Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
30/10/2022 20:10 # 1
vutmaihoa
Cấp độ: 20 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 68/200 (34%)
Kĩ năng: 5/20 (25%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1968
Được cảm ơn: 15
ƯU TIÊN LỰA CHỌN THUỐC HẠ ÁP KHI CÓ BIẾN CỐ ĐÍCH HOẶC BỆNH PHỐI HỢP


1, Các nhóm thuốc hạ áp thường dùng

* Thuốc lợi tiểu:

- Thuốc hàng đầu gồm lợi tiểu thiazid (như hydrochlorothiazid) hoặc giống thiazid (như indapamid, chlorthalidon).

- Hydroclorothiazid: không được ưa dùng bằng chlorthalidon và indapamid (đơn trị) nhưng vẫn có thể dùng phối hợp.

- Cơ chế TD thiazid: Ức chế đồng vận chuyển Na+/Cl- ở ống lượn xa.

- Chỉ định của thiazid: THA, suy tim, phù.

- Chống chỉ định: Suy thận nặng, hội chứng gan - não, hạ kali máu, gút.

- TDKMM: Rối loạn điện giải, tăng acid uric máu, rối loạn chuyển hóa.

- Thuốc: Chlorthalidon: 12,5 - 25 mg/ngày; hydroclorothiazid: 25 mg/ngày; indapamid: 1,5 mg/ngày.

++Lợi tiểu kháng aldosteron là thuốc lợi tiểu giữ Kali máu. Thường được dùng phối hợp với lợi tiểu làm giảm kali máu.

-Cơ chế: Thuốc đối lập với aldosteron- spironolacton, công thức gần giống với aldosteron tại receptor ở ống lượn xa, nên còn gọi là thuốc kháng aldosteron. Tác dụng thải trừ Na+ của thuốc phụ thuộc vào số lượng aldosteron bài tiết và bị ức chế.

Liều dùng khởi đầu spironolacton: 25mg/ ngày. Liều duy trì 25-75mg/ngày

+++Lợi niệu quai

- Cơ chế tác dụng: Ức chế cùng vận chuyển của 1 Na+, 1 K+, 2 Cl ở đoạn phình to của nhánh lên quai Henle. Vì vậy làm tăng thải trừ Na+, Cl- và K+.

- Tác dụng ức chế CA yếu

- Chỉ định: như nhóm thiazid. Có tác dụng nhanh nên còn được dùng trong cấp cứu như phù nặng, phù phổi cấp, cơn tăng huyết áp.

Liều dùng khởi đầu: 20 mg, liều duy trì: 20-120 mg/ngày

*Ức chế enzym chuyển angiotensin (ACEI):

- Được xem là thuốc điều trị hàng đầu THA nguyên phát.

- Cơ chế TD: Ức chế enzym chuyển do vậy làm giảm tạo angiotensin II

- Chỉ định: THA; Suy tim; Sau nhồi máu cơ tim; Dự phòng bệnh thận ĐTĐ

- Chống chỉ định: Có thai, hẹp động mạch thận, phối hợp với aliskiren.

- TDKMM: Ho khan, tăng kali máu, suy thận, RLTH...

Liều dùng: Enalapril liều: 5-40mg; /ngày

Lisinopril:5-40 mg/ngày

Perindopril: 5-10mg/ngày

*Thuốc ức chế thụ thể AT1 của angiotensin II:

- Cơ chế TD: Ức chế thụ thể AT1 của angiotensin II, ức chế co mạch, giảm aldosteron- Được xem là thuốc điều trị hàng đầu THA nguyên phát.

- Chỉ định: THA; Suy tim; Bệnh lý mạch vành

- Chống chỉ định: Phụ nữ có thai, suy gan nặng, phối hợp aliskiren.

- TDKMM: Tương tự như ACEI, do không ức chế enzym chuyển nên hạn chế TDKMM liên quan ứ đọng bradykinin (ho khan, phù mạch).

