Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
23/04/2010 20:04 # 1
Hyo_Bin
Cấp độ: 14 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 22/140 (16%)
Kĩ năng: 168/210 (80%)
Ngày gia nhập: 08/04/2010
Bài gởi: 932
Được cảm ơn: 2268
11 thắc mắc khi thi ĐH.



Dưới đây là 11 thắc mắc thường gặp đối với các bạn học sinh cuối cấp THPT chuẩn bị tam gia thi ĐH trên toần quốc.


1. Làm sao chọn được ngành phù hợp?


- Học sinh phải tự hướng nghiệp để xác định đúng ngành nghề thích hợp với bản thân và phù hợp nhu cầu xã hội. Nên tự suy xét đánh giá bản thân, tham khảo ý kiến gia đình, chuyên gia hướng nghiệp để cân nhắc những yếu tố sau:

1- Tự đánh giá kết quả học tập; đánh giá mức độ khó của các ngành ở kỳ tuyển sinh các năm trước, tham khảo chỉ tiêu tuyển sinh năm 2004.

2- Sự yêu thích của cá nhân đối với ngành nghề là yếu tố kích thích tạo sự hứng thú, tích cực, chủ động trong học tập.

3- Tham khảo mục tiêu đào tạo của ngành, lĩnh vực công tác sau khi tốt nghiệp; xem xét năng lực học tập, đặc điểm tâm sinh lý cá nhân, truyền thống gia đình so với yêu cầu của ngành định chọn.

4- Khả năng bảo đảm tài chính trong quá trình học.

2. Tỉ lệ “chọi” cao có đáng sợ?

- Đừng quá bận tâm là đi thi phải “chọi” với bao nhiêu người. Nguyên lý của nó là: Các em học giỏi, tự tin vào sức học của mình thì thi vào trường mà em mơ ước, có nguyện vọng theo học. Đừng quá sợ với hệ số “chọi” cao và đừng chủ quan với hệ số “chọi” thấp.

Ví dụ tại TPHCM, cùng tuyển ngành công nghệ thông tin nhưng điểm chuẩn ở ĐH Bách khoa là 24 (hệ số “chọi” K là 6,6); ĐH Khoa học Tự nhiên: 20 (K: 7,6); ĐH Sư phạm Kỹ thuật: 16,5 (K: 11,46); ĐH Nông Lâm: 15 (K: 9,4); Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông: 20 (K: 11,33).

3. Các ngành có tên gọi giống nhau ở các trường có nội dung chương trình ra sao?

- Có một số ngành tên gọi giống nhau giữa các trường nhưng mỗi trường tùy theo đội ngũ giảng viên, chuyên gia và phương tiện cơ sở vật chất... mà có những thế mạnh khác nhau.

Tại TPHCM, cùng đào tạo ngành công nghệ sinh học nhưng ĐH Bách khoa chỉ tuyển khối A, thiên về thiết kế các thiết bị, máy móc công cụ; ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Nông Lâm theo hướng hóa và sinh học, tuyển sinh cả 2 khối A và B; ĐH Khoa học Tự nhiên nghiêng về hướng nghiên cứu cơ bản; ĐH Nông Lâm thì ứng dụng, đặc biệt trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp và bảo quản chế biến nông sản thực phẩm.

Cùng đào tạo về công nghệ thông tin nhưng ĐH Bách khoa mạnh về công nghệ và kỹ thuật về phần cứng; ĐH Khoa học Tự nhiên mạnh về phần mềm; ĐH Nông Lâm thiên về ứng dụng các chương trình trong quản lý, quy hoạch sử dụng tài nguyên nông lâm ngư nghiệp và môi trường...

4. Ngành tuyển sinh cả 2 khối sẽ có điểm chuẩn ra sao, học như thế nào?

- Ngành tuyển sinh cả hai khối, tỉ lệ thí sinh trúng tuyển sẽ tương ứng với tỉ lệ thí sinh dự thi. Ví dụ ngành quản lý thị trường bất động sản của Trường ĐH Nông Lâm TPHCM thi cả 2 khối A và D1 với 1.000 thí sinh dự thi; trong đó, khối A là 700, khối D1 là 300, chỉ tiêu tuyển 70. Khi làm phương án tuyển sẽ tính toán tuyển khoảng 49 thí sinh khối A và 21 thí sinh khối D1. Nhưng khi vào học, phải học theo chương trình chung.

5. Được thi mấy trường?

- Có thể dự thi tối đa 3 trường tương ứng với 3 đợt thi: Đợt 1, chọn 1 trường khối A; đợt 2: chọn 1 trường khối B hoặc C, D; đợt 3: chọn trường CĐ. Bộ GD-ĐT chưa quy định mỗi thí sinh được nộp tối đa bao nhiêu hồ sơ ĐKDT, song cần cân nhắc kỹ vì ngoài tiền lệ phí 40.000 đồng/hồ sơ thì năm nay thí sinh chỉ ghi duy nhất một nguyện vọng (NV) vào hồ sơ. Đây là điều rất quan trọng, cần lựa chọn sáng suốt, hợp lý, vừa sức học.

