Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
27/04/2024 22:04 # 1
phanvanvy
Cấp độ: 24 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 104/240 (43%)
Kĩ năng: 6/20 (30%)
Ngày gia nhập: 07/02/2020
Bài gởi: 2864
Được cảm ơn: 16
Những món nên kiêng ăn để mau lành vết thương


Người bị thương tích hoặc sau phẫu thuật nên kiêng ăn thực phẩm cay nóng, chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, món tái, sống để giảm nguy cơ nhiễm trùng, hỗ trợ mau lành vết thương.

Vết thương do tai nạn hoặc sau phẫu thuật là môi trường thuận lợi để virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể người bệnh. Tình trạng nhiễm trùng có thể gây mưng mủ, sưng, nóng, xuất huyết, rò dịch, khiến vết thương lâu lành, thậm chí biến chứng nguy hiểm khác.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Anh Duy Tùng, Trung tâm Dinh dưỡng Nutrihome, cho biết chế độ dinh dưỡng khoa học có thể giảm nguy cơ biến chứng nhiễm trùng, hỗ trợ mau lành vết thương. Người bệnh nên hạn chế hoặc tránh thực phẩm làm tăng phản ứng viêm, nguy cơ nhiễm trùng, xuất huyết hoặc dị ứng, ảnh hưởng bất lợi đến quá trình hồi phục.

Thực phẩm cay nóng có thể kích ứng niêm mạc hầu họng, thực quản, dạ dày, làm tăng nguy cơ trào ngược thực quản, viêm loét dạ dày. Điều này quan trọng với người bệnh có vết thương tại vùng đầu cổ, đường tiêu hóa hoặc khu vực gần hệ tiêu hóa như miệng, hầu họng, thực quản, dạ dày, tuyến giáp, ruột.

Thực phẩm chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích, lạp xưởng, thịt hoặc cá đóng hộp thường chứa nhiều chất béo bão hòa, cholesterol xấu và chất béo chuyển hóa, làm thúc đẩy các phản ứng viêm trong cơ thể tiến triển, khiến vết thương lâu lành. Thực phẩm này có hàm lượng muối cao dẫn đến cao huyết áp, tạo áp lực lên vết thương, dẫn đến sưng và ảnh hưởng đến quá trình hồi phục.

Món ăn nhiều dầu mỡ có hàm lượng cao chất béo bão hòa làm tăng khả năng kích thích phản ứng viêm. Người bệnh nên hạn chế món chiên rán, mỡ gia súc, gia cầm nhằm giúp quá trình hồi phục vết thương thuận lợi hơn.

Thịt, cá, hải sản tái hoặc sống tiềm ẩn nguy cơ nhiễm các loại virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng như Salmonella, E. coli, Listeria... khiến người bệnh tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm, nhiễm trùng máu, nhiều biến chứng nguy hiểm khác, nguy hiểm đến tính mạng. Sau tai nạn thương tích hoặc điều trị phẫu thuật, người bệnh nên tránh xa thực phẩm chưa được nấu chín kỹ (nhất là thịt, cá, hải sản tái hoặc sống).

Thực phẩm gây dị ứng làm tăng thêm áp lực cho hệ miễn dịch đang tập trung kháng khuẩn, hỗ trợ làm lành vết thương. Người bệnh không nên ăn thực phẩm từng gây dị ứng trước đây hoặc các món lạ, chưa từng ăn để giảm nguy cơ dị ứng, khiến vết thương lâu lành.

Bác sĩ Duy Tùng cho biết người bệnh sau tai nạn thương tích hoặc điều trị phẫu thuật nên ăn từ lỏng đến đặc, ít đến nhiều, chia nhiều bữa ăn mỗi ngày. Không ăn uống kiêng khem quá mức hoặc phản khoa học, dẫn tới thiếu chất, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Với từng trường hợp cụ thể, người bệnh nên ăn uống theo chỉ định của bác. Tái khám vết thương định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ hoặc khi có dấu hiệu bất thường.

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024