trong lĩnh vực quản trị, tài chính, kế toán, ERP…

• Khoa học xã hội & Nhân văn: Nghiên cứu mở các ngành mới có sức cuốn hút đối với xã hội. NCKH tập trung vào thu thập tư liệu và nghiên cứu phục vụ phát triển mảng văn hóa - xã hội khu vực miền Trung và Tây Nguyên, hoàn thành cách đề tài khoa học cấp tỉnh đã trúng thầu vào cuối năm 2012.
- Tiếp tục nghiên cứu và bổ sung đưa vào giảng dạy đề tài “Giáo dục nhân văn cho sinh viên trong thời đại mới”.

• Ngoại ngữ: Tập trung vào 3 đề tài
- Điều tra tình hình với nhu cầu xã hội
- Đổi mới phương pháp giảng dạy tiếng Anh ở bậc Đại học (chuyên ngữ và không chuyên)

- Nghiên cứu giao lưu văn hóa văn hóa 



 
Các thành viên đã Thank tanphuong85 vì Bài viết có ích:
11/11/2011 07:11 # 2
tanphuong85
Cấp độ: 37 - Kỹ năng: 38

Kinh nghiệm: 142/370 (38%)
Kĩ năng: 98/380 (26%)
Ngày gia nhập: 19/01/2010
Bài gởi: 6802
Được cảm ơn: 7128
Phản hồi: 17 năm thành lập ĐH Duy Tân : Kiên trì với Sứ mệnh “ Đào tạo gắn liền với NCKH ; đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội trên nền nhân văn-hiện đại ”


 Đại học sáng tạo và thời đại công nghệ

Trường Đại học Duy Tân (Đà Nẵng) vừa tổ chức Hội nghị khoa học với sự tham gia của nhiều nhà khoa học và chuyên gia giáo dục đại học (GDĐH) trong và ngoài nước. Các tham luận khoa học tại hội nghị đã tập trung đề cập những vấn đề quan trọng, mang tính thực tiễn của GDĐH nói chung và ĐH ngoài công lập nói riêng; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực miền Trung và Tây Nguyên... Trong đó, có thể coi triết lý GD hiện đại của ĐH Duy Tân là “Đào tạo gắn liền với nghiên cứu thực nghiệm, lấy nhân văn làm nền tảng” vừa là định hướng cho nhà trường, vừa là quan điểm GD đại diện cho cả hệ thống GDĐH ngoài công lập trong xu thế mới hiện nay. Tạp chí Thế Giới Mới xin lược ghi những ý kiến tâm huyết của các chuyên gia GDĐH tại hội nghị khoa học này.
 
Đoàn chủ tịch điều hành phiên thứ nhất Hội nghị 
 
 
Triết lý giáo dục cần có trong từng trường

Theo ông Lê Công Cơ, Quyền Hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân, triết lý GD cần phải hiểu theo nghĩa rộng, đó là quan điểm, chủ trương, phương hướng GD phù hợp với thực tế tình trạng kinh tế, chế độ chính trị, đời sống xã hội và trình độ văn hóa của thời đại đó. Trong quá trình phát triển, ĐH Duy Tân xác định triết lý GD hiện đại và toàn diện của trường là “Đào tạo gắn liền với nghiên cứu thực nghiệm, lấy nhân văn làm nền tảng”. Đây là “kim chỉ nam” cho toàn bộ các quyết định của lãnh đạo, là định hướng cho mọi hoạt động của nhà trường cũng như của từng cán bộ, giảng viên (GV), chuyên viên, nhân viên, sinh viên (SV) trong trường...

Các chuyên gia GD cho rằng, không có triết lý GD chung chung cho mọi thời đại, mọi quốc gia. Triết lý GD Việt Nam hiện nay là “mục đích cải tạo con người khỏe về thể chất, sáng về trí tuệ, độc lập về tư duy, giàu lòng nhân ái, đẹp về ước mơ, mạnh về ý chí, nghị lực, năng động, sáng tạo”. Ở các nước, triết lý GD không chỉ ở tầm quốc tế, quốc gia mà còn ở trong từng trường. Vì vậy, trước tiên cần phải có hệ thống lý luận và triết lý cho hệ thống quản lý, thứ hai là điều kiện (cơ chế) xã hội đối với GD như thế nào, đánh giá của xã hội đối với GD và trường học.

