Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
21/08/2023 20:08 # 1
Ngolamnhi
Cấp độ: 19 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 135/190 (71%)
Kĩ năng: 6/10 (60%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1845
Được cảm ơn: 6
Galileo Galilei và cuốn sách “Đối thoại của hai hệ thống chủ yếu của thế giới”


Có lẽ Galileo hơn ai cả là người có công lớn trong sự ra đời của khoa học hiện đại. Ông đã chống lại Nhà thờ Thiên chúa giáo, sự chống đối này là điểm trung tâm triết học của ông. Galileo là một trong những người khẳng định rằng con người có thể hy vọng hiểu được vũ trụ hoạt động như thế nào... [...]

Có lẽ Galileo hơn ai cả là người có công lớn trong sự ra đời của khoa học hiện đại. Ông đã chống lại Nhà thờ Thiên chúa giáo, sự chống đối này là điểm trung tâm triết học của ông. Galileo là một trong những người khẳng định rằng con người có thể hy vọng hiểu được vũ trụ hoạt động như thế nào, và ngoài ra, chúng ta có thể làm được điều đó bằng cách quan sát vụ trụ thực tại.

Galileo tin vào lý thuyết Copecnicus (cho rằng các hành tinh quay xung quanh mặt trời) từ lâu, nhưng chỉ khi tìm ra được những điều hiển nhiên chứng minh cho lý thuyết đó thì ông mới phát biểu công khai. Galileo viết  về lý thuyết của Copecnicus bằng tiếng Italy (không phải bằng tiếng Latinh hàn lâm), và quan điểm của ông được ủng hộ rộng rãi ngoài các trường Đại học. Điều này làm các giáo sư phái Aristotle giận dữ, họ liên minh chống lại Galileo và thuyết phục nhà thờ Thiên chúa triệt bỏ lý thuyết Copecnicus.

Galileo bèn đến Rome yết kiến chính quyền tôn giáo. Ông lý luận rằng Kinh thánh không nhằm mục đích nói với chúng ta mọi điều về các lý thuyết khoa học, và phải giả định rằng, những đoạn mà Kinh thánh trái với lương tri chỉ là những đoạn có tính chất phúng dụ, biểu tượng mà thôi. Nhưng Nhà thờ, lo sợ đến một vụ bê bối có thể làm thất bại cuộc đấu tranh chống đạo Tin lành, nên đã sử dụng những biện pháp đàn áp. Nhà thờ tuyên bố luận thuyết Copecnicus là “giả dối và sai lầm” vào năm 1616 và yêu cầu Galileo đừng bao giờ “bảo vệ và giữ quan điểm” lý thuyết đó. Galileo đã phục tùng.

Năm 1623, một người bạn cố tri của Galileo lên giữ chức Giáo hoàng. Lập tức Galileo tìm cách hoạt động để Nhà thờ thủ tiêu sắc lệnh năm 1616. Ông đã thất bại, tuy vậy cũng được phép viết một cuốn sách bàn luận về hai thuyết Aristotle và Copecnicus dưới hai điều kiện: không được đứng về phái nào và phải kết luận rằng con người không bao giờ xác định được vũ trụ hoạt động như thế nào bởi vì Chúa có khả năng tạo ra những hệ quả bằng cách con người không hình dung được, con người không thể áp đặt giới hạn cho quyền lực vô biên của Chúa.

Cuốn sách “Đối thoại của hai hệ thống chủ yếu của thế giới” được hoàn thành và xuất bản năm 1632. Với sự giúp đỡ triệt để của kiểm duyệt, cuốn sách ngay lập tức được hoan nghênh khắp châu Âu như là một kiệt tác về văn chương và triết học. Liền sau đó, Giáo hoàng hiểu ngay rằng độc giả đã thấy rõ cuốn sách là một tác phẩm đầy thuyết phục của lý thuyết Copecnicus và hối tiếc vì đã cho phép xuất bản. Giáo hoàng lý luận rằng mặc dầu cuốn sách đã được kiểm duyệt, nhưng Galileo vẫn vi phạm sắc lệnh năm 1616. Giáo hoàng đã đưa Galileo ra trước Tòa án dị giáo, tòa án này đã tuyên án quản thúc Galileo tại gia suốt đời và buộc ông công khai tuyên bố từ bỏ thuyết Copecnicus. Lần thứ hai, Galileo phục tùng.

