Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
20/04/2010 09:04 # 1
electron
Cấp độ: 14 - Kỹ năng: 18

Kinh nghiệm: 71/140 (51%)
Kĩ năng: 174/180 (97%)
Ngày gia nhập: 23/01/2010
Bài gởi: 981
Được cảm ơn: 1704
Review 1 HDPC đơn giản - Cách setup 1 HDPC đơn giản ...


HD ( High-Definition ) đã, đang và sẽ là 1 trào lưu mới trong kỹ thuật Công Nghệ hiện nay. Vài viết sau của electron với mục đích là giới thiệu cho các bạn setup 1 dàn HD đơn giản, phù hợp với SV chúng ta, những con người yêu mến Công Nghệ.

Đầu tiên :

HD là gì ?

Viết tắt của High-Definition, thường được nhắc tới như một chuẩn nghe nhìn với độ trung thực cao, áp dụng cho cả âm thanh lẫn hình ảnh. Khác với âm thanh HD thường đòi hỏi người nghe phải có đôi tai rất tốt mới cảm nhận được sự khác biệt về chất lượng, hình ảnh HD mang lại một sự đột phá mới về chất lượng hình ảnh đối với gần như tất cả mọi người.

 

Để thưởng thức được hình ảnh dạng HD, bạn cần trang bị cho mình một hệ thống tương thích HD. Tuy vậy, có rất nhiều thứ bạn cần quan tâm trước khi quyết định trang bị cho mình khả năng thưởng thức chất lượng HD, bài viết này sẽ cố gắng phần nào làm sáng tỏ những chi tiết đáng quan tâm đó.

Các độ phân giải hình ảnh

720p

Đây là độ phân giải thấp nhất trong số các độ phân giải được coi là HD, với kích thước hình ảnh được quy định là 1280x720. Độ phân giải phù hợp với chuẩn màn ảnh rộng (16:9) đang dần trở thành tiêu chuẩn, thay thế cho chuẩn hình ảnh tỉ lệ 4:3.

So với độ phân giải của chuẩn hình ảnh dưới HD (lớn nhất là 720x480) thì sự gia tăng đột biến của số lượng điểm ảnh có thể hiện thị trên màn hình mang lại hình ảnh chi tiết hơn nhiều lần so với trước.

1080i

Ra đời cùng một lúc so với 720p, tuy mang độ phân giải hiển thị là 1960x1080 nhưng do độ phân giải này phải hiển thị với phương thức đan xen (với ký hiệu i sau số dòng quét ngang) nên trong một số trường hợp hình ảnh mang lại hơi kém chi tiết hơn so với 720p (xem thêm: Phương thích hiển thị hình ảnh). Số đông các hãng sản xuất được coi là trend-setter của ngành công nghiệp giải trí đánh giá độ phân giải 720p cao hơn độ phân giải này.

1080p

Với độ phân giải quy định lên tới 1960x1080, đây là độ phân giải lớn nhất trong thời điểm hiện tại thuộc chuẩn hình ảnh HD. Tất nhiên với độ phân giải này, cùng việc ứng dụng phương thức hiển thị Progressive Scan (với ký hiệu p sau số dòng quét ngang) thì mức độ trung thực của hình ảnh được mang lại là lớn nhất, tuy nhiên việc ứng dụng tại thời điểm hiện tại không nhiều (nhưng đang dần trở nên phổ biến hơn - BTV), do một số trở ngại về nhiều khía cạnh khác được đề cập trong phần sau.

Các phương thức hiển thị hình ảnh

Interlaced

Phương thức này hiển thị một khung hình với độ phân giải có số dòng quét bằng một nửa độ phân giải chuẩn ở các dòng quét số lẻ, sau đó hiển thị khung hình tiếp theo ở các dòng quét số chẵn trong khi vẫn hiển thị khung hình trước, và sau đó tiếp tục luân phiên như vậy để tạo ra hình ảnh mang độ phân giải chuẩn.