Nhà văn Nguyên Ngọc nhấn mạnh: “Triết lý GD chi phối, chỉ đạo toàn bộ các khâu, các lĩnh vực cụ thể của GD, từ nội dung GD, phương châm GD, phương pháp GD, tổ chức GD, ảnh hưởng quyết định đến tất cả các cấp của nền GD, từ tiểu học, trung học đến ĐH, sau ĐH. Kiểu triết lý GD nào thì sẽ đưa đến kiểu nội dung, phương châm, phương pháp, tổ chức GD đó”. Vì vậy, theo bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước: “Mục tiêu đào tạo con người giờ khác trước rồi, không thể nói chung chung mà phải nói đến con người có nhân cách đạo đức, có phương pháp tư duy, con người của năng lực, hành động”.

Từ những lý luận mang tính triết lý ấy, có thể thấy thực trạng của GDĐH Việt Nam hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều điều bất cập. Theo TS. Nguyễn Thị Thanh Phượng, Trưởng đại diện Quỹ GD Việt Nam của Hoa Kỳ (VEF), kết quả khảo sát thực tế một số trường ĐH ở Việt Nam cho thấy, phương pháp giảng dạy còn kém hiệu quả, ít có sự tương tác giữa SV và GV; trang thiết bị và nguồn lực chưa đầy đủ, cần phải hiện đại hóa phòng học, thư viện và trang thiết bị thí nghiệm... Chương trình đào tạo ĐH còn quá nặng nề; nội dung đào tạo đã lỗi thời (chưa tập trung vào kỹ năng ứng dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá); mất cân đối giữa giờ học lý thuyết và giờ thực hành; thiếu các kỹ năng nghề nghiệp thông thường; thiếu tính linh hoạt trong việc chuyển tiếp giữa các ngành học... Vì vậy, các trường ĐH cần được phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo; các trường được chủ động và linh hoạt về chương trình đào tạo, để có thể hợp nhất các môn học, giảm số môn học tương ứng với các trường ĐH tiên tiến (chỉ cần từ 120-130 tín chỉ để hoàn thành bậc GDĐH); được chủ động trả lương cao cho GV giỏi để thu hút nhân tài, v.v.

Các chuyên gia GD cho rằng, các trường ĐH Việt Nam cần phải biết rõ vị thế của mình đang ở đâu trong “bản đồ” GDĐH, để nhìn nhận lại công việc đào tạo hiện tại của mình. Trong đó, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào giảng dạy và học tập trong nhà trường hiện đại là một xu thế tất yếu mà các trường ĐH cần chú trọng.

Theo PGS.TSKH Nguyễn Xuân Huy, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn GD Microsoft - ĐH Duy Tân: “Công nghệ thông tin (CNTT) chiếm vị trí rất quan trọng trong GD&ĐT. Tuy nhiên, những thay đổi của kỹ thuật số hình như lại không làm thay đổi GD&ĐT. Có cảm giác là GD&ĐT đang “trơ” với công nghệ. Hơn nữa, những hoạch định đưa công nghệ vào nhà trường cũng không đặt ra mục tiêu thay đổi nhà trường, mà chỉ đơn thuần là trang bị (cơ sở vật chất, phương tiện, phòng học...). Công nghệ chỉ có thể tạo ra sự thay đổi sau khi tư tưởng, nhận thức và tư duy được thay đổi. Công nghệ được đưa vào nhà trường nhằm mục đích: kế thừa những gì đã làm được; bổ sung, thay thế giá trị cho những gì đã làm được; phá bỏ những gì cũ kỹ, lạc hậu. Đưa công nghệ vào nhà trường chắc chắn sẽ là rất sáng tạo và tạo ra những thay đổi mạnh mẽ tại những nơi chất lượng hiện hành còn yếu kém”.

Đại học sáng tạo và thành phố thông minh

Theo đánh giá của các chuyên gia trong và ngoài nước, Đà Nẵng đang hội đủ điều kiện để trở thành một “thành phố thông minh” đi đầu cả nước, có tầm cỡ ở Đông Nam Á. Trong quá trình tiến vào nền kinh tế tri thức, những “thành phố thông minh” sẽ xuất hiện làm đầu tàu phát triển kinh tế cho từng vùng miền, đất nước và cả khu vực. Chúng phát triển dựa trên 6 trục (axe) hoặc độ đo (dimension) chính, căn cứ trên tính thông minh về kinh tế, lưu động, môi trường, nhân dân, lối sống, trị lý. Năng lực cạnh tranh đô thị cũng sẽ dựa trên các yếu tố:thế cạnh tranh vùng, vận chuyển, CNTT và truyền thông, nguồn vốn con người và xã hội, sự tham gia của công dân vào việc trị lý đô thị. Tất cả đều hướng tới mục tiêu cuối cùng là tạo sự phát triển kinh tế bền vững.