Galileo vẫn là một người Thiên chúa giáo ngoan đạo, song sự tin tưởng của ông vào tính độc lập của khoa học không bao giờ bị lay chuyển. Bốn năm trước khi chết, năm 1642, trong khi ông vẫn bị quản thúc, một bản thảo của cuốn sách kiệt tác thứ hai của ông đã lọt đến một nhà xuất bản Hà Lan. Đó là cuốn “Hai khoa học mới”, cuốn sách này không chỉ là sự ủng hộ  Copecnicus, mà còn là sự hình thành của vật lý hiện đại.

Nguồn: Trích từ cuốn Lược sử thời gian của Stephen Hawking

Một bản sao của kính viễn vọng đầu tiên được cho là của Galileo Galilei, được trưng bày tại 

 

Cuộc đời

Tên đầy đủ của Galileo là Galileo di Vincenzo Bonaiuti de' Galilei. Khi ông lên 8, gia đình ông chuyển tới , nhưng ông ở lại cùng Jacopo Borghini trong hai năm. Sau đó ông đi học tại Tu viện Camaldolese ở , 35 km phía đông nam Firenze. Dù khi còn trẻ ông nghiêm túc đi theo con đường tu sĩ, nhưng ông cũng theo học y tại Đại học Pisa theo yêu cầu của cha mình. Ông không hoàn thành khoá học, mà thay vào đó nghiên cứu toán học. Năm 1589, ông được chỉ định làm giáo sư toán tại Pisa. Năm 1591 cha ông mất và ông được giao phó việc chăm lo người em trai . Năm 1592, ông tới   cho tới năm 1610. Trong giai đoạn này Galileo đã thực hiện những khám phá quan trọng trong cả khoa học lý thuyết (ví dụ, động học của chuyển động và thiên văn học) và khoa học ứng dụng (ví dụ, sức bền vật liệu, cải tiến kính thiên văn). Các quan tâm của ông gồm nghiên cứu  mà ở thời tiền hiện đại được xem là liên quan với việc nghiên cứu toán học và thiên văn học.

và cưới Sestilia Bocchineri.

Năm 1610 Galileo xuất bản một cuốn sách về các quan sát thiên văn của mình với các vệ tinh của Sao Mộc, sử dụng quan sát này để ủng hộ lý thuyết nhật tâm (mặt trời là trung tâm của vũ trụ) của vũ trụ của  chống lại thuyết địa tâm (trái đất là trung tâm của vũ trụ)  và các lý thuyết của Aristoteles. Năm sau đó, Galileo tới thăm Roma để chứng minh kính viễn vọng của mình trước các nhà triết học và toán học của Học viện Dòng Tên Rôma (Collegio Romano), và để họ tự thấy bằng mắt mình sự thực về bốn vệ tinh của Sao Mộc. Khi ở Roma ông cũng trở thành một thành viên của .

Tranh cãi với Giáo hội

Trong Kinh Thánh Kitô giáo Tây phương có đoạn nói rằng: "Chúa thiết lập Địa Cầu, Địa Cầu không lay chuyển". Cũng trong đoạn Thánh Vịnh 104:5 nói, "Chúa lập Địa Cầu trên nền vững, không chuyển lay muôn thuở muôn đời!". Hơn nữa,  1:5 viết rằng: "Mặt trời mọc rồi lặn; mặt trời vội vã ngả xuống nơi nó đã mọc lên" v.v..

Galileo đã bảo vệ (Mặt trời là trung tâm của vũ trụ của copernicus), và tuyên bố rằng nó không trái ngược với các đoạn Kinh Thánh đó. Ông lấy quan điểm của  về Kinh Thánh: không hiểu mọi đoạn theo nghĩa đen, đặc biệt khi Kinh Thánh bị nghi ngờ là cuốn sách về thơ và các bài hát, chứ không phải là một cuốn sách chỉ dẫn hay lịch sử. Những người viết Kinh Thánh đã viết từ quan điểm của thế giới Trái Đất, và từ quan điểm đó mặt trời mọc và lặn. Tuy nhiên Galileo đã công khai đặt nghi vấn sự đáng tin cậy trong đoạn  10:13 nói: "Mặt Trời liền dừng lại, Mặt Trăng lập tức đứng lại, cho đến khi dân đã trị tội các địch thù", có nghĩa là Mặt Trời và Mặt Trăng đã bị ra lệnh ngừng chuyển động để cho phép người giành chiến thắng.

