Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
17/03/2021 22:03 # 1
nguyenthuongtra
Cấp độ: 28 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 154/280 (55%)
Kĩ năng: 38/70 (54%)
Ngày gia nhập: 17/09/2015
Bài gởi: 3934
Được cảm ơn: 248
[ToMo] Yêu Thích Nghề Thông Dịch? Vậy Đây Là Những Điều Bạn Cần Làm Để Trở Thành Một Thông Dịch Viên


Thông dịch viên, hay những người làm trong mảng phiên dịch nói chung, chịu trách nhiệm trong việc giúp mọi người vượt qua rào cản ngôn ngữ và giao tiếp hiệu quả hơn. Họ làm việc này dựa vào hiểu biết sâu rộng trong cả hai ngôn ngữ để dịch trực tiếp cuộc hội thoại. Tuy vậy, để theo đuổi nghề này, bạn cần nhiều hơn là chỉ thông thạo hai ngôn ngữ. Thực tế, thông dịch là một trong những nghề được đề cao nhất hiện nay bởi nó yêu cầu sự tập trung cao độ cũng như khả năng giữ gìn sự khách quan, không thiên vị trong suốt quá trình dịch thuật.

Trở thành một thông dịch viên có vẻ là một nghề rất thú vị. Nếu bạn cũng muốn thành một thông dịch viên, hãy đọc bài viết này để hiểu thêm về nghề này cũng như những gì bạn cần làm để trở thành một thông dịch viên trong tương lai nhé.

1. Tìm hiểu về nghề nghiệp

Để dễ dàng xây dựng định hướng nghề nghiệp, bạn cần phải hiểu rõ về nó. Tất nhiên, thông thạo hai ngôn ngữ là hai điều kiện tất yếu để theo nghề thông dịch, nhưng đó chưa phải tất cả. Thực tế, để làm một thông dịch viên, bạn không chỉ cần thông thạo hai ngôn ngữ ở trình độ bản xứ, ngoài ra còn cần có hiểu biết nhất định về nền văn hóa hai nước, bởi những cuộc đối thoại và những bài phát biểu thường chứa đựng những khía cạnh liên quan đến văn hóa – xã hội, và nếu như bạn không hiểu rõ về hai nền văn hóa, sẽ rất khó để thông dịch trôi chảy và đúng ý.

Miêu tả nghề nghiệp

Nói một cách ngắn gọn, thông dịch viên chịu trách nhiệm trong việc chuyển một bài phát biểu từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Nhiệm vụ này đi kèm với những thách thức nhất định, bởi ngôn ngữ là một thứ phức tạp; và việc cố gắng chuyển nó qua các ngôn ngữ và nền văn hóa khác thường sẽ làm mất đi một số ý nghĩa được truyền đạt từ đầu. Việc thông dịch viên có mặt ở đây là để chắc chắn rằng sự thiếu sót đó được giảm xuống mức tối thiểu nhất và hai bên có thể giao tiếp với nhau thật hiệu quả.

Như chúng ta đã nói từ đầu, sự thông thạo ngôn ngữ là yêu cầu căn bản với nghề này. Để trở thành một thông dịch viên thành công, họ còn cần phải năng giữ gìn sự khách quan, không thiên vị trong suốt quá trình dịch thuật; ngoài ra, phải đảm bảo rằng ưu tiên hàng đầu là dịch thật chính xác những gì bên kia đang muốn truyền đạt. Việc hiểu được các chuẩn mực văn hóa của mỗi bên cũng là điều cần thiết vì nó giúp thông dịch viên giảm thiểu hiểu lầm và chuyển tải bài phát biểu chính xác như ý muốn của người nói.

Bên cạnh những điều trên, thông dịch viên là một nghề yêu cầu cao, bởi nó đòi hỏi tập trung cao độ ở nhiều mặt. Điều này còn đúng hơn nữa với những trường hợp khi thông dịch viên cần phải dịch lại những gì vừa được nói ngay tại thời điểm đó.

Thông dịch song song là một trong bốn hướng đi bạn có thể chọn nếu muốn theo đuổi nghề này. Cụ thể hơn, 4 hướng đi đó là:

+ Phiên dịch song song (Simultaneous interpretation): SI là loại hình phổ biến trong các cuộc hội nghị quốc tế, nơi mà các đại biểu đến từ nhiều quốc gia khác nhau và nói nhiều ngôn ngữ khác nhau. Thông dịch viên có trách nhiệm dịch lại những gì đang được phát biểu ngay tại thời điểm đó. Đây là loại hình yêu cầu cực cao bởi nó đòi hỏi sự tập trung cao độ, các thông dịch viên thường làm việc theo nhóm và thay vị trí của nhau sau 30 phút.

+ Phiên dịch nối đuôi (Consecutive Interpretation): CI là khi người nói sẽ dừng lại sau mỗi câu để thông dịch viên có thể dịch lại những gì họ vừa truyền đạt. Loại thông dịch này thường được dùng trong những cuộc hội nghị nhỏ hơn và chủ yếu là khi người nghe đều có cùng ngôn ngữ.