Ưu điểm của phương thức này là đòi hỏi về khả năng xử lý của thiết bị phát hình và dung lượng cần thiết để lưu trữ hình ảnh thấp hơn, trong khi vẫn mang lại hình ảnh chi tiết như độ phân giải chuẩn.

Khuyết điểm của phương pháp này là dễ gây hiện tượng rung của hình ảnh đối với màn hình CRT, tuy vậy trên màn hình LCD thì hiện tượng này không còn là mối lo. Tuy nhiên, khuyết điểm lớn nhất của phương pháp này là khi hiển thị hình ảnh với chuyển động nhanh và có nhiều chi tiết (thường được các nhà sản xuất phim hành động khai thác tối đa) thì sẽ gây hiện tượng bóng mờ rất khó chịu đối với người xem.

Thường được ký hiệu bằng chữ i sau số dòng quét của độ phân giải, vd: 480i, 1080i...

Progressive Scan

Phương thức chuẩn xác nhất để hiển thị hình ảnh, mỗi một khung hình được lưu với độ phân giải đầy đủ, thiết bị phát hình sẽ hiển thị toàn bộ khung hình đó, sau đó hiển thị khung hình kế tiếp đè lên khung hình này.

Ưu điểm của phương pháp này là đã khắc phục được toàn bộ khuyết điểm của phương pháp Interlaced, mang lại hình ảnh chi tiết hơn, không bị rung khi hiển thị và đặc biệt phù hợp với các hình ảnh chuyển động nhanh.

Khuyết điểm đối với phương pháp này là khả năng của thiết bị phát hình cũng như phương tiện lưu trữ được đòi hỏi rất cao. Những thiết bị có khả năng lưu trữ và phát tín hiệu hình ảnh 1080p vì vậy cũng có giá khá đắt.

Thường được ký hiệu bằng chữ p sau số dòng quét của độ phân giải, vd: 1080p...

Các định dạng hình ảnh lưu trữ

Với lượng dữ liệu hình ảnh của độ phân giải HD gấp nhiều lần so với hình ảnh độ phân giải thường, định dạng nén MPEG-2 không còn phù hợp cho nội dung HD nữa. Tại thời điểm hiện tại định dạng nén phổ biến nhất được sử dụng cho hình ảnh HD là VC-1 và AVC (h264). Ưu thế của các định dạng nén mới này là mang lại chất lượng hình ảnh cao hơn nhiều lần so với các định dạng nén cũ, trong khi hiệu quả về dung lượng lưu trữ lại cao hơn.

Hiện tại, AVC được đánh giá là mang lại chất lượng cao nhất, tuy nhiên do còn mới nên việc ứng dụng chưa được phổ biến. Nhưng bạn không phải lo về điều đó, chỉ khi bạn xem hình ảnh HD với màn hình cực lớn và với những hình ảnh gốc gồm rất nhiều chi tiết phức tạp thì bạn mới có thể nhận thấy những sự khác biệt về chất lượng này.

Các phương tiện lưu trữ

Hai phương tiện lưu trữ mới đang cạnh tranh rất dữ dội trên thị trường là HD-DVD và Blu-ray, tuy công nghệ sử dụng hơi giống nhau nhưng mỗi chuẩn đều có những ưu khuyết riêng dẫn nên chưa có chuẩn nào giành phần "thắng" trên thị trường.

Bài viết này xin phép không đề cập tới tính chất kỹ thuật của từng chuẩn, tuy nhiên, hiện tại Blu-ray đang có ưu thế hơn HD-DVD do số lượng phim được phát hành trên phương tiện lưu trữ này khá lớn hơn so với đối thủ, và cũng vì một số hãng phim lớn xuất bản phim của họ hoặc là chỉ với Blu-ray, hoặc là cả Blu-ray lẫn HD-DVD.
Hiện tại, một số đầu đọc đĩa mới được giới thiệu có khả năng đọc được cả hai định dạng này, do vậy, nếu có thể, bạn nên mua một đầu đọc có khả năng này, sẽ không phải lo lắng về tính tương thích nữa.