Liều dùng:

Ibesartan: liều khởi đầu 75 mg/ngày, liều duy trì 10-300 mg/ngày

Losartan: liều khởi đầu 25 mg, liều duy trì 25-100 mg/ngày

Valsartan: liều khởi đầu 80 mg/ngày, liều duy trì 80-320 mg/ngày

* Chẹn kênh calci (CCB):

- Bao gồm Dihydropyridin (DHP) và Non - Dihydropyridin.

- DHP được xem là thuốc điều trị hàng đầu THA nguyên phát.

- Cơ chế TD: Chẹn kênh calci typ L trên tế bào cơ trơn thành mạch và cơ tim.

- Chỉ định: THA; CĐTN ổn định hoặc Prinzmetal; Loạn nhịp nhanh (Non - DHP)

- Chống chỉ định: Tụt HA, suy tim nặng, suy tim sau NMCT.

- TDKMM: Với DHP: Mạch nhanh, suy tim, loạn nhịp, tụt HA, phù ngoại vi, RLTH,

Liều dùng:

-Loại DPH:

Amlodipin :2,5 – 10 mg / ngày

Nifedipin: 10 – 40 mg hai lần mỗi ngày, dạng CR: 20 – 120 mg/ngày

- Loại Non - Dihydropyridin: Verapamil 80 – 160 mg/ngày

*Thuốc chẹn beta giao cảm

- Cơ chế chính: chẹn thụ thể beta giao cảm đối với catecholamin---> giảm nhịp tim và cung lượng tim; cũng giảm nồng độ renin máu, tăng giải phóng prostaglandin gây giãn mạch.

- Có các nhóm thuốc:

Chẹn không chọn lọc β1 và β2: propranolol, timolol, pindolol

Chẹn chọn lọc β1: metoprolol, atenolol, bisoprolol..

Chẹn cả β và α giao cảm: carvedilol, labetalol

- Chống chỉ định của thuốc chẹn β giao cảm:Nhịp chậm, block nhĩ thất ,Suy tim nặng/ tiến triển (suy tim ướt),Các bệnh phổi co thắt như hen phế quản, đợt tiến triển COPD, Bệnh động mạch ngoại vi

-Thận trọng đối với bệnh nhân đái tháo đường, rối loạn mỡ máu.

- Tác dụng phụ có thể gây hủy hoại tế bào gan, hạ huyết áp tư thế, hội chứng giống lupus ban đỏ, run chân tay, bùng phát tăng huyết áp khi ngừng thuốc đột ngột.

-Liều dùng:

Atenolol: 2.5-20 mg/ngày

Bisoprolol:2.5-2. mg/ngày

Metoprolol: 50-200mg/ngày

Propranolol: 40-160mg/ngày Tác dụng

*Methyldopa

-Cơ chế: Là một thuốc hạ huyết áp có cấu trúc liên quan đến các catecholamin và tiền chất của chúng. Tác dụng chống tăng huyết áp của methyldopa có thể do thuốc được chuyển hóa ở hệ thống thần kinh trung ương thành alpha methyl norepinephrin, chất này kích thích các thụ thể alpha adrenergic dẫn đến giảm trương lực giao cảm và giảm huyết áp. Vì vậy methyldopa được coi là thuốc liệt giao cảm có tác động trung ương.

- Tác dụng: Methyldopa làm giảm huyết áp cả ở tư thế đứng và tư thế nằm. Thuốc không có ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng thận và tim. Cung lượng tim thường được duy trì; không thấy tăng tần số tim.

- Chỉ định: Tăng huyết áp. Thuốc được lựa chọn khi tăng huyết áp ở người mang thai.

- Chống chỉ định:Bệnh gan đang hoạt động như viêm gan cấp và xơ gan đang tiến triển,u tế bào ưa crôm, người đang dùng thuốc ức chế MAO.

- Thận trọng:Tiền sử bệnh gan hoặc rối loạn chức năng gan từ trước; suy thận nặng; tiền sử thiếu máu tan huyết; bệnh Parkinson; trầm cảm tâm thần; rối loạn chuyển hóa porphyrin; xơ vữa động mạch não.

Liều dùng: 250-2000mg/ngày

2, Chỉ định ưu tiên lựa chọn thuốc hạ áp theo bảng dưới đây

Nguồn: sách dược lý YHN, sách bệnh học nội khoa tập 1 YHN




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024