Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
18/10/2021 13:10 # 1
thuphuong21
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 69/110 (63%)
Kĩ năng: 4/10 (40%)
Ngày gia nhập: 09/10/2020
Bài gởi: 619
Được cảm ơn: 4
Thiếu hụt lao động đe doạ các trung tâm sản xuất tại Đông Nam Á, Việt Nam không ngoài cuộc


Việt Nam, Malaysia và Thái Lan là ba quốc gia đang ghi nhận tình trạng thiếu công nhân trong các nhà máy sản xuất.
 

Tình trạng thiếu công nhân tại một số trung tâm sản xuất Đông Nam Á đang làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng toàn cầu, dự kiến trước mắt sẽ tác động vào lượng sản phẩm trên thị trường trong mùa mua sắm cuối năm, theo Insider.

Các quốc gia như Việt Nam, Thái Lan và Malaysia vẫn đang phải vật lộn với việc ngăn chặn COVID-19, dẫn đến sự gián đoạn trong lực lượng lao động cần thiết để sản xuất hàng hoá bán lẻ.

Kinh tế trưởng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương của IHS Markit, ông Rajiv Biswas cho hay sự phục hồi trong tăng trưởng kinh tế ở nhiều thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới như Mỹ và EU đang đòi hỏi nhu cầu xuất khẩu nhiều hàng hoá hơn đối với các quốc gia ASEAN.

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng lao động tại các quốc gia này vẫn đang tiếp diễn, khiến các ngành có mức thu nhập thấp như sản xuất hay nông nghiệp dễ bị tổn thương, cho đến khi các hạn chế được gỡ bỏ.

Thiếu hụt lao động đe doạ các trung tâm sản xuất tại Đông Nam Á, Việt Nam không ngoài cuộc - Ảnh 1.

Công nhân đang làm việc trong một nhà máy tại Việt Nam. (Ảnh: AFP).

Các nhà máy tại Việt Nam gấp rút tìm kiếm công nhân

Tại Việt Nam, các nhà máy sản xuất quần áo, giày dép và điện tử hiện đang đối mặt với tình trạng thiếu công nhân sau khi hàng chục nghìn người rời khỏi TP HCM để về quê tránh dịch.

Nhiều người lao động trước đó đổ về thành phố để kiếm sống nay đã trở lại nhà của họ ở nông thôn sau khi đã quá mệt mỏi và sợ hãi trước đại dịch, cùng nhiều tháng thực hiện lệnh đóng cửa nghiêm ngặt.

Theo Nikkei, tình trạng trên đã gây ra những trở ngại cho chuỗi cung ứng của Nike tại Việt Nam hay như việc giao hàng iPhone 13 cũng bị trì hoãn bởi thiếu linh kiện sản xuất.

Các nhà máy hiện nay đang tìm cách để đưa công nhân trở lại dây chuyền một cách an toàn. Điều này đòi hỏi mất nhiều thời gian, dẫn đến quá trình sản xuất bị chậm lại. Các biện pháp an toàn như vậy đặc biệt quan trọng tại Việt Nam, nơi có tỷ lệ tiêm chủng vẫn còn ở mức khiêm tốn, 17%.

Khủng hoảng lao động nhập cư tại Malaysia

Ở Malaysia, ngành công nghiệp dầu cọ đang phải đối mặt với vấn đề tương tự, nhưng là đối với lao động nhập cư nước ngoài. Malaysia là quốc gia sản xuất 1/3 lượng dầu cọ trên thế giới. Dầu được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm khác nhau, từ chocolate đến chất tẩy rửa như dầu gội.

Tuy nhiên, ngành công nghiệp dầu cọ nước này từ lâu lại phụ thuộc vào lao động nhập cư từ Indonesia hay Bagladesh để thu hoạch khi vào mùa.

Trong bối cảnh số ca nhiễm COVID-19 bùng phát tăng gấp 4 lần chỉ sau hai tháng với 25.000 trường hợp mỗi ngày, Malaysia đang đưa ra các biện pháp hạn chế di chuyển và kiểm soát biên giới nghiêm ngặt.

Người lao động nhập cư đã rời Malaysia và nhiều người không thể quay trở lại, bất chấp gần đây chính phủ Malaysia đã nới lỏng các hạn chế, cho phép khoảng 32.000 người lao động quay trở lại.

Nhưng đó mới chỉ chưa đến một nửa so với 75.000 lao động mà ngành công nghiệp dầu cọ đang thiếu. Các đồn điền cọ dầu ở Malaysia đang cố gắng thu hút lao động địa phương bằng việc trả lương cao hơn và sử dụng nhiều máy móc hơn.

Tuy nhiên, người dân địa phương chẳng mặn mà với công việc này bởi họ cho rằng nó không được sạch sẽ, nguy hiểm và hạ thấp giá trị bản thân.

Thái Lan thiếu lao động vì bất ổn tại Myanmar

Tại Thái Lan, các nhà máy và trang trại từng sở hữu hơn triệu lao động nhập cư Myanmar, đang phải hứng chịu những thiệt hại kép. Hàng trăm nghìn lao động đã rời bỏ công việc về quê vì đại dịch, trong khi đó, những rối ren trên chính trường Myanmar đã gây ra sự chậm trễ trong việc gia hạn giấy phép lao động.

Thái Lan là nhà sản xuất và xuất khẩu xe cộ, phụ tùng ô tô, thiết bị điện tử và thực phẩm lớn. Cuộc khủng hoảng lao động tại đây đang ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng, đặc biệt là ở các lĩnh vực như nông nghiệp.

Bộ Lao động Thái Lan đang tìm cách lấp đầy các vị trí trống này bằng lao động địa phương. Song tương tự ngành dầu cọ tại Malaysia, biện pháp này dường như là bất khả thi.

"Đó là những công việc mà người Thái không muốn làm", Bộ trưởng Bộ Lao động Thái Lan Suchart Chomklin cho biết trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng 7 với Reuters.

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024