Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
18/01/2022 22:01 # 1
hienhien1503
Cấp độ: 25 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 99/250 (40%)
Kĩ năng: 4/20 (20%)
Ngày gia nhập: 04/08/2018
Bài gởi: 3099
Được cảm ơn: 14
Tiêm vắc-xin 6 trong 1 - Món quà sức khoẻ mừng con chào đời trọn vẹn


Tiêm vắc-xin 6 trong 1 chính là một trong những món quà sức khỏe ý nghĩa mà bố mẹ dành tặng con, trao cho con một khởi đầu khỏe mạnh.

Tầm quan trọng của vắc-xin 6 trong 1

Với những phụ huynh sắp sinh em bé hoặc ba mẹ có con từ 0-2 tuổi, cần tìm hiểu thông tin về các mũi tiêm vắc-xin 6 trong 1, giúp phòng ngừa các căn bệnh nguy hiểm gồm bạch hầu - uốn ván - ho gà - bại liệt - viêm gan B - bệnh do vi khuẩn Hib. 

"Trẻ nhỏ sau khi ra đời, miễn dịch được truyền từ mẹ chỉ tồn tại một thời gian ngắn. Trong khi đó, môi trường xung quanh lại tồn tại nhiều tác nhân gây bệnh như lao, viêm gan siêu vi B, bạch hầu, uốn ván, ho gà, bệnh do vi khuẩn Hib… Việc phòng ngừa những căn bệnh này rất quan trọng, bởi trẻ càng nhỏ càng dễ mắc bệnh và dễ để lại di chứng", BS. Trương Hữu Khanh, Nguyên Trưởng khoa nhiễm - Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 chia sẻ trong chương trình Tư vấn trực tuyến "Tiêm vắc-xin phòng 6 bệnh nguy hiểm - Món quà sức khoẻ mừng con chào đời trọn vẹn" do Hội y học dự phòng Việt Nam tổ chức và Công ty TNHH Sanofi-Aventis Việt Nam, thuộc tập đoàn Sanofi - Pháp tài trợ. 

Giải đáp thêm thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh về hiệu quả mũi tiêm 6 trong 1, BS.CKII Huỳnh Minh Trúc - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Cần Thơ cho biết: "Đây có thể xem là một tiến bộ của y khoa. Thay vì tiêm liều đơn như trước kia, mỗi loại vắc-xin tiêm một mũi thì hiện nay đã gom chung 6 mũi vô 1 mũi vắc-xin, đã giảm số lần tiêm cho trẻ rất nhiều. Đồng thời, các nghiên cứu cũng chứng minh cơ thể trẻ hoàn toàn có thể dung nạp nhiều loại kháng nguyên. Loại vắc-xin 6 trong 1 cũng đã phổ biến từ lâu, sử dụng rộng rãi trên thế giới với cải tiến công nghệ theo từng giai đoạn để đạt hiệu quả và độ an toàn cao nhất".

Vắc-xin 6 trong 1 và những điều phụ huynh cần lưu ý

 
 
Tiêm vắc-xin 6 trong 1 - Món quà sức khoẻ mừng con chào đời trọn vẹn - Ảnh 1.
 

Về lịch tiêm vắc-xin 6 trong 1, các chuyên gia tư vấn: Vắc-xin 6 trong 1 gồm 4 liều, trong đó có 3 liều (mũi) cơ bản, tùy từng điều kiện, có thể triển khai theo phác đồ các mũi cách nhau 1 - 2 tháng, 3 mũi này tốt nhất là nên hoàn thành trước khi trẻ được 6 tháng tuổi hoặc chậm nhất là khi trẻ được 1 tuổi; và 1 liều nhắc (mũi thứ 4) khi trẻ đủ 15-18 tháng và cần hoàn thành trước khi trẻ được 2 tuổi để kéo dài khả năng bảo vệ. 

