Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
06/11/2022 23:11 # 1
phanvanvy
Cấp độ: 24 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 48/240 (20%)
Kĩ năng: 6/20 (30%)
Ngày gia nhập: 07/02/2020
Bài gởi: 2808
Được cảm ơn: 16
Đổ mồ hôi nhiều khi ngủ có đáng lo ngại?


Đổ mồ hôi ban đêm thường do phòng nóng, thay đổi nhiệt độ cơ thể và khắc phục được, song cũng có thể xuất phát từ các bệnh như ung thư, cường giáp.

Nhiệt độ cơ thể bắt đầu giảm trước khi bạn đi ngủ, đồng thời với việc giải phóng hormone melatonin có tác dụng gây buồn ngủ. Nếu điều này không xảy ra, bạn có thể đổ mồ hôi nhiều hơn. Trường hợp bạn đổ mồ hôi ban đêm liên tục trong suốt 2-3 tháng thì nên đến khám bác sĩ. Vì một số nguyên nhân có thể vô hại, thay đổi được nhưng cũng có thể do bệnh lý. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến khiến bạn tăng tiết mồ hôi khi ngủ.

Phòng quá nóng: Các loại vải kém thoáng khí (như đồ ngủ bằng vải nỉ) có thể khiến bạn khó chợp mắt. Khi ngủ, nhiệt độ của cơ thể thường giảm xuống thấp hơn 1-2 độ so với bình thường. Do đó, phòng quá nóng có thể cản trở khả năng đi vào giấc ngủ của bạn.

Tăng tiết mồ hôi: Theo Học viện Da liễu Mỹ, tăng tiết mồ hôi khiến một người đổ mồ hôi nhiều hơn mức cần thiết. Chứng tăng tiết mồ hôi thường ảnh hưởng đến các bộ phận cụ thể như lòng bàn tay, bàn chân, nách và đầu. Nếu bạn gặp tình trạng này thì nên đến gặp bác sĩ để có biện pháp cải thiện phù hợp.

Gặp ác mộng: Bất cứ điều gì gây gia tăng giao cảm đều có thể dẫn đến ra mồ hôi. Nếu bạn gặp những cơn ác mộng dai dẳng và liên tục thì nên thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân. Thông thường, người thường gặp ác mộng là do căng thẳng.

Thay đổi nội tiết tố: Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến phụ nữ đổ mồ hôi về đêm là do lượng estrogen thay đổi. Thời kỳ mãn kinh thường gây ra những cơn bốc hỏa. Đổ mồ hôi cũng có thể xảy ra vào những thời điểm khác trong ngày. Nếu chị em đang mang thai hoặc trong kỳ kinh nguyệt, những dao động hormone cũng có thể dẫn đến tăng tiết mồ hôi trong đêm. Tuy nhiên, mãn kinh có xu hướng gây đổ mồ hôi dai dẳng nhất và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Căng thẳng: Căng thẳng có thể theo bạn vào giấc ngủ biểu hiện bằng việc tiết mồ hôi quá nhiều. Tăng tiết mồ hôi có thể là một triệu chứng do cơ thể lo lắng, gây ra phản ứng tự vệ hoặc trốn chạy (xảy ra khi cơ thể cảm nhận một sự đe dọa, tấn công hay nguy hiểm đến sự sống còn). Các hormone căng thẳng liên quan làm tăng tiêu hao năng lượng và mồ hôi tiết ra để hạ nhiệt độ cơ thể.

Khi bạn cảm thấy bồn chồn hoặc căng thẳng trước khi đi ngủ, nhịp tim nhanh và thở gấp, bạn có thể cố gắng giảm căng thẳng này bằng hạn chế thời gian sử dụng thiết bị điện tử và dành ra một khoảng thời gian (30 phút hoặc lâu hơn) để thư giãn, thiền trước khi lên giường.

Tập thể dục gần giờ đi ngủ: Vận động quá nhiều gần giờ đi ngủ khiến tăng tỷ lệ trao đổi chất, nhiệt độ cơ thể tăng lên. Bạn nên tập thể dục trong khoảng hai giờ trước khi đi ngủ.

