Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
16/06/2020 17:06 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 40 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 186/400 (46%)
Kĩ năng: 2/210 (1%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 7986
Được cảm ơn: 2102
Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử Việt Nam từ 1930-1945


Để giúp cho các bạn học sinh có thêm một hành trang thật tốt để bước vào kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới, thì hôm nay chúng tôi xin giới thiệu bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử Việt Nam từ năm 1930 đến 1945.

Bộ tài liệu này sẽ bao gồm 100 câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án, hy vọng giúp cho các bạn có thể thoải mái ôn tập lại kiến thức Chương II của Lịch sử Việt Nam lớp 12. Sau đây, chúng tôi xin mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.

 

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử Việt Nam từ 1930-1945

Câu 1. Điểm giống nhau giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo và Luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo là

A. xác định hai nhiệm vụ của cách mạng Đông Dương là chống đế quốc, chống phong kiến.

B. xác định nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền bao gồm cách mạng ruộng đất.

C. xác định vai trò lãnh đạo của cách mạng Đông Dương là Đảng Cộng sản Việt Nam.

D. xác định lực lượng cách mạng là công nhân, nông dân và tiểu tư sản.

Câu 2. Ý kiến nào không đúng khi nhận xét về nhiệm vụ dân tộc được đề ra trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (đầu năm 1930) do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo?

A. Nhiệm vụ dân chủ được đặt ra ở mức độ nhất định và cũng để nhằm thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc.

B. Nhiệm vụ dân tộc tập trung giải quyết mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam lúc đó.

C. Là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê nin vào điều kiện Việt Nam.

D. Giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp là tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh.

Câu 3. Luận cương chính trị (10-1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương xác định giai cấp lãnh đạo cách mạng là

A. nông dân. B. công nhân.

C. tư sản dân tộc. D. tiểu tư sản trí thức.

Câu 4. Luận cương chính trị (10-1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là

A. lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp.

B. lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc.

C. đánh đổ đế quốc và phong kiến phản động.

D. đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc.

Câu 5. Luận cương chính trị được thông qua tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10 – 1930) xác định lực lượng của cách mạng tư sản dân quyền là

A. giai cấp công nhân và nông dân.

B. giai cấp nông dân, giai cấp tiểu tư sản.

C. giai cấp công nhân, nông dân và tư sản dân tộc.

D. công nhân, nông dân, tư sản và địa chủ.

Câu 6. Hậu quả lớn nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) gây ra đối với xã hội Việt Nam là

A. làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của các tầng lớp nhân dân lao động.

B. mâu thuẫn xã hội sâu sắc, phong trào đấu tranh của công nhân phát triển mạnh mẽ.

C. nông dân phải chịu cảnh sưu cao, lãi nặng, giá nông phẩm thấp.

D. nhiều công nhân bị sa thải, người có việc làm thì đồng lương ít ỏi.

Câu 7. Trong các nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào là cơ bản nhất, quyết định sự bùng nổ và phát triển của phong trào cách mạng 1930 - 1931?

A. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933

B. Thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng sau khởi nghĩa Yên Bái

C. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo nhân dân đứng lên chống đế quốc và phong kiến

D. Địa chủ phong kiến cấu kết với thực dân Pháp đàn áp, bóc lột thậm tệ đối với nông dân

Câu 8. “Đả đảo đế quốc”, “Đả đảo phong kiến” là hai khẩu hiệu của phong trào cách mạng nào ở Việt Nam trong thời kì 1930 – 1945?

A. Phong trào 1936 – 1939. B. Phong trào 1932 – 1935.

C. Phong trào 1930 – 1931. D. Phong trào 1940 – 1945.

Câu 9. Đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam là

A. công nhân bãi công nhân ngày Quốc tế Lao động (1 – 5 – 1930).

B. cuộc đấu tranh của nông dân Thái Bình (4 – 1930).

C. cuộc đấu tranh của nông dân Hưng Nguyên (12 – 9 – 1930).

D. thành lập Xô viết Nghệ – Tĩnh (9 – 1930).

Câu 10. Căn cứ vào đâu để khẳng định Xô viết Nghệ - Tĩnh là hình thức của chính quyền công nông ở nước ta, và đó thực sự là chính quyền cách mạng.

