Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
01/10/2015 14:10 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 40 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 182/400 (46%)
Kĩ năng: 2/210 (1%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 7982
Được cảm ơn: 2102
[Fshare]Đề cương ôn tập Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam


LINK DOWN: http://www.fshare.vn/file/QEH1DI5UNH5X


1.      Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình thành lập đảng:

a.      Quá trình Bác đi tìm đường cứu nước.(1911-1920)

-          Năm 1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.

-          Nguyễn Ái Quốc đặc biệt quan tâm tìm hiểu cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

-          Vào tháng 7/1920, Người đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin đăng trên báo Nhân đạo. Người tìm thấy trong Luận cương của Lênin lời giải đáp về con đường giải phóng cho nhân dân Việt Nam.

-          Tại Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp họp ở Tours (12/1920), Người đã bỏ phiếu tán thành việc Ðảng Xã hội Pháp gia nhập Quốc tế III.

b.      Quá trình chuẩn bị

·        Về tư tưởng. chính trị: truyền bá chủ nghĩa mác lênin về việt nam

-         Phương tiện truyền bá: Báo chí( người cùng khổ, nhân đạo..)

-         Bằng các tác phẩm:  đường cách mệnh 1927, bản án chế dộ thực dân pháp 1925

-         Phương tiện truyền bá sống:  mở các lớp tập huấn đào tạo cán bộ tại quảng châu trung quốc để đưa về nước hoạt động

·        Về tổ chức: 6/1925 hội việt nam cách mạng thanh niên được thành lập, đây là tổ chức tiền thân của đảng cộng sản việt nam.

·        Chuẩn bị về cán bộ: đó là những người được bác hồ tập huấn tại quảng châu trung quốc.

ð Từ 1921-1930 nguyễn ái quốc đã hoàn thành cơ bản các điều kiện cho sự ra đời của đảng cộng sãn việt nam.

2.      Bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng tám.

-         Một là:  giương cao ngon cờ độc lập dân tộc, kết hợp đúng dắn hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến.

-         Hai là: toàn dân nỗi dậy trên nền tảng khối liên minh công – nông.

-         Ba là: Lợi dụng mâu thuẩn trong hàng ngủ kẻ thù.

-         Bốn là: kiên quyết dung bạo lực cách mạng và biết sữ dụng bạo lực cách mạng một cách thích hợp để đập tan bộ máy nhà nước củ. lập ra bộ máy nhà nước của nhân dân.

-         Năm là: Nắm vững nghệ thuật khởi nhĩa, nghệ thuật chọn đúng thời cơ.

3.      Đường lối công nghiệp hóa hiện đại hóa:

·        Quá trình đổi mới tư duy từ đại hội VI-XI:

-         Đại hội VI chủ trương thực hiện 3 chương trình mục tiêu: lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.

-         Hội nghị trung ương VII khóa VII (1/1994) có nhận thức mới về khái niệm công nghiệp hóa hiện đại hóa. “ CNH-HDH là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện từ lao động thủ công sang sử dụng máy móc để tạo ra năng suất lao động cao.

-         Đến đại hội IX, Đại hội X, đảng ta tiếp tục bổ sung và nhấn mạnh một số quan điểm về CNH:

+ Con đường công nghiệp hóa có thể rú ngắn thời gian so với các nước đi trước.

ð Việt nam cần rút ngắn thời gian vì: để thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển so với các nước đi trước. tránh nguy cơ bị tụt hậu.

ð { Việt nam có thể rút ngắn vì:

+ Có nhứng thuận lợi từ bên ngoài.. việt nam tiến hành CNH-HDH trong xu thế toàn cầu hóa. Khu vực hóa, vì vậy có những thuận lợi bên ngoài như sau:

-         Thứ nhất: có vốn, nhờ vay vốn hoặc thu hút đầu tư.

-         Thứ 2: có thể tiếp thu thành tựu khoa học kĩ thuật của các nước đi trước

-         Thứ 3: học hỏi kinh nghiệm các nước đi trước.

-         Thứ 4: Hợp tác quốc tế trong việc đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao

-         Thứ 5: có thị trường tiêu thụ hàng hóa

 +Có những thuận lợi bên trong việt nam:

-         Có nguồn lao động dồi dào. Cần cù, chịu khó.

-         Nguồn tài nguyên việt nam vẫn còn có khả năng để khai thác.

-         Tình hình chính trị việt nam tương đối ổn định. Đây là điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư. }

 

+ Hướng CNH_HĐH nước ta là phải phát triển nhanh và có hiệu quả các Sản phẩm, các lĩnh vững có lợi thế đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

+ Phải đảm bảo xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

+ Đẩy nhanh CNH HDH công nghiệp, nông thôn.