+ Phiên dịch tiếp cận (Liaison Interpretation): Đây là loại hình phiên dịch phổ biến trong những chiến dịch cộng đồng, khi mà các thông dịch viên cần phải đảm bảo những người nói ngoại ngữ có thể tương tác, giao tiếp với các công chức. Loại hình này thường yêu cầu người ta lặp lại những gì mình đã hiểu, và thường khá tốn thời gian.

+ Phiên dịch ngôn ngữ kí hiệu (Sign Language Interpretation): Loại hình này có thể tồn tại song song với bất kì loại phiên dịch nào trong ba loại nêu trên. Các thông dịch viên có thể sẽ được yêu cầu dịch từ ngôn ngữ kí hiệu này sang ngôn ngữ kí hiệu khác, vậy nên việc được huấn luyện trong không chỉ một loại ngôn ngữ kí hiệu cũng quan trọng không kém.

Những kĩ năng cần có

Thông dịch viên yêu cầu sự tập trung cao độ và kĩ năng giao tiếp tốt. Có thể suy nghĩ ngay cả khi dùng ngón chân hay đưa ra quyết định thật chớp nhoáng, tất cả đều là những yêu cầu cần thiết cho nghề này. Phiên dịch viên có tham vọng thăng tiến cần trau dồi kỹ năng nghiên cứu của họ, bởi việc tiến hành nghiên cứu trước mỗi buổi hội nghị và các cuộc họp là điều cần thiết. Các bài phát biểu thường rất chuyên môn và bao gồm các từ viết tắt, các biệt ngữ mà thông dịch viên cần biết trước để có thể chuyển tải những gì đang được nói một cách hiệu quả.

Thông dịch còn phải là một người lắng nghe cực tốt vì họ cần phải truyền đạt lại những nội dung đó bằng việc lắng nghe thật chính xác. Ngoài ra, họ còn phải vận dụng logic để đưa ra những quyết định và đi đến kết luận hợp lí.

Mức lương

Thông dịch là một lĩnh vực rất cạnh tranh, và bạn thường được trả lương cao hơn nếu bạn không làm việc ở Anh.

Mức lương thường dao động tùy thuộc vào kinh nghiệm, ngôn ngữ, và tất nhiên, là lĩnh vực chuyên môn của bạn.

Các thông dịch viên trong mảng y tế thường được trả lương rất nhiều, vì họ cần có trình độ chuyên môn cao để có thể thông dịch từ vựng chuyên ngành thường được sử dụng trong các hội nghị y học.

Hầu hết các thông dịch viên đều làm việc theo hướng freelance, nhận lương theo giờ, theo địa điểm, trình độ kinh nghiệm, lĩnh vực họ dịch và cuối cùng là tùy theo trình độ ngoại ngữ yêu cầu. Trung bình, họ nhận được từ £30 đến £60 mỗi giờ. Nhưng hãy nhớ rằng, các thông dịch viên thường trừ một khoản phí tối thiểu cho một vài giờ làm việc, và thời gian cũng như chi phí đi lại của họ cũng được khách hàng lo trước.

Những thông dịch viên của European Commission bắt đầu với mức lương €4,384 (£3,924) và sau khi có kinh nghiệm, lương của họ trung bình là €5,612 (£5,023).

Sự thật là, trừ khi bạn làm việc trong những buổi dịch thuật PSI, bạn thường khó có thể giữ được mức thu nhập ổn định, vậy nên, một số thông dịch viên còn làm thêm các việc như phiên dịch và các công việc viết bài quảng cáo.

Thời gian làm việc

Thông dịch viên thường không có giờ làm việc cố định. Các freelancers thường rất linh hoạt, nhưng vì hầu hết các hội nghị thường được tổ chức vào cuối tuần hoặc các buổi chiều, thông dịch viên thường phải hi sinh khá nhiều thời gian nghỉ của mình. Các thông dịch viên làm việc cho cảnh sát hoặc bệnh viện có khi sẽ bị gọi đến trong những lúc khẩn cấp.

2. Giành các chứng chỉ

Dù không yêu cầu, có được các chứng chỉ học thuật sẽ nâng cao cơ hội việc làm cũng như thu nhập của bạn, vậy nên, tôi nghĩ nếu ai muốn theo đuổi công việc này hãy dành thời gian để đạt bằng đại học.

Bằng cử nhân

Cụ thể, có hai hướng bạn có thể xem xét.

Một là đăng kí vào một chương trình học liên quan đến phiên dịch. Nhiều trường đại học hiện nay đang có các khoá học về phiên dịch, nhận bằng về ngoại ngữ sẽ rất có ích cho nghề nghiệp của bạn về sau.

Một hướng đi khác là bạn có thể theo đuổi ngành học chuyên môn của mình. Trong vài trường hợp phiên dịch về các lĩnh vực chuyên môn nó sẽ rất có ích, ví dụ, bằng cử nhân Luật sẽ giúp bạn hiểu rõ chuyên môn hơn.