6. Làm hồ sơ ĐKDT cần lưu ý gì?

- Trên phiếu ĐKDT có 2 mục mới thí sinh cần lưu ý: Tại mục 8, để tính khu vực ưu tiên, thí sinh phải khai đúng tên và địa chỉ trường THPT hoặc tương đương đã tốt nghiệp. Tại mục 9, thí sinh phải khoanh tròn vào ký hiệu của khu vực, nơi thí sinh học lâu nhất, nếu có chuyển trường. Trong trường hợp thời gian học hai nơi bằng nhau, thì khoanh tròn vào ký hiệu khu vực nơi tốt nghiệp.

Cần ghi chuẩn xác, vì các trường sẽ căn cứ học bạ học sinh để kiểm đối chiếu. Nếu khai man sẽ bị xử lý theo quy chế. Tuyệt đối không tẩy xóa trong hồ sơ ĐKDT. Phải giữ phiếu số 2 đề phòng trường hợp thất lạc hoặc sai sót trong giấy báo dự thi, thí sinh mang phiếu này tới trường xin điều chỉnh sai sót hoặc làm thủ tục.

7. Làm sao biết trường nào có xét tuyển NV2, 3?

- Không trúng tuyển NV1, thí sinh cần nắm bắt thật nhiều thông tin trong tay như kết quả thi của mình, điểm chuẩn của từng trường, từng ngành, chỉ tiêu xét tuyển (đối với trường không tổ chức thi) hoặc chỉ tiêu còn lại để xét tuyển (đối với trường tổ chức thi).

Lưu ý: Muốn tham gia xét tuyển đợt 2, kết quả thi của thí sinh không được dưới điểm xét tuyển đợt 1. Muốn tham gia xét tuyển đợt 3, kết quả thi không được thấp hơn điểm xét tuyển đợt 2. Như vậy so với năm 2003, bộ không quy định phải có điểm chênh lệch giữa các đợt hay giữa các NV1, 2, 3.

8. Khi đi thi cần mang giấy tờ gì?

- Cần mang: Giấy báo dự thi có dán ảnh và đóng dấu giáp lai của trường dự thi; CMND và thẻ học sinh để kiểm tra đối chiếu khi cần thiết; giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT (nếu tốt nghiệp kỳ thi tháng 5-2004 thì trình giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời do trường THPT cấp). Tương tự như trường hợp nhận giấy báo thi, thí sinh nhận giấy báo thi ở đâu thì sẽ nhận giấy báo điểm và giấy báo nhập học tại chính địa điểm đó.

9. Dụng cụ nào được dùng và không được dùng trong phòng thi?

- Được mang vào phòng thi: Bút viết; bút chì; tẩy; thước kẻ; thước tính; máy tính điện tử không có thẻ nhớ và không soạn thảo được văn bản, không có phím chữ cái; giấy thấm chưa dùng, giấy nháp (phần lớn các trường sẽ phát giấy nháp có chữ ký của cán bộ coi thi cho thí sinh).

Không được mang vào phòng thi: Giấy than, bút xóa, tài liệu, vũ khí, chất gây nổ, gây cháy, bia, rượu, phương tiện kỹ thuật thu, phát, truyền tin, ghi âm, ghi hình, thiết bị chứa đựng thông tin có thể lợi dụng để làm bài thi và các vật dụng khác.

Lưu ý: Nghiêm cấm làm bài bằng 2 thứ mực, mực đỏ trên giấy thi. Bút chì chỉ được dùng khi vẽ vòng tròn bằng com-pa trên giấy thi.

10. Phúc khảo và bảo lưu kết quả?

- Sau khi công bố điểm thi, Hội đồng Tuyển sinh sẽ nhận đơn xin phúc khảo các môn văn hóa (không phúc khảo môn năng khiếu) trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày công bố. Trong vòng 15 ngày sau, hội đồng sẽ trả lời. Lý do chính đáng để được xét bảo lưu kết quả: Ốm đau, tai nạn, thiên tai (có giấy xác nhận của bệnh viên, của UBND quận, huyện...) hay những người đã trúng tuyển nhưng có lệnh điều động đi nghĩa vụ quân sự hoặc thanh niên xung phong.

11. Học phí và chính sách hỗ trợ khuyến khích học tập?

- Học phí các trường ĐH, CĐ công lập tổ chức học theo niên chế theo mức quy định thông tư 70/TTg của Thủ tướng Chính phủ là 130.000 - 180.000 đồng/tháng. Các trường tổ chức học theo tín chỉ sẽ có quy định riêng.

Trong quá trình học, sinh viên khá giỏi (có điểm trung bình từ 7 trở lên) và có tư cách đạo đức tốt (điểm rèn luyện 0,6 trở lên) có thể tham gia bình xét và nhận được các loại học bổng như học bổng khuyến khích từ ngân sách nhà nước (với mức 120.000 đồng-loại khá, 240.000 đồng- loại xuất sắc) hoặc học bổng của các tổ chức trong và ngoài nước.

Sinh viên có hoàn cảnh khó khăn có thể vay quỹ tín dụng đào tạo. Điều kiện: Có điểm trung bình từ 5 điểm trở lên (diện chính sách, diện hộ nghèo) và từ 7 điểm trở lên (không phải diện chính sách), làm đơn vay và cam kết hoàn trả nợ cho ngân hàng trước khi nhận bằng tốt nghiệp. Mức vay có thể từ 2-3 triệu đồng/năm học.


Theo Người lao động


Nguyễn Hoàng Bình - K14 -QTM

Mail: hyobin2146@gmail.com
Yahoo: bin_cmo









 

 
Các thành viên đã Thank Hyo_Bin vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024