Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
22/04/2010 08:04 # 1
tanphuong85
Cấp độ: 37 - Kỹ năng: 38

Kinh nghiệm: 142/370 (38%)
Kĩ năng: 98/380 (26%)
Ngày gia nhập: 19/01/2010
Bài gởi: 6802
Được cảm ơn: 7128
Rủi ro khi mua key bản quyền giá rẻ


Mua key (*) giá rẻ rao bán trên mạng, người dùng phải sống chung với nỗi lo lắng bị cấm sử dụng phần mềm bất kỳ lúc nào.

Hiện, trên các trang mua bán điện tử phổ biến như Muare.vn, 5giay.vn, Vn-zoom… xuất hiện nhan nhản hàng trăm tin rao bán key (đoạn mã kích hoạt bản quyền) các phần mềm diệt virus như Bit Defender, Norton Antivirus, Kaspersky Internet Security (KIS), AVG, Avira…

Trong đó, key của phần mềm Kaspersky Internet Security khá “hot”, với giá 40.000 - 120.000 đồng (rẻ bằng 1/7 so với giá phân phối). Theo những người rao bán, giá key rẻ là do có người quen làm việc trong hãng "tuồn" ra.

 

 

Bản quyền phần mềm Kaspersky Internet Security được rao bán với giá chỉ 50.000 - 70.000 đồng. Có trường hợp rao bán với giá 40.000 đồng/key.

Lý giải về nguồn gốc key bản quyền giá rẻ, người rao bán cho biết, có người thân làm trong Kaspersky Việt Nam hoặc có nguồn mua key giá rẻ qua mạng.

Trong vai một người đi mua key, phóng viên Đất Việt đã tiếp xúc với một đầu mối bán hàng. Tuy nhiên, không giống với key của nhà phân phối thường in trên thẻ cào, key giá rẻ là đoạn mã in cẩu thả trên một mẩu giấy nhỏ.

Khi hỏi về  điều này, người bán thú nhận đã sử dụng CC (thẻ thanh toán tín dụng trực tuyến) để mua key trên mạng, chứ không phải có người quen trong hãng "tuồn" ra.

Để trấn an, người bán cho biết, nếu key bị khóa sẽ đền key mới trong suốt thời hạn sử dụng (khoảng 1 năm). Ngoài ra, người mua được hỗ trợ cài đặt miễn phí.

 


Việc giao dịch mua key bản quyền thực hiện rất dễ dàng, chỉ sau một cuộc hẹn qua điện thoại di động. Ảnh: Tuấn Linh

Không giống key bản quyền được các hãng phân phối, key giá rẻ được in tạm bợ trên những mẩu giấy. Với trường hợp mua bán ở xa, thậm chí, key được gửi qua tin nhắn sms hoặc thư điện tử. Ảnh: Tuấn Linh

Điều này hé lộ khả năng, người bán ăn cắp thông tin tài khoản thẻ tín dụng, rồi sử dụng thông tin đó để mua key trực tuyến, từ đó bán lại với giá rẻ kiếm lời.

Đây là một cách rửa tiền an toàn, vì tài khoản trong các thẻ tín dụng bị đánh cắp khi đổi ra tiền mặt và rút về Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn và nguy hiểm hơn là thanh toán trực tuyến (trường hợp cụ thể ở đây là mua key của các phần mềm bản quyền).

Khi được hỏi về vấn đề bản quyền KIS được rao bán một cách công khai, ông Ngô Trần Vũ, giám đốc điều hành của NTS Security (nhà phân phối độc quyền phần mềm KIS ở Việt Nam), cho biết: ” Tình trạng bán key KIS qua forum với giá siêu rẻ đã xảy ra khá lâu. Mỗi ngày có hàng ngàn bài viết liên quan đến sản phẩm, bán online qua forums, diễn đàn”.

Thế nhưng, ông Vũ khẳng định, hãng không có chính sách ưu đãi về giá dành cho nhân viên như những lời quảng cáo kể trên, đồng thời đưa ra cảnh báo: khách hàng có thể gặp rủi ro khi sử dụng key giá rẻ.