Các phương tiện phát hình

Điều chúng ta nên quan tâm nhất ở đây là khả năng chấp nhận tín hiệu vào và khả năng xuất tín hiệu ra của TV.

Hiện tại, TV dạng LCD hay Plasma đều có độ phân giải gốc nhất định, phổ biến nhất là 1366x768, kém phổ biến hơn một chút là 1280x720, và cao cấp nhất là 1960x1080.

Do đặc điểm hoạt động của TV LCD hoặc Plasma, tín hiệu đầu vào cần phải được co hay kéo thành độ phân giải gốc của màn hình mới có thể hiển thị được. Do vậy, bạn cần chú ý là mặc dù TV của bạn hỗ trợ tín hiệu đầu vào là 1080p nhưng nếu độ phân giải gốc của TV chỉ là 1366x768 thì hình ảnh xuất ra cũng chỉ ở độ phân giải 1366x768 mà thôi.

Xét về lý thuyết, TV mang độ phân giải 1280x720 sẽ hiển thị hình ảnh chuẩn 720p tốt nhất bởi TV lúc đó không cần phải can thiệp vào hình ảnh để phù hợp với độ phân giải gốc đó nữa. Nhưng TV với độ phân giải này khá khó tìm, hơn nữa, mạch xử lý hình ảnh của TV hiện tại có chất lượng rất cao nên điều này không còn là mối lo nữa.

Cuối cùng, để có thể hiện thị hình ảnh với độ phân giải 1080p một cách tốt nhất, TV của bạn phải hỗ trợ độ phân giải gốc là 1960x1080, thường được các nhà sản xuất quảng cáo là Full HD. Nhưng TV với độ phân giải này chưa có nhiều model, hơn nữa giá lại rất đắt.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Có được khái niệm HD là gì, chúng ta đi qua làm thế nào để xây dựng 1 hệ thống HDPC.

Muốn xây dựng 1 hệ thống HDPC, chúng ta cần có :
- 1 PC ( để thay cho HD player )
- 1 Bộ Loa
- Sound card
- LCD
- Cable
- Soft.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Bước 1 : PC ( Computer )

Vì hiện nay, với SV, việc bỏ tiền ra để mua riêng mua thiết bị chuyên HD thì hơi phung phí, vì mua thế, tiền cafe và tiền nhậu sẽ hao phí, nên thôi, chúng ta cứ đơn giản, sử dụng những gì chung ta có. Vừa rẻ, vừa ngon, vừa bổ :D

Dùng chính máy tính của chúng ta.

Lợi ích từ dùng máy tính của chúng ta :
+ Đa dạng tính khả dụng của máy tính, sử dụng được nhiều việc khác ngoài việc chơi HD thôi.

Bất cập :
+ To, chiếm diện tích, hao phí điện năng ....

1 Cấu hình HDPC tối thiểu.

MB: Asus P5GZ-MX ( G31 cũng OK )
RAM: DDR2 512MBx 2
CPU: Pentium D820 2,8Ghz
VGA: onboard
Sound onboard Realtek Audio HD 5.1
HDD : 120GB.


Ghi chú : Dàn trên là dàn tối thiểu để chơi HD, tuy nhiên, với cấu hình trên thì việc chơi HD rất khó khăn, vì khi chơi, CPU +  HDD gần như bị chiếm dụng hoàn toàn.

Review cấu hình của electron :

MB: Intel P45
RAM: DDR2 bus 800 4G ( Adata Dual Kits )
CPU: Core 2duo 2.53
VGA:
ATI Mobility Radeon HD 3470
Sound card : Creative XMod ( gắn ngoài )
HDD : 500Gb 7200rmp
LCD : 16'3 inch :D + 32" fullHD mượn
Loa : Logitect X540 ( rẻ, vừa đủ tiêu chuẩn 5.1 )

Tư vấn về Loa :
Vì chúng ta là sinh viên nên việc sắm 1 dàn loa đúng chuyên dụng . Nên electron chỉ tư vấn các bạn các dàn loa 5.1 có giá chấp nhận được.