Dùng thuốc chống trầm cảm: Bệnh nhân dùng thuốc chống trầm cảm thường ra mồ hôi lúc ngủ. Lý do là một số loại thuốc nhất định có thể gây ra phản ứng adrenergic, liên quan đến mức adrenaline (một loại hormone có tác dụng trực tiếp lên hệ thống thần kinh giao cảm) và dẫn đến đổ mồ hôi. Người bệnh nên nói chuyện với bác sĩ để được kê đơn thuốc giúp làm dịu adrenergic, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cơ thể chống lại nhiễm trùng: Nhiễm trùng có liên quan đến sự thay đổi nhiệt độ vì chúng đi kèm với những cơn sốt. Đây là lý do phổ biến khiến người bệnh tăng tiết mồ hôi. Một bệnh nhiễm trùng hiếm gặp thường liên quan đến ra mồ hôi ban đêm là lao. Những người có tình trạng suy giảm miễn dịch như như nhiễm HIV có thể dễ bị phát triển bệnh lao. Bạn có thể bắt đầu đổ mồ hôi khi ngủ trước khi bắt đầu ho hoặc nhận ra điều gì đó không ổn.

Ung thư hạch bạch huyết: Theo Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ, ung thư hạch - một bệnh ung thư liên quan đến hệ thống miễn dịch có thể gây ra nhiều triệu chứng như sốt, sụt cân và đổ mồ hôi vào ban đêm, đôi khi còn xảy ra vào ban ngày. Cơ thể người bệnh có thể nhận ra ung thư hạch và tăng nhiệt độ để chống lại. Vì vậy, bạn nên đến gặp bác sĩ nếu đang gặp các triệu chứng này để được kiểm tra.

Hạ đường huyết: Hạ đường huyết xảy ra khi lượng đường trong máu giảm quá thấp và gây ra nhiều triệu chứng bao gồm lú lẫn, chóng mặt và trong một số trường hợp là đổ mồ hôi ban đêm. Khi lượng đường trong máu giảm xuống, cơ thể bạn sẽ sử dụng các hormone như cortisol để cố gắng duy trì mức đường huyết bình thường và chức năng của các cơ quan, do đó, kích hoạt hệ thống thần kinh tự chủ. Sự kích hoạt đó có thể dẫn đến tăng tiết mồ hôi. Đôi khi tình trạng này có thể xuất hiện đột ngột kèm theo các dấu hiệu hạ đường huyết và người bệnh cần sử dụng glucose bằng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch.

Cường giáp: Hormone tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng năng lượng và một số triệu chứng của nó bao gồm yếu cơ, thay đổi tâm trạng và khó chịu nhiệt. Nếu người bệnh đổ mồ hôi ban đêm liên quan đến cường giáp thì thường xảy ra vào thời điểm nhất định, chứ không phải ngẫu nhiên và thường kèm theo các triệu chứng khác.

Khối u hiếm gặp ở tuyến thượng thận: U tủy thượng thận là những khối u nội tiết thần kinh hiếm gặp của tuyến thượng thận. Khối u này thường lành tính bắt đầu từ các tế bào của tuyến thượng thận. Các triệu chứng có liên quan như đau đầu từng cơn, đổ mồ hôi và nhịp tim nhanh. Khối u giải phóng quá mức các hormone như adrenaline và epinephrine có thể khiến bạn ướt đẫm drap giường. Tình trạng này được kích hoạt bởi các hormone dư thừa.

Hội chứng carcinoid: Đổ mồ hôi trong khi ngủ là một triệu chứng phổ biến của rối loạn hormone, vì chúng có thể khiến các chức năng của cơ thể không hoạt động. Một rối loạn hormone có thể dẫn đến đổ mồ hôi trong đêm là hội chứng carcinoid (xảy ra khi một khối u tiết ra một số hóa chất vào máu). Khối u này xảy ra phổ biến ở đường tiêu hóa.

Kim Uyên
(Theo Womens’ Health)




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024