“Nếu phát hiện key bản quyền được mua trực tuyến do dùng thẻ tín dụng ăn cắp, Kaspersky sẽ vô hiệu hóa key đó”, ông Vũ nói. Ngoài ra, một key hợp pháp dùng cho nhiều máy cũng bị coi vi phạm chính sách bản quyền của hãng, sẽ bị đưa danh sách đen (blacklist) và khóa.

Tuy ông Vũ từ chối tiết lộ cơ chế phát hiện key mua từ các nguồn không minh bạch nhưng chị Nguyễn Ngọc Minh (Ngân hàng Á Châu) cho biết, hoàn toàn có thể xác định được giao dịch của 1 thẻ tín dụng với hãng bảo mật. "Chỉ cần, người mất tiền (bị ăn cắp thông tin tài khoản) lên tiếng, có thể truy ra key nào được mua bằng CC “chùa”, chị Minh nói.

Hiện ở Việt Nam, giá của các sản phẩm bảo mật có bản quyền có thể coi là rất rẻ so với mặt bằng chung trên thế giới. Ví dụ, một phần mềm diệt virus có bản quyền ở trong nước chỉ có giá 300.000 đồng/năm, rẻ bằng ¼ giá trung bình trên thị trường toàn cầu. Vì vậy, người dùng Việt Nam chẳng có lý gì mạo hiểm sử dụng các phần mềm bảo mật với key không rõ nguồn gốc.
                                                                                                                   Theo baodatviet




 
Các thành viên đã Thank tanphuong85 vì Bài viết có ích:
22/04/2010 09:04 # 2
wind2291
Cấp độ: 9 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 43/90 (48%)
Kĩ năng: 61/70 (87%)
Ngày gia nhập: 30/11/2009
Bài gởi: 403
Được cảm ơn: 271
Phản hồi: Rủi ro khi mua key bản quyền giá rẻ


Có thằng bạn đang bán cái này


my blog                                                                                my web

 
22/04/2010 13:04 # 3
tanphuong85
Cấp độ: 37 - Kỹ năng: 38

Kinh nghiệm: 142/370 (38%)
Kĩ năng: 98/380 (26%)
Ngày gia nhập: 19/01/2010
Bài gởi: 6802
Được cảm ơn: 7128
Phản hồi: Rủi ro khi mua key bản quyền giá rẻ


[Note] Key Windows bản quyền 20k-30k-50k

Hiện nay , trên thị trường và các trang rao vặt xuất hiện rất nhiều key windows bản quyền Hack lậu từ các tài khoản MSDN và Technet bán với giá 20k-30k-50k
Câu hỏi khách hàng thắc mắc là :
Key họ lấy ra từ đâu sao có giá rẻ vậy , giá 30-50k gần bằng win crack lậu ngoài cửa hàng phần mềm rồi ?
Trả lời :
Họ luôn rao có tài khoản MSDN hay Technet , là tài khoản thành viên cao cấp của Microsoft cho phép lấy key bản quyền windows
Nhưng chi phí khởi tạo tài khoản MSDN hay Technet khoảng > 230 $ và hằng năm phải nộp khoảng 200$ lệ phí. Mỗi tài khoản chỉ down được 10 key.
Vậy mà họ dám bán key windows với các giá rất bèo bọt : 20k-30k-50k , thậm chí còn thấp hơn nữa.
Và câu trả lời là tài khoản MSDN và Technet này họ không mua của Microsoft mà Hack lậu của Microsoft từ các cc chùa.
Vì với giá 20k-30k-50k / 1 key thì họ bán hết key windows cũng không bù lỗ được.

Các bạn hãy cẩn thận khi mua Key Windows luôn nha.
Nếu là sinh viên khối kỹ thuật, thử tham khảo topic này
forum.duytan.edu.vn/sites/index.aspx  để đăng lý tài khoản, và lấy phần mềm sử dụng 1 cách hợp pháp



 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024