Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
28/04/2022 18:04 # 1
vutmaihoa
Cấp độ: 20 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 68/200 (34%)
Kĩ năng: 5/20 (25%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1968
Được cảm ơn: 15
Làm gì khi mắc kẹt trong vòng lặp của nỗi đau?


Bạn đã bao giờ nghe đến 5 giai đoạn của nỗi đau chưa? Đây là mô hình cảm xúc con người, được phát triển bởi nhà tâm thần học Elisabeth Kübler-Ross.

Mô hình được biết đến và nhanh chóng trở nên nổi tiếng khi bà cho xuất bản cuốn sách "On Death and Dying" vào năm 1969. Bà tạo ra mô hình với mục đích ban đầu là để mô tả lại những cảm xúc nội tâm của con người khi đối mặt với cái c.h.ế.t. Tuy nhiên, mô hình sau đó được áp dụng kể cả khi con người nói chung về những nỗi đau.

Đa phần, mọi người sẽ ít nhiều cảm nhận được cả 5 trạng thái khi gặp phải tổn thương. Tùy vào trạng huống, cũng sẽ có người không trải qua đầy đủ cả 5 giai đoạn.

1. Denial (Chối bỏ)

Đây là cảm xúc nguyên thủy nhất của con người khi mắc phải những tổn thương, mất mát về mặt tinh thần. Bởi chúng ta quá ngỡ ngàng để có thể chấp nhận sự thật. Nó là bước đệm để ta bước sang những giai đoạn khó khăn hơn.

Biểu hiện: trốn tránh sự thật, bám lấy những hy vọng hão huyền. Vì chối bỏ sự thật mang đến cảm giác an toàn."Đây không phải là sự thật, đúng không?".

2. Anger (Tức giận)

Ở giai đoạn này, những cảm xúc dồn nén bật ra dữ dội hơn bao giờ hết. Cơn tức giận có thể lên bản thân hay đến cả những người xung quanh bởi chúng ta không thể kiềm chế được hành vi của bản thân.

Biểu hiện: Dễ nổi nóng, cảm xúc thất thường.

3. Bargaining (Thương lượng)

Chúng ta tự an ủi bản thân, tự thương lượng với chính mình. Tự nhủ rằng mọi chuyện sẽ ổn thôi. Đây cũng chính là lúc tự chúng ta đặt ra những câu hỏi "nếu như?". Nếu như mình cố gắng hơn? Nếu như mình đã học bài đó? Giá như chuyện này không xảy ra?

Biểu hiện: Tự tạo ra những viễn cảnh “nếu như” để an ủi bản thân,...

4. Depression (Trầm cảm)

Đây là giai đoạn nguy hiểm hơn hết bởi nó đem đến con người nhiều cảm xúc tiêu cực. Khi nỗi buồn, nỗi đau, nỗi thất vọng chiếm kiểm soát khi nhận ra những nỗ lực vô ích của bản thân sẽ không thay đổi được hiện tại. Con người mất đi phương hướng cùng cảm giác chênh vênh, lạc lõng. Tình trạng kéo dài dễ dẫn đến rối loạn lo âu hay nặng hơn trầm cảm.

Biểu hiện: Đau buồn, dễ khóc,..

5. Acceptance (Chấp nhận)

Giai đoạn cuối cùng - chính là lúc bạn thật sự chấp nhận hiện tại và bước tiếp. Chấp nhận kết quả để từ đó rút ra những bài học quý giá cho bản thân.

Là lúc bạn bước ra ánh sáng tìm cho mình con đường mới và trở thành một phiên bản hoàn hảo hơn của bản thân mình. Khi vượt qua được hố sâu cùng cực của cảm xúc, con người sẽ có thể chấp nhận những nỗi đau.

Biểu hiện: Suy nghĩ thoáng hơn, nhẹ nhõm, bình tâm,...

Làm gì khi mắc kẹt trong vòng lặp của nỗi đau?

Ngoài những việc làm như trò chuyện cùng người thân thiết hay làm những việc mình yêu thích, dưới đây là một số những điều bạn có thể làm để chấm dứt vòng lặp của đau thương và tìm ra một lối đi mới cho bản thân.

1. Xác định bản thân đang “dậm chân” tại vùng cảm xúc nào:

Nhận thức được bản thân đang ở trong giai đoạn nào của cảm xúc, giúp chúng ta bình tĩnh hơn để đối mặt với những cảm xúc sâu thẩm nhất của mình.

Từ đó, việc vượt qua giai đoạn trầm cảm để đến với bước chấp nhận bản thân trở nên dễ dàng hơn, chấp nhận những điểm tốt và chưa tốt từ đó tìm cách để hoàn thiện mình.

2. Tìm ra “Safe Zone” cho mình:

Safe Zone có thể là một nơi mà bản thân cảm thấy an toàn, bình yên nhất. Nơi bản thân có thể chìm đắm trong những cảm xúc chân thật nhất của bản thân. Để đối diện, chiêm nghiệm và tìm ra một câu trả lời cho những cảm xúc của bản thân.

3. Đối mặt với cội nguồn của nỗi đau:

Cội nguồn của nỗi đau có thể là một sự việc, một vấn đề hay một khoảnh khắc đã đẩy chúng ta vào vùng của những cảm xúc tiêu cực ngự trị.

Xác định được cội nguồn chính là cách để ta tìm cách chấp nhận và đối diện với nỗi đau, đồng thời giải quyết những cảm xúc tiêu cực một cách đúng đắn nhất.

4. Ôm chầm lấy cơn đau và bước tiếp:

Sợ hãi những cảm xúc của bản thân hay tìm cách mặc kệ chúng chỉ càng làm mọi thứ tồi tệ hơn. Vì suy cho cùng, những cảm xúc dẫu tiêu cực hay tích cực thì chúng đều là 1 phần đã tạo dựng nên ta của ngày hôm nay.

Vì thế, hãy tha thứ cho những khuyết điểm của bản thân, học cách ôm chầm lấy những nỗi tự ti đó để cho chúng ta một cơ hội “vẽ hoa” vào những vết sẹo tinh thần. Để chúng ta nở rộ như đóa hoa, tỏa sáng như ánh nắng mặt trời.

Vì bạn, vì mình - vì chúng ta đều xứng đáng nhận được những điều tốt đẹp nhất cho sự dũng cảm chấp nhận tha thứ cho những nỗi đau của riêng mình.

Lời cuối:

Và bởi nỗi đau tồn tại dưới muôn hình vạn trạng. Bạn - tớ - chúng ta, ai rồi cũng sẽ phải va chạm với những nỗi đau như thế. Để có cho mình những bài học, để biết trân trọng những khoảnh khắc của hạnh phúc và để biết rằng chúng ta cũng có thể mạnh mẽ như thế nào khi đối mặt với nỗi đau.

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024