·        Mục tiêu. Quan điểm CNH HĐH

a.      Mục tiêu.

-         Xây dựng cơ sõ vật chất hiện đại cho chủ nghĩa xã hội.

-         Sớm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển.

-         Tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp hóa theo hướng hiện đại.

b.      Quan điểm.

-         Công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa,CNH-HDH gắn liền với phát triển tri thức.

-         CNH-HDH gắn liền với phát triển kinh tế thị trường, định hướng xã hội chũ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế.

-         Lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững.

o   Để thực hiện CNH phát triển kinh tế cần 5 yếu tố: vốn. khoa học công nghệ, con người, cơ cấu kinh tế, thể chế chính trị. Trong đó con người là yếu tố quyết định, để phát triển nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa thì cần đầu tư phát triển giáo dục.

-         Coi phát triển khoa học công nghệ là nền tảng, là động lực của CNH-HDH.

+ CNH-HDH là sự thay thế lao động thủ công bằng máy móc. Khoa học công nghệ đóng vai trò quyết định đối với việc nâng cao năng suất lao động, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. việt nam tiến hành công nghiệp hóa từ một điểm xuất phát thấp đó là một nền công nghiệp lạc hậu, trình độ khoa học chưa phát triển. vì vậy phát triển KHCN là yếu tố tất yếu và bức thiết. để pt KHCN ta kết hợp nội lực với mua những sáng chế từ bên ngoài.

-         Phát triển nhanh hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. bảo vệ môi trường tự nhiên, đa dạng sinh học.

4.      Đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chũ nghĩa.

I.                   Quá trình đổi mới nhận thức về kinh tế thị trường.

a.      Cơ chế quản lý kinh tế thời kì trước đổi mới ( cơ chế kế hoạch hóa, tập trung quan liêu bao cấp):

-         Nhà nước quản lý bằng mệnh lệnh hành chính. Bằng chỉ tiêu pháp lệnh từ trên xuống.

-         Các cơ quan hành chính can thiệp quá sâu vào công việc sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp ko có quyền tự chủ.

-         Quan hệ hàng hóa và tiền tệ bị coi nhẹ, thời kì này chủ yếu trao đổi bằng hiện vật.

-         Bộ máy nhà nước công kềnh nhiều cấp trung gian, hoạt động kém hiệu quả.

b.      Sự hình thành tư duy của đảng  về kinh tế thị trường thời kì đổi mới.

-         Từ đại hội VI-VIII thể hiện ở 3 điểm chính.

+ kinh tế thị trường ko phải là cái riêng của chủ nghĩa tư bản mà là thành tựu phát triển chung của nhân loại.

+ Kinh tế thị trường còn tồn tại trong thời kì việt nam quá độ đi lên XHCN.

+ Việt nam có thể và cần thiết sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng CNXH

-         Từ đại hộ IX- XI tư duy đảng đã thay đổi  về: mục đích phát triển. phương hướng phát triển, định hướng xã hội và phân phối, về quản lý.

II.               Những chủ trương hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN

a.      Thống nhất nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chũ nghĩa.

b.      Hoàn thiện thể chế về sỡ hữu và các thành phần kinh tế, loại hình doanh nghiệp và các tổ chức sãn xuất kinh doanh.

c.      Hoàn thiện thể chế đảm bảo đông bộ các yếu tố thị trường và phát triển đồng bộ các loại thị trường.

d.      Hoàn thiện thể chế gần tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa,thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước từng chính sách phát triển bảo vệ môi trường.

e.      Hoàn thiện thể chế vai trò lãnh đạo của đảng,quản lý nhà nước và sự tham gia của các tổ chức quần chúng vào quá trình phát triển kinh tế- xã hội.

5.      Đường lối xây dựng và phát triển văn hóa.

a.      Quá trình đổi mới tư duy từ địa hội VI-XI.

-         Đại hội VI 1986 xác định: khoa học kĩ thuật là một động lực to lớn đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế-xã hội. có vị trí then chốt trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.

-         Đại hội VII, VIII,IX,X.XI và nhiều nghị quyết trung ương tiếp theo đã xác định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội và coi văn hóa như là mục tiêu, vừa là động lực của phát triển.đây là một tầm nhìn mới về văn hóa phù hợp với tình hình chung của thế giới đương đại.

-         Đại hội VII 1991 và đại hội VIII 1996 khẳng định: khoa học  và giáo dục đóng vai trò then chốt trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bão vệ tổ quốc, là một động lực đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, vươn lên trình độ tiên tiên của thế giới. do đó phải coi trọng là quốc sách hàng đầu để phát huy nhân tố con người, động lực trực tiếp của sựu phát triển xã hội.