A. Thể hiện rõ bản chất cách mạng. Đó là chính quyền của dân, do dân, vì dân.

B. Vì lần đầu tiên chính quyền của địch tan rã, chính quyền của giai cấp vô sản đựơc thiết lập trong cả nước.

C. Lần đầu tiên chính quyền thực hiện những chính sách thể hiện tính tự do dân chủ.

D. Chính quyền Xô viết thành lập đó là thành quả đấu tranh gian khổ của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Câu 11. Điểm khác biệt căn bản của chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh so với các hình thức chính quyền trước đó là gì?

A. Đó là chính quyền đầu tiên giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

B. Đó là chính quyền công – nông – binh.

C. Đó là chính quyền do nhân dân thành lập, phục vụ lợi ích cho nhân dân.

D. Đó là chính quyền giống các Xô viết ở nước Nga.

Câu 12. Kinh tế Việt Nam trong những năm 1929 – 1933 có đặc điểm như thế nào?

A. Bước vào thời kỳ suy thoái và khủng hoảng trầm trọng.

B. Phục hồi và có bước phát triển hơn so với trước cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.

C. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa xâm nhập ngày càng sâu và nền kinh tế.

D. Quan hệ sản xuất phong kiến tiếp tục được duy trì và phát triển.

Câu 13. Khẩu hiệu đấu tranh về chính trị của công- nông trong phong trào cách mạng 1930- 1931 là

A. tăng lương, giảm giờ làm.

B. giảm sưu, giảm thuế.

C. “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc”! “Đả đảo phong kiến”!. “ Thả tù chính trị”!

D. “Nhà máy về tay thợ thuyền”, “ Ruông đất về tay dân cày”

Câu 14. Điều gì chứng tỏ rằng: Từ tháng 9/1930 trở đi phong trào cách mạng 1930- 1931 phát triển đạt đỉnh cao?

A. Phong trào diễn ra khắp cả nước.

B. Giải quyết triệt để vấn đề ruộng đất cho nông dân.

C. Sử dụng hình thức vũ trang khởi nghĩa và thành lập Xô viết.

D. Thực hiện liên minh công nông bền vững.

Câu 15. Luận cương chính trị của Đảng (10- 1930) có hạn chế nào dưới đây?

A. chưa nêu rõ hình thức và phương pháp đấu tranh.

B. chưa xác định được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương.

C. chưa xác định đúng tính chất và đường lối chiến lược của cách mạng.

D. chưa thấy vai trò lãnh đạo của Đảng.

Câu 16. Vì sao trong phong trào 1930 – 1931, Nghệ An - Hà tỉnh là nơi phong trào diễn ra mạnh nhất?

A. Là nơi có đội ngủ Đảng viên đông đảo nhất.

B. Là quê hương của Nguyễn Ái Quốc.

C. Là nơi có truyền thống đấu tranh anh hùng, là nơi có chi bộ Đảng hoạt động mạnh.

D. Là nơi thực dân Pháp khủng bố tàn khốc nhất

Câu 17. Điểm nổi bật nhất của phong trào cách mạng 1930 – 1931 là

A. Quần chúng được tập dượt đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng.

B. Vai trò lãnh đạo của Đảng và liên minh công – nông.

C. Đảng tập dượt trong thực tiễn đấu tranh.

D. Thành lập được đội quân chính trị đông đảo của quần chúng.

Câu 18. Tính chất triệt để của phong trào cách mạng 1930 – 1931 được thể hiện như thế nào?

A. Phong trào thực hiện liên minh công nông vững chắc.

B. Phong trào giáng một đòn quyết liệt vào bọn thực dân – phong kiến.

C. Phong trào đã sử dụng hình thức đấu tranh vũ trang khởi nghĩa, đã giành được chính quyền ở một số địa phương, thành lập Xô viết.

D. Đấu tranh liên tục từ Bắc chí Nam.

Câu 19. Xô - Viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 – 1931 vì:

A. đã làm lung lay tận gốc chế độ phong kiến trên cả nước ta

B. đánh đổ hoàn toàn thực dân Pháp và phong kiến tay sai

C. đây là một hình thức chính quyền kiểu mới, do dân, của dân, vì dân

D. khẳng định quyền làm chủ ruộng đất của nông dân

Câu 20. Vì sao chính quyền được ở Nghệ An – Hà Tỉnh thành lập năm 1930 gọi là Xô-viết.