- Loa Logitect X540 ( giá tầm 110$ )
- SoundMax B ....

Nếu ko có kinh phí để mua mới, các bạn có thể tận dụng các bộ loa có sẵn, và đấu nối dây,  miễn làm sao ra cỡ 4.1 là OK.
Yêu cầu đơn giản : có 1 Sub ( để đánh Bass, và 4 loa vệ tinh ) - tuy nhiên nó sẽ ko ra 5.1 :( , hơi phí  )

Review về Logitect :
- Dàn loa tầm trung của Logitect, có giá thành thấp nhất trong đám 5.1 của nhưng hiệu năng được 70wats, chơi âm trầm tốt, thể hiện tốt âm thanh ở mức trung bình, mở to bị bể. ( nói chung, chấp nhận được với SV )


Các lắp đặt loa :


Nếu hệ thống loa máy tính chỉ gồm hai loa (2.0) thì cách bố trí rất đơn giản: Chỉ việc đặt hai loa hai bên màn hình máy tính, đối diện người sử dụng máy tính và chú ý đến loa phải, trải theo đúng quy định.
Với các hệ thống loa X.1 cách bố trí như sau:

  • Loa 2.0: Bố trí hai bên màn hình hoặc phía sau của màn hình, chú ý về vị trí trái/phải để đảm bảo đúng âm thanh khi chơi games.
  • Loa 2.1: Bố trí như loa vệ tinh như loa 2.0, thùng loa trầm đặt dưới đất, tốt nhất đặt gần góc phòng để tăng hiệu ứng âm trầm.
  • Loa 4.1: Hai loa vệ tinh phía trước và loa trầm bố trí như loa 2.1, hai loa sau đặt phía sau của tai người ngồi trước màn hình máy tính.
  • Loa 5.1: Bố trí như hệ loa 4.1, thêm loa giữa đặt tại phía trên của màn hình (nếu là loại màn hình CRT) hoặc có thể treo trên tường phía sau màn hình (đối với loại tinh thể lỏng)

Trong một số loại loa máy tính có đủ đường vào theo các tiêu chuẩn X.1 nhưng số loa vệ tinh không đúng là X thì có thể sắp xếp các loa kết hợp ở phía trước giống như các loa máy tính kiểu của loa (X-2).1 bởi các loa phía sau có thể được tích hợp sẵn vào các loa phía trước nhưng xoay hướng để giả lập hệ loa với nhiều loa vệ tinh hơn (Ví dụ có các hệ thống có đầy đủ đường vào theo chuẩn 5.1 nhưng thực chất chỉ có 3 loa vệ tinh thì hai loa phía sau được gắn cùng với các loa phía trước nhưng bố trí hướng phát lệch đối xứng về hai bên)
Trong mọi trường hợp sau khi lắp đặt các loa vệ tinh, cần phải kiểm tra các vị trí của chúng để đảm bảo tính đúng đắn của các kênh trái và phải. Thông thường các cạc âm thanh đều có các phần mềm kèm theo cho phép kiểm tra vị trí theo cách trực quan: Phát tiếng riêng từng loa một và thể hiện trên màn hình để người sử dụng có thể kiểm tra vị trí của chúng.


Đối với loa thì tần số (frequency) không thể gọi là tần số thu sóng mà gọi là đáp tuyết tần số. Có nghĩa là cặp loa đó có khả năng tái tạo âm thanh từ dải tần bao nhiêu HZ (thấp nhất) đến bao nhiêu KHz (cao nhất).
Thông số của loa chỉ cho biết đặc tính kỹ thuật của loa. Tần số cao hay thấp không quyết định được cặp loa hay hoặc dở vì còn nhiều yếu tố khác như: trở kháng của loa, độ nhạy, kết cấu và các kỹ thuât công nghệ của hãng loa nào đó sản xuất ra. Cùng một tần số đó nhưng đôi loa này lại dở hơn đôi loa kia là chuyện thường thấy.


