Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
21/04/2015 22:04 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 40 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 257/400 (64%)
Kĩ năng: 14/210 (7%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 8057
Được cảm ơn: 2114
Giới thiệu các kĩ năng làm bài thi môn Văn


I. Kĩ năng làm bài với câu hỏi 2 điểm.
1. Câu hỏi về tác giả và sự nghiệp sáng tác :
- Tên tuổi, bút danh, năm sinh, năm mất.
- Quê quán.
- Thành phần gia đình.
- Cuộc đời ( chỉ nêu những thời điểm lớn có ảnh hưởng tới sự trưởng thành về nhận thức, tư tưởng của tác giả đó)..
- Nêu tên 3 tác phẩm chính (chọn những tác phẩm dễ nhớ)
- Nêu vị trí, vai trò và những đóng góp về văn học nghệ thuật của tác giả đó, nội dung, nghệ thuật những sáng tác của tác giả đó.
2. Câu hỏi về ý nghĩa nhan đề.
- Giải thích nghĩa đen của nhan đề.
- Chỉ ra các nghĩa tượng trưng ( nghĩa bóng).
3. Câu hỏi về giá trị nội dung và nghệ thuật.
- Giá trị nội dung: trước hết nêu nội dung nghĩa đen của văn bản tức là trả lời câu hỏi văn bản đó viết cái gì? Kể cái gì? Miêu tả cái gì?. Sau đó nêu các nghĩa bóng, nghĩa tương trưng.
- Giá trị nghệ thuật: trả lời theo ba câu hỏi sau: Ngôn ngữ của văn bản như thế nào? Biện pháp tu từ nào được sử dung?Cách xây dựng nhân vật, xây dựng tình huống, hình ảnh như thế nào?
II. Kĩ năng làm bài văn NLXH(3đ)
- kiểu bài nghị luận xã hội đòi hỏi người viết phải có một vốn sống phong phú.
- Kiểu bài này đòi hỏi chúng ta phải có kĩ năng viết ngắn, viết cô đọng, không lan man.
- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí: loại đề này thường là một câu danh ngôn, một nhận định, một đánh giá nào đó để yêu cầu người viết bàn luận và thể hiện tư tưởng, quan điểm của mình.
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống: Loại đề này thường nêu lên một hiện tượng, một vấn đề có tính chất thời sự được dư luận trong nước cũng như cộng đồng quốc tế quan tâm.
- Bố cục của một bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí:
+ Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận, trích dẫn nguyên văn câu nói, câu danh ngôn...
+ Thân bài:
Ý 1: Giải thích rõ nội dung tư tưởng, đạo lí (giải thích các từ ngữ, khái niệm).
Ý 2: Phân tích các mặt đúng của tư tưởng đạo lí (dùng dẫn chứng trong lịch sử, văn học, cuộc sống để chứng minh).
Ý 3: Bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng đạo lí (dùng dẫn chứng trong lịch sử, văn học, cuộc sống để chứng minh).
Ý 4: Đánh giá ý nghĩa tư tưởng đạo lí (ngợi ca, phê phán)
+ Kết bài:
- Khái quát lại vấn đề NL.
- Rút ra bài học nhận thức, hành động cho bản thân, cho mọi người.
- Bố cục của một bài văn nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống.
+ Mở bài: Giới thiệu hiện tượng cần nghị luận.
+ Thân bài
- Ý 1: Nêu rõ hiện tượng.
- Ý 2: Phân tích các mặt đúng-sai, lợi hại (thực trạng,hậu quả của vấn đề cần bàn luận, chứng minh bằng các dẫn chứng)
- Ý 3: Chỉ ra nguyên nhân.
- Ý 4: Bày tỏ thái độ, ý kiến của bản thân về hiện tượng xã hội đó (đồng tình, không đồng tình, cần có biện pháp như thế nào).
+ Kết bài: 
- Khái quát lại một lần nữa vấn đề vừa bàn luận.
- Bài học rút ra cho bản thân.
III. Kĩ năng làm bài NLVH. (5đ)
- Đây là kiểu bài nghị luận văn học đòi hỏi chúng ta phải có kĩ năng viết dài. Phải đọc tác phẩm nắm chác các nội dung và nghệ thuật.
- Dưới đây là một số kiểu bài nghị luận văn học:
1. Dạng đề phân tích tác phẩm (cả thơ và văn xuôi)
* Mở bài:
- Giới thiệu ngắn gọn tác giả, tác phẩm (hoàn cảnh ra đời, phong cách tác giả)
- Khái quát nội dung, nghệ thuật.
* Thân bài:
- Phân tích nội dung
+ Tác phẩm thể hiện nội dung gì? Thông qua chi tiết hình ảnh nào?
+ Tâm tư, tình cảm của tác giả gửi gắm thông qua tác phẩm.
- Phân tích nghệ thuật: 
+ Kết cấu tác phẩm, xây dựng nhân vật, miêu tả nội tâm, sử dụng từ ngữ….
+ Việc sử dụng các biện pháp tu từ, chi tiết độc đáo…
(Có thể phân tích đan xen giữa nội dung và nghệ thuật)
* Kết luận:
- Nhận xét, đánh giá thành công, hạn chế (nếu có) về nội dung, nghệ thuật.
- Đóng góp của tác phẩm vào kho tàng văn học (giá trị của tác phẩm)
2. Dạng đề phân tích (cảm nhận) hình tượng nhân vật
* Mở bài:
- Giới thiệu ngắn gọn tác giả, tác phẩm.
- Khái quát đặc điểm nhân vật.
* Thân bài: tùy vào từng nhân vật trong từng tác phẩm mà phân tích (cảm nhận) theo các nội dung sau:
- Lai lịch.
- Ngoại hình.
- Suy nghĩ, hành động.
- Tâm lí, tính cách.
-Chú ý: cần có dẫn chứng minh họa.
* Kết bài:
- Tính điển hình của nhân vật
- Nhận xét đánh giá thành công, hạn chế (nếu có) về xây dựng nhân vật.v.v…
3. Dạng đề phân tích giá trị tác phẩm văn học: (Cả giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực)
* Mở Bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Nêu nội dung luận đề.
* Thân bài:Triển khai từng nội dung của giá trị, mỗi giá trị tương đương với một luận điểm- một đoạn văn.
- Chú ý nếu là giá trị nhân đạo thì tác giả cảm thông cho số phận, bênh vực quyền sống của con người; ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người đồng thời, mở ra cho họ con đường sống, con đường đi đến tương lai;…
- Giá trị hiện thực: nhà văn tố cáo, lên án phê phán tội ác, sự áp bức (của giai cấp thống trị..).
- Nhất thiết phải có dẫn chứng và phân tích ý nghĩa của dẫn chứng đó.
* Kết bài:
- Khẳng định vấn đề.
- Đánh giá thành công hoặc hạn chế (nếu có) về nội dung, nghệ thuật và những đóng góp của tác giả đối với tiến trình phát triển của nền văn học.


NGUÔN: Ôn thi đại học môn Văn 2015



 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024