A. Chính quyền đầu tiên của công nông

B. Hình thức chính quyền theo kiểu Xô viết(Nga)

C. Hình thức chính quyền theo nhà nước kiểu mới.

D. Chính quyền do giai cấp công nhân lãnh đạo.

Câu 21. Sự khác biệt giữa phong trào đấu tranh của nông dân Nghệ - Tĩnh với phong trào đấu tranh cả nước năm 1930 là

A. Những cuộc biểu tình đặt ra mục tiêu cải thiện đời sống.

B. Nông dân đấu tranh bằng lực lượng chính trị.

C. Nông dân chưa có khẩu hiệu cụ thể.

D. Những cuộc đấu tranh có vũ trang tự vệ.

Câu 22. Nhận xét nào sau đây không đúng về Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (10 - 1930)?(Chuyên Nguyễn Trãi-H.Dương)

A. Luận cương đánh giá không đúng khả năng cách mạng của các giai tầng khác ngoài công – nông

B. Luận cương không đưa được vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu, nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất.

C. Mặc dù có nhiều hạn chế, nhưng Luận cương đã xác định những vấn đề chiến lược và sách lược của cách mạng Đông Dương.

D. Luận cương nhấn mạnh nhiệm vụ giải phóng dân tộc và đấu tranh giai cấp.

Câu 23. Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản đã xác định nhiệm vụ trước mắt của cách mạng thế giới là

A. chống chủ nghĩa đế quốc, giành độc lập dân tộc.

B. chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình thế giới.

C. chống chủ nghĩa phát xít, giành ruộng đất cho nông dân.

D. chống chủ nghĩa đế quốc, phát xít và phong kiến tay sai.

Câu 24 . Yếu tố nào quyết định sự bùng nổ của phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam?

A. Chính phủ Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp (6-1936).

B. Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (7-1935).

C. Sự xuất hiện chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới mới (những năm 30 của thế kỉ XX).

D. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936).

Câu 25. Sự kiện lịch sử nào chi phối tình hình thế giới và trong nước những năm 1936 – 1939?

A. Sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh đế quốc.

B. Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (7 – 1935).

C. Chính phủ Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở nước Pháp (1936).

D. Nhật Bản mở rộng xâm lược ra khu vực Đông Nam Á.

Câu 26. Lý do chuyển hướng chủ trương cách mạng của Đảng ta trong những năm 1936-1939 là?

A. Sự chỉ đạo của Quốc Tế Cộng Sản

B. Tình hình thế giới và trong nước có nhiều thay đổi..

C. Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng gay gắt.

D. Chính phủ của Mặt trận nhân dân Pháp đã lên cầm quyền ở Pháp.

Câu 27. Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra đường lối đấu tranh trong giai đoạn 1936 – 1939 dựa trên cơ sở nào?

A. Nghị quyết của Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản tháng 7 – 1935.

B. Tình hình thế giới và trong nước có sự thay đổi.

C. Tình hình thực tiễn của Việt Nam.

D. Đảng Cộng sản Đông Dương ngày càng mạnh lên.

Câu 28. Đảng cộng sản Đông Dương xác định nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Việt Nam trong cuộc vận động dân chủ 1936-1939 là?

A. Đánh đổ Đế quốc Pháp.

B. Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai.

C. Tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày nghèo.

D. Tập trung mũi nhọn đấu tranh chống kẻ thù chính là phát xít Nhật.

Câu 29. Kẻ thù cụ thể trước mắt của nhân dân Đông Dương được xác định trong thời kì 1936 - 1939?

A. Thực dân Pháp nói chung

B. Địa chủ phong kiến

C. Bọn phản động thuộc địa và tay sai

D. Các quan lại của triều đình Huế

Câu 30. Năm 1936, Đảng đã đề ra chủ trương thành lập mặt trận với tên gọi?

A. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.

B. Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.

C. Mặt trận dân chủ Đông Dương.

D. Mặt trận Việt Minh.

Câu 31. Đến tháng 3/1938, Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương được đổi tên thành?

A. Mặt trận dân tộc phản đế đồng minh.

B. Hội phản đế đồng minh.

C. Mặt trận Việt Minh.

D. Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương.

....................

 

Nguồn: download.vn

Xem đầy đủ:

File đính kèm Bạn phải đăng nhập mới thấy link download


 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024