Các chuyên gia GDĐH cho rằng, CNTT đang được coi là nền tảng để xây dựng những thành phố kết nối, nơi có các tòa nhà thông minh khi mọi quy trình đều được điều khiển từ xa hoặc tự động hóa mà không cần đến sự can thiệp của con người. Khu kinh tế Songdo, Incheon (Hàn Quốc), Thượng Hải (Trung Quốc), Shah Alam (Malaysia)... là các ví dụ điển hình về thành phố thông minh, với khả năngáp dụng công nghệ vào quản lý và sinh hoạt. Tại Việt Nam, Đà Nẵng cũng đang bước đầu áp dụng thành công mô hình này.

Theo GS Michael Porter (ĐH Harvard- Mỹ), về mặt năng lực cạnh tranh đô thị, Đà Nẵng có thể tận dụng các lợi thế như: là đô thị phát triển sau nên có thể rút ra các bài học, kinh nghiệm, biết tăng cường các thế mạnh và loại bỏ các sai lầm của các thành phố khác; do vị trí trung tâm giữa Nam - Bắc Việt Nam, gần Tây Nguyên, ở điểm cuối hành lang Đông Tây của tiểu vùng sông Mekong; nguồn nhân lực được đào tạo khá lớn, khoa học công nghệ phát triển, có các trường ĐH và cơ sở nghiên cứu khoa học mạnh; có một chính quyền chủ trương cách tân, chịu lắng nghe ý kiến nhân dân và tư vấn khoa học - kỹ thuật.

 Trong quá trình xây dựng Đà Nẵng trở thành thành phố thông minh, các chuyên gia GDĐH đều cho rằng, việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của các trường ĐH ở Đà Nẵng, trong đó có ĐH Duy Tân, là cực kỳ quan trọng. Theo các chuyên gia, ĐH Duy Tân hiện đang có những thế mạnh: sự đào tạo nổi trội trong các ngành CNTT, Kiến trúc, Du lịch, Kinh tế - Tài chính, Ngoại ngữ; đang tích cực triển khai hợp tác quốc tế về nhiều mặt, nhất là đào tạo đội ngũ GV trẻ và mạnh dạn cách tân chương trình đào tạo; các chương trình đào tạo linh hoạt, hiệu quả nhờ có cơ chế thoáng của một ĐH tư thục, kết hợp chương trình đào tạo tiên tiến...

Nền kinh tế tri thức và toàn cầu hóa đang đặt ra nhiều thách thức, đòi hỏi các trường ĐH phải đổi mới triệt để, nhằm đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ mới của việc đào tạo nguồn nhân lục chất lượng cao, có khả năng làm việc trong bối cảnh hội nhập, trong đó, việc xây dựng nền tảng cho mô hình ĐH sáng tạo là xu hướng phát triển của các trường ĐH tiên tiến. Hiện nay, với việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hiện đại, quy tụ được đội ngũ cán bộ quản lý GDĐH và lực lượng GV giỏi, sử dụng hiệu quả khoa học ứng dụng và hệ thống CNTT..., ĐH Duy Tân hoàn toàn có thể phát triển theo mô hình ĐH sáng tạo, để từ đó có những đóng góp quan trọng cho Đà Nẵng trở thành thành phố thông minh.

Thế kỷ 21 là thế kỷ của khoa học, công nghệ và toàn cầu hóa. Công tác chuẩn bị nguồn nhân lực trong tình hình mới đòi hỏi phải có các giải pháp cách tân toàn diện GDĐH. Mô hình ĐH sáng tạo ra đời trong bối cảnh các thành tựu diệu kỳ của CNTT, truyền thông và sự phát triển vũ bão của khoa học - công nghệ sẽ là một giải pháp hữu hiệu đóng góp tích cực vào quá trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao theo chuẩn quốc tế. Các trường ĐH phải thấy rằng, ĐH sáng tạo là một trong các giải pháp quan trọng nhằm giúp nhà trường nhanh chóng hội nhập với GDĐH thế giới và khu vực, đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.

(Đào Quốc Toàn -Theo Báo Thế Giới Mới -Số 959 07/11/2011)


 
 
 
 



 
Các thành viên đã Thank tanphuong85 vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024