-         Nghị quyết trung ương 5 khóa VIII(7/1998) nêu ra 5 quan điểm cơ bản chỉ đạo quá trình phát triển văn hóa trong thời kì CNH-HDH đất nước.

-         Hội nghị trung ương 9 khóa IX(1/2004) xác định thêm phát triển văn hóa đồng bộ với phát triển kinh tế.

-         Hội nghị trung ương 10 khóa IX(7/2004) đặt vấn đề bảo đảm sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng chỉnh đốn đảng là then chốt với nhiệm vụ không ngừng nâng cao văn hóa, nền tảng tinh thần của xã hội.

-         Hội nghị trung ương 10 khóa IX đã nhận định về sựu biến đổi của văn hóa trong quá trình đổi mới. cơ chế hội nhập quốc tế đã làm thay đỏi mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng, thúc đẩy dân chủ hóa đời sống xã hội, đa dạng hóa thị hiếu và phương thức sinh hoạt văn hóa, phạm vi, vai trò cảu dân chủ hóa- xã hội hóa văn hóa của cá nhân ngày càng tăng lên và mỡ rộng.

b.      Những quan điểm xây dựng văn hóa và con người của nghị quyết trung ương 9.

-         Một là, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thức đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội và hội nhập quốc tế.

-         Hai là, nền văn hóa mà chúng ta đang xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. một nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc việt nam.

-         Ba là, xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp chung của toàn dân do đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ tri thức giữ vai trò quan trọng.

-         Bốn là, giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ được coi là quốc sách hàng đầu.

-         Năm là, văn hóa là một mặt trận,xây dựng và phát triển văn hóa là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng.

6.      Đường lối đối ngoại.

a.      Các dai đoạn phát triển của đường lối

* Giai đoạn (1986-1996): xác lập đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hóa quan hệ quốc tế.

- Tháng 12-1987, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành.

- Tháng 5-1988, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 13 về nhiệm vụ và chính sách đối ngoại trong tình hình mới.

- Từ năm 1989, Đảng chủ trương xoá bỏ tình trạng độc quyền trong sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu.

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (6-1991) đề ra chủ trương “hợp tác bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội khác nhau, trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình”, với phương châm “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”.

- Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII (1-1994) chủ trương triển khai mạnh mẽ và đồng bộ đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ đối ngoại.

* Giai đoạn (1996-2008): bổ sung và hoàn chỉnh đường lối đối ngoại, chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế:

- Đại hội VIII xác định rõ hơn quan điểm đối ngoại với các nhóm đối tác như: ra sức tăng cường quan hệ với các nước láng giềng và các nước trong tổ chức ASEAN; không ngừng củng cố quan hệ với các nước bạn bè truyền thống; coi trọng quan hệ với các nước phát triển và các trung tâm kinh tế - chính trị thế giới; đoàn kết với các nước đang phát triển, với phong trào không liên kết; tham gia tích cực và đóng góp cho hoạt động của các tổ chức quốc tế, các diễn đàn quốc tế.

- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (4-2001), Đảng nhấn mạnh chủ trương chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực.

- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (4-2001), Đảng nhấn mạnh chủ trương chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực.

b.      Tư tưởng chỉ đạo: trong quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế phải quán triệt đầy đủ, sâu sắc các quan điểm:

-         Bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính là xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc tổ quốc xã hội chũ nghĩa, đồng thời thực hiện nghĩa vụ quốc tế theo khả năng của việt nam.

-         Giữ vững độc lập tự chủ, tự cường đi đôi với đẩy mạnh đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại.

-         Nắm vững hai mặt trong hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế, cố gắng thúc đẩy mặt hợp tác,nhung phải đấu tranh dưới hình thức và mức độ thích hợp với từng đối tác, đấu tranh để hợp tác. Tránh trực diện đối đầu, tránh bị đẩy vào thế cô lập.

-         Mỡ rộng quan hệ với mọi quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị xã hội.coi trọng quan hệ hòa bình, hợp tác với khu vực, chủ động tham gia các tổ chức đa phương khu vực và toàn cầu.

-         Giữ vững ổn định kinh tế-xã hội. giữ gìn bản sắc dân tộc,bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình hội nhập quốc tế.

-         Bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của đảng, sự quản lý tập trung của nhà nước đối với các hoạt động đối ngoại. phối hợp chặt chẻ các hoạt đọng đối ngoại của đảng,ngoại giao nhà nước và ngoại giao nhân dân,giữa ngoại dao chính trị với ngoại giao văn hóa,giữa đối ngoại với quốc phòng an ninh.



 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024