Bằng Thạc sĩ

Nhiều thông dịch viên trẻ chọn học lên thạc sĩ bởi vì chúng cung cấp các khóa đào tạo hữu ích và giúp trau dồi kỹ năng của bạn. Hầu hết các chương trình thạc sĩ được thiết kế để trang bị cho người học những kĩ năng cần thiết để làm việc cũng nhữ kĩ năng chuyên sâu về dịch thuật (ví dụ như làm sao để tiếp cận được nguồn từ vựng cũng như kĩ năng ghi chú khi dịch song song) để giúp bạn làm việc hiệu quả.

Ngoại ngữ

Theo luật chính thức của Liên hợp quốc và Ủy ban Châu Âu, thông dịch viên chỉ nên dịch sang tiếng mẹ đẻ của họ. Điều này là để đảm bảo rằng thông điệp được truyền đi một cách hiệu quả cũng như tránh sai sót. Tuy nhiên, có nhiều khả năng là bạn cũng được yêu cầu dịch sang ngôn ngữ thứ hai của mình, đặc biệt nếu ngôn ngữ thứ hai của bạn là ngôn ngữ hiếm.

 

3. Công việc đầu tiên

Chìa khóa để có con đường sự nghiệp thành công chính là thu thập thật nhiều kinh nghiệm. Càng điêu luyện và sành sõi, cơ hội việc làm sẽ càng nhiều và lương cũng càng cao.

Bắt đầu làm việc như một freelancer không có kinh nghiệm sẽ khá khó khăn, vậy nên hãy tìm các công việc tình nguyện và làm thêm ngay từ thời sinh viên. Gia nhập một công ty cũng là ý hay bởi nó cho bạn kinh nghiệm và vốn hiểu biết để phát triển sự nghiệp sau này.

Xây dựng mạng lưới quan hệ cũng rất quan trọng, vì nó là bàn đạp đem lại nhiều công việc cho bạn về sau. Hãy làm quen với các thông dịch viên khác, và bạn sẽ nhận ra họ không chỉ có nhiều thông tin “ngầm” để chia sẻ với bạn, mà còn nhớ đến bạn khi họ nghe về công việc liên quan đến ngôn ngữ chuyên môn của bạn.

Hai trang web phổ biến nhất cho các công việc phiên dịch là:

- Aquarius, một nền tảng kết nối nhà tuyển dụng với các biên dịch / phiên dịch viên. Nó thường mang lại rất nhiều cơ hội về rất nhiều dự án nội địa.

- ProZ, được mở rộng từ một trang web lớn nhất của các dịch vụ dịch thuật chuyên nghiệp, đã trở thành một cộng đồng trực tuyến. Nó cũng cung cấp các khóa học trực tuyến từ hướng dẫn đào tạo Trados đến đào tạo Wordfast.

Thông dịch viên cũng có thể làm việc cho cảnh sát và NHS, cũng như một số doanh nghiệp tư nhân cần các dịch vụ dịch thuật ngôn ngữ, vì vậy bạn cũng nên sử dụng các bảng thông tin việc làm phổ biến để tìm kiếm việc làm. Thực tế ta thấy Monster và Reed chẳng hạn, họ luôn có những phần dành riêng cho các phiên dịch viên.

Liên minh châu Âu cũng là một nhà tuyển dụng tuyệt vời cho các phiên dịch viên, bởi có nhiều vị trí trong tất cả các tổ chức này là dành cho phiên dịch viên. Bạn thậm chí có thể tìm việc làm trong Ủy ban Châu Âu, chẳng hạn như Tòa án Công lý và Nghị viện.

4. Phát triển nghề nghiệp

Có rất nhiều cơ hội để phát triển trong lĩnh vực này, bởi bạn càng có nhiều kinh nghiệm, bạn càng có thể đương đầu với những thách thức lớn hơn trong công việc.

Việc trở thành thành viên của một tổ chức chuyên nghiệp là không bắt buộc, nhưng nó có thể cực kỳ có lợi cho sự nghiệp của chúng ta, vì vậy bạn nên cân nhắc theo đuổi con đường trở thành thành viên của các tổ chức chuyên nghiệp sau đây:

+ Hiệp hội Phiên dịch Hội nghị Quốc tế (IIC) - một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế đại diện cho các phiên dịch viên hội nghị chuyên nghiệp.

+ Viện Biên dịch & Phiên dịch (ITI) - hiệp hội chuyên trách duy nhất của Vương quốc Anh dành cho các biên dịch viên và thông dịch viên.

+ Chartered Institute of Linguistics (CIOL) - cơ quan hàng đầu tại Vương quốc Anh dành cho các chuyên gia ngôn ngữ.

Trở thành một thông dịch viên đồng nghĩa với việc có cơ hội tham gia vào các sự kiện quan trọng trên khắp thế giới và được giữ bí mật trong các cuộc trò chuyện cấp cao.

Bạn có nghĩ rằng mình sẽ thành công với tư cách là một phiên dịch viên? Hãy cho chúng tôi biết trong mục bình luận dưới đây nhé.

-------

Tác giả: Mariliza Karrera

Link bài gốc: How to Become an Interpreter

Dịch giả: Hoàng Thị Minh Châu - ToMo - Learn Something New 

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024