Các chuyên gia lưu ý phụ huynh cần cho trẻ tiêm chủng đủ liều và đúng lịch để đảm bảo tính an toàn của vắc-xin và tối ưu hóa hiệu quả bảo vệ. Trong trường hợp đã bỏ lỡ lịch tiêm của trẻ, phụ huynh cần đưa con đi tiêm bù ngay khi có thể. Đồng thời, bố mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêm để có sự lựa chọn phù hợp cho con.

"Tất cả các loại vắc-xin trên thị trường đều an toàn và có thể tiêm chủng cho trẻ. Vắc-xin 6 trong 1 hiện có loại pha sẵn, có thể tiêm ngay khi mở hộp mà không cần qua bước pha hoàn nguyên, giúp rút ngắn thời gian tiêm chủng" - BS. Khanh chia sẻ. 

Các mẹ cần chuẩn bị gì trước và sau khi tiêm vắc-xin 6 trong 1? 

Bố mẹ cũng cần lưu ý một số điểm trước và sau khi tiêm phòng để chăm sóc con yêu tốt hơn. Cụ thể, trước khi tiêm, phụ huynh cần tuân thủ các nguyên tắc an toàn và phối hợp tốt với bác sĩ. Hãy cung cấp các thông tin về tình hình sức khoẻ của trẻ để có sự đánh giá chính xác. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra quyết định đúng đắn nhất có nên tiêm hay không.

Sau tiêm phòng, mẹ cần ở lại cơ sở y tế khoảng 30 phút để quan sát các phản ứng của trẻ. Khi về nhà, mẹ cần tiếp tục theo dõi ít nhất 24 đến 48 giờ tiếp theo. Lúc này, hãy xem cơ thể trẻ sẽ có dấu hiệu thường thấy như sốt, quấy khóc, rối loạn tiêu hoá, sưng tấy nơi tiêm… Dựa trên tình hình của con, mẹ có thể chườm mát hoặc cho uống thuốc giảm đau, hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ.

Trễ lịch tiêm vắc-xin, bố mẹ cần làm gì?

Tiêm phòng vắc-xin cần đủ liều, đúng lịch và nếu trễ thì bố mẹ cần cho bé đi tiêm càng sớm càng tốt, là lời khuyên chung của hai bác sĩ. 

"Trong trường hợp này, bố mẹ hãy tiếp tục tiêm các mũi tiếp theo mà không cần tiêm lại. Chẳng hạn, bé đã tiêm hai mũi ở tháng 3, 4 nhưng tháng 5 lỡ hẹn thì sang tháng 6 vẫn có thể tiêm tiếp mũi 3 để hoàn thành liều cơ bản. Sau đó, lúc trẻ 15 đến 18 tháng tiêm nhắc mũi 4" - BS. Trúc cho hay. 

Ngoài ra, "việc tiêm bù các mũi trễ hoàn toàn không ảnh hưởng để tác dụng ngừa bệnh của vắc-xin. Tuy nhiên, khoảng cách của vắc-xin không có tối đa, chỉ có tối thiểu. Và nếu không may, trẻ có thể nhiễm bệnh trong khoảng thời gian trễ lịch tiêm đó. Đây mới là điều nguy hiểm. Như vậy, chỉ có thể nói, nếu trễ lịch tiêm, bố mẹ hãy cố gắng đưa con đi tiêm bù sớm nhất" - BS. Khanh chia sẻ về sự cần thiết của việc tiêm bù càng sớm càng tốt.

Trong trường hợp bố mẹ lo lắng cơ sở y tế đông đúc tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây bệnh, phụ huynh có thể đặt lịch hẹn trước, tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn loại vắc-xin phù hợp và đảm bảo tuân thủ nguyên tắc 5K để bảo vệ cả gia đình.

 

 



Cuộc sống giống như bông hoa hồng

Vẽ đẹp luôn đi cùng với gai.

Facebook: Nguyenhien

Gmail: nguyenhienduong2k@gmail.com


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024