Bạn muốn mua loa để làm rạp hát mini?

Bạn có thể "rinh" những chú loa sau : Z5500 của Logitech (giá khoảng gần 7 "củ"), S550 hoặc DA 5000 Pro của Edifier (giá khoảng gần 8 "củ", hoặc X540 của Logitech (Giá gần 2 "củ") Một trong hai hãng này đang có thị trường tiêu thụ rất mạnh tại VN. Đặc điểm của 2 dòng loa này thì bạn phải đi tận nơi, "hưởng thụ" trực tiếp những âm thanh của nó thì bạn mới đánh giá hết được. Nhưng nói tóm lại là : rất Pro --> thích hợp cho bạn.


=========================================================================================================

Sound Card :

- Sử dụng Sound Onboard tận dụng sẵn trên main ( phần lớn main mới hiện chừ đều hỗ trợ 5.1 )
- Sử dụng Sound rời.
- Sử dụng Sound card rời giao tiếp qua chuẩn khác ( mình dùng Xmod )


LCD :
- Cái này thì phong phú lắm, tùy vào túi tiền của các bạn thôi.

Tuy nhiên, với SV chúng ta, thì chỉ cần tầm cỡ 24' trở lại là OK rồi, vừa thích hợp trong việc học tập, web, giải trí ... ( vừa phù hợp với góc học tập ).
Khi mua LCD nên mua luôn FullHD 1080p, ( cá nhân electron thì thấy HP có mấy cái rất hợp túi tiền ).

Cable : HDMI ( cái này đi kèm khi mua rồi ).

================================================================================================================


Chung lại : Với SV chúng ta, việc chơi 1 dàn HD chuẩn thì có thể khó khăn, nhưng nếu chúng ta bằng sự phong phú, và hiểu biết, cũng như tò mò, chúng ta có thể lắp đặt riêng cho chúng ta 1 dàn HDPC, vừa rẻ, vừa bổ, và vẫn có thể thưởng thức hết về HD.

Với dàn của mình, electron khi coi HD 720p thì vô tư, khi chuyển qua coi 1080p, với nhiều film ở độ sáng cao, vẫn còn giật, phải tắt hết các ứng dụng chạy. Tuy loa + sound card chưa phải là chuyên dụng, nhưng nó cũng phần nào đáp ứng được yêu cầu tối thiểu của 1 HDPC đặt ra.

Với dàn HDPC đơn giản trên, nó vừa giúp chúng ta giải trí games, nghe nhạc, xem phim, cũng như góp phần vào công việc học tập của chúng ta.
Các bạn nào chưa mua PC, nếu có cỡ 10tr, chắc chắn 1 dàn HDPC chuẩn sẽ nằm trong tầm tay các bạn.

Bạn nào cần tư vấn về 1 HDPC đơn giản, có thể PM riêng mình, mình sẽ giúp.

Chúc các bạn có được những dàn HDPC tuyệt vời, và cùng với mình review với FDTU

 



http://www.facebook.com/electron.hieu
Họ giàu đi xe hơi, uống bia ôm
Ta nghèo đi xe ôm, uống bia hơi
Email : electroncit@gmail.com


 
Các thành viên đã Thank electron vì Bài viết có ích:
19/04/2010 19:04 # 2
anhtaicit
Cấp độ: 25 - Kỹ năng: 23

Kinh nghiệm: 137/250 (55%)
Kĩ năng: 210/230 (91%)
Ngày gia nhập: 13/01/2010
Bài gởi: 3137
Được cảm ơn: 2740
Phản hồi: Review 1 HDPC đơn giản - Cách setup 1 HDPC đơn giản ...


 Show hàng hả bác? 
Bữa nào qua chỉ e lắp 1 dàn coi 3D với!


Contact me : 
anhtaicit

Mail : anhtai.cit@gmail.com
Yahoo / Skype : newstars_19889


Không nghe phò kể chuyện
Không nghe nghiện trình bày
Không nghe say chém gió
Không nghe chó sủa linh tinh

 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024