Tới năm 1616 những cuộc tấn công vào Galileo đã lên tới đỉnh điểm, và ông tới  để tìm cách thuyết phục Giáo hội không ngăn cấm các ý tưởng của ông. Cuối cùng, hồng y Bellarmino, theo các chỉ thị của Toà án dị giáo, ra lệnh cho ông "không tin hay bảo vệ" ý tưởng rằng Trái Đất di chuyển và Mặt Trời đứng yên ở trung tâm. Chỉ thị không ngăn cản Galileo thảo luận các lý thuyết nhật tâm (vì thế duy trì một sự chia rẽ bên ngoài giữa khoa học và giáo hội). Trong nhiều năm tiếp theo Galileo đứng ngoài cuộc tranh cãi. Ông tiếp tục dự án của mình khi viết một cuốn sách về chủ đề này, được khuyến khích bởi sự lên ngôi của hồng y Barberini khi ông trở thành  năm 1623. Barberini là một người bạn và là người hâm mộ Galileo, và đã phản đối cuộc kết án Galileo năm 1616. Cuốn sách,  được xuất bản năm 1632, với sự cho phép chính thức của  và Giáo hoàng.

Đích thân Giáo hoàng Urbanô VIII yêu cầu Galileo đưa ra những lý lẽ ủng hộ và chống thuyết nhật tâm trong cuốn sách, và cẩn thận không ủng hộ thuyết nhật tâm. Ông lại có một yêu cầu khác, rằng các quan điểm của riêng mình về vấn đề sẽ được đưa vào trong cuốn sách của Galileo. Chỉ yêu cầu sau cùng này được Galileo thực hiện. Không biết vô tình hay hữu ý, Simplicio, người bảo vệ quan điểm Địa tâm của Aristoteles trong  thường tự mắc vào các lỗi của chín mình và thỉnh thoảng có vẻ như một người thiểu năng. Điều này khiến Đối thoại về Hai Hệ thống Thế giới Chính có vẻ là một cuốn sách cổ vũ; một cuộc tấn công vào hệ nhật tâm của Aristoteles và bảo vệ lý thuyết của Copernicus. Nguy hại hơn, Galileo đã đặt các lời lẽ của Giáo hoàng Urbanô VIII vào miệng Simplicio. Đa số các nhà sử học đồng ý rằng Galileo hành động một cách không chủ ý và bị cô lập trước phản ứng với cuốn sách của mình. Tuy nhiên, Giáo hoàng không xem nhẹ sự nhạo báng bị nghi ngờ đó. Galileo đã mất một trong những người ủng hộ lớn và quyền uy nhất của mình, và bị gọi tới Rôma để bảo vệ những điều ông đã viết.

Với việc để mất nhiều người ủng hộ tại Rôma vì cuốn Đối thoại về Hai Hệ thống Thế giới Chính, Galileo bị gọi ra trước toà vì nghi ngờ dị giáo năm 1633. Phán quyết của Toà án dị giáo nằm trong ba phần chính:

- Galileo bị xác định "rất nghi ngờ về dị giáo", nói rõ là đã tin vào các ý kiến rằng Mặt Trời nằm im ở trung tâm vũ trụ, rằng Trái Đất không phải trung tâm vũ trụ và chuyển động, rằng một người có thể tin vào và bảo vệ một ý kiến coi nó là đúng sau khi nó đã bị tuyên bố là trái ngược với Kinh Thánh linh thiêng. Ông bị yêu cầu  các ý kiến đó.

- Ông bị ra lệnh bỏ tù; phán quyết này sau đó được đổi thành

- Cuốn Đối thoại của ông bị cấm; và trong một hành động không được công bố tại phiên xử, việc xuất bản mọi tác phẩm của ông bị cấm, gồm cả những tác phẩm ông có thể viết trong tương lai.

Theo truyền thuyết dân gian, sau khi công khai từ bỏ lý thuyết của ông rằng Trái Đất quay quanh Mặt Trời, Galileo được cho là đã thì thầm câu mang tính chống đối sau:, nhưng không có bằng chứng rằng thực tế ông đã nói câu đó hay một thứ gì khác như thế. Lời kể đầu tiên về việc này xuất hiện một thế kỷ sau khi ông mất.

Sau một giai đoạn thân thiết với  (Tổng giám mục ), Galileo được cho phép quay trở lại ngôi nhà của ông tại  gần Firenze, nơi ông sống nốt phần đời trong tình trạng bị quản thúc, và nơi ông cuối cùng bị mù hoàn toàn. Chính khi bị quản thúc Galileo đã dành trọn thời gian cho một trong những tác phẩm tốt nhất của ông,  Ở đây ông đã tóm tắt công việc mà mình đã làm trong khoảng bốn mươi năm, về hai khoa học hiện được gọi là  và  Cuốn sách này nhận được sự đánh giá cao từ . Nhờ tác phẩm này, Galileo thường được gọi là "người cha của vật lý hiện đại".

Galileo mất ngày 8 tháng 1 năm 1642 ở tuổi 77. Đại Công tước Toscana,  muốn chôn cất ông trong tòa nhà chính của  gần lăng mộ của cha ông và các tổ tiên khác, và dựng một lăng mộ bằng đá hoa để vinh danh ông. Tuy nhiên, các kế hoạch này đã bị loại bỏ, sau khi Giáo hoàng Urbanô VIII và cháu của mình hồng y Francesco Barberini phản đối. Thay vào đó ông được chôn cất trong một căn phòng nhỏ bên cạnh nhà nguyện của những tu sĩ mới ngay cuối một hành lang từ gian bên phía nam của   tới phòng để đồ thờ. Ông được chôn lại trong phòng chính của vương cung thánh đường năm 1737 sau khi một đài kỷ niệm đã được dựng ở đó để vinh danh ông.

Lệnh cấm in lại các tác phẩm của Galileo của Toà án dị dáo được dỡ bỏ năm 1718 khi có giấy phép cho phép xuất bản các tác phẩm của ông (ngoại trừ cuốn Đối thoại đã bị lên án) tại Firenze. Năm 1741 cho phép xuất bản một bộ hoàn chỉnh các tác phẩm khoa học của Galileo gồm một phiên bản không bị kiểm duyệt nhiều của Đối thoại. Năm 1758 lệnh cấm chung với các tác phẩm ủng hộ thuyết nhật tâm của ông bị dỡ bỏ trong , dù lệnh cấm rõ ràng về các phiên bản chưa được kiểm duyệt của cuốn Đối thoại và cuốn Về chuyển động quay của Copernicus vẫn còn lại. Tất cả dấu vết về sự phản đối chính thức với hệ nhật tâm của Giáo hội biến mất năm 1835 khi các tác phẩm này cuối cùng được loại khỏi danh mục.

Năm 1939, trong bài nói chuyện đầu tiên trước Viện hàn lâm Khoa học Giáo hoàng được một vài tháng sau khi được bầu lên vị trí Giáo hoàng,  đã miêu tả Galileo là một trong số "các anh hùng táo bạo nhất trong nghiên cứu ... không sợ hãi trước những trở ngại và nguy hiểm khi thực hiện công việc, cũng không mù quáng tuân theo những vĩ nhân thời trước" Cố vấn thân cận của ông trong 40 năm, Giáo sư Robert Leiber đã viết: "Piô XII đã rất cẩn thận để không đóng bất kỳ cánh cửa nào một cách vội vã (với khoa học). Ông là người nhiệt tâm về vấn đề này và đã hối tiếc về nó trường hợp của Galileo".

Ngày 15 tháng 2 năm 1990, trong một bài phát biểu tại  Hồng y Ratzinger (sau này trở thành ) đã dẫn ra một số quan điểm hiện tại về vụ Galileo như nguyên nhân hình thành cái mà ông gọi là "một trường hợp có tính triệu chứng cho phép chúng ta thấy sự tự nghi ngờ của thời đại hiện đại, của khoa học và công nghệ ngày nay đi sâu tới mức nào". Một số quan điểm ông trích dẫn là các quan điểm của nhà triết học, người mà ông cho rằng đã nói "Giáo hội ở thời điểm của Galileo tuân theo lý lẽ mạnh hơn chính Galileo, và giáo hội cũng xem xét các hậu quả đạo đức và xã hội của các bài giảng của Galileo. Tuyên bố của giáo hội chống lại Galileo là dựa trên lý trí và chính xác và việc xem xét lại phán quyết đó chỉ công bằng khi dựa trên nền tảng của thời điểm chính trị". Hồng y không nói rõ liệu ông đồng ý hay không đồng ý với các ý kiến của Feyerabend. Tuy nhiên, ông đã nói: "Sẽ là điên rồ khi thực hiện một lời xin lỗi bốc đồng trên cơ sở của những quan điểm đó".

Ngày 30 tháng 11 năm 1992, đã thể hiện sự hối tiếc về cách vụ Galileo được phán xét, và chính thức công nhận rằng Trái Đất không đứng yên, như kết quả của một cuộc nghiên cứu do tiến hành. Tháng 3 năm 2008, Vatican đề nghị hoàn thành việc phục hồi cho Galileo bằng cách dựng một bức tượng ông bên trong những bức tường thành Vatican. Tháng 12 cùng năm, trong các sự kiện kỷ niệm lần thứ 400 những quan sát thiên văn bằng kính viễn vọng sớm nhất của Galileo, Giáo hoàng Biển Đức XVI đã ca ngợi những đóng góp của ông cho thiên văn học.




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024