Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
07/03/2021 22:03 # 1
vutmaihoa
Cấp độ: 20 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 68/200 (34%)
Kĩ năng: 5/20 (25%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1968
Được cảm ơn: 15
LÝ DO KHIẾN SINH VIÊN NĂM NHẤT CÓ TÂM LÝ NGẠI HỌC


Họ không còn giữ được sự quyết tâm, nỗ lực, bản lĩnh đương đầu với thử thách như trước nữa. Trước đây nếu họ có thể thức đến 2, 3 giờ sáng để ôn thi đại học thì giờ đây có nhiều cuốn giáo trình chưa chắc họ đọc qua. Sinh viên năm nhất - bạn cho rằng mình còn vô số thời gian phía sau, nên cứ từ từ học tập chẳng việc gì phải vội vàng cả. Đây là tâm lý chung thường gặp của tân sinh viên, và cũng trở thành lý do "chính đáng" cho sự lười học.
1. KHÔNG LÀM CHỦ ĐƯỢC CUỘC SỐNG "TỰ DO"
Giảng đường đại học không quá bắt buộc phải đến lớp đầy đủ như cấp 3, ở giảng đường đại học giáo viên cũng sẽ không thông báo đến phụ huynh hôm nay bạn cúp học hay bỏ tiết vì số học sinh có thể lên đến hàng trăm… Và kết quả sẽ ra sao? Sẽ chẳng ai thúc ép bạn học và bạn có thể không nỗ lực trước những kì thi nhưng phải đối mặt với những lần học lại và thi lại, trì hoãn việc ra trường. Nếu bạn không tự giác, không thấy được tầm quan trọng của việc học thì sẽ dễ dàng "tự cho phép" mình cúp tiết đôi khi không vì lý do gì cả! Điều đó sẽ ảnh hưởng đến kiến thức, hạ điểm chuyên cần của bản thân.
2. CHƯA TẠO HOẶC CHƯA BIẾT CÁCH TẠO CHO MÌNH MỤC TIÊU HỌC TẬP
Bất cứ việc gì muốn làm tốt cũng cần có mục tiêu, học tập cũng vậy. Và thường thì tâm lý các bạn sinh viên năm nhất đang còn nhiều bỡ ngỡ, với đầy thứ mới mẻ trên giảng đường đại học nên chưa vạch ra cho mình những mục tiêu nhất định cần hướng tới. Đây cũng chính là một trong những lý do khiến việc học bị "ngó lơ".
Hãy lập kế hoạch học tập cho năm học mới để tạo động lực học tập. Gạch đầu dòng những việc bạn cần hoàn thành trong kỳ học này, và thực hiện từng bước, hiệu suất học tập sẽ khả quan trông thấy. Bạn cũng có thể rủ thêm những bạn bè mới quen tham gia vào kế hoạch cho "có hội có thuyền" vừa giúp nhau có tinh thần và cảm hứng học tập, vừa tăng thêm tinh thần đoàn kết bạn bè.
3. TÂM LÝ "MÌNH LÀ SINH VIÊN NĂM NHẤT"
Bạn cho rằng mình còn vô số thời gian phía sau, nên cứ từ từ học tập chẳng việc gì phải vội vàng cả. Thêm vào đó, các bạn thường bắt gặp câu: “em mới là sinh viên năm nhất mà, lo gì tận hưởng cuộc sống đi em.”
Đây là tâm lý chung thường gặp của tân sinh viên, và là lý do "chính đáng" cho sự lười học. Nếu chỉ chăm chăm vào việc "xả hơi" sau kì thi đại học, bạn sẽ đối mặt với những môn thi lại, học lại - đây cũng chính là nỗi ám ảnh sinh viên.
4. MẢI MÊ THAM GIA TÌNH NGUYỆN
Trên giảng đường đại học, sinh viên cũng sẽ có nhiều cơ hội tham gia những hoạt động tình nguyện, góp chút sức nhỏ bé của mình để giúp đỡ cộng đồng. Đặc biệt, các bạn tân sinh viên rất háo hức với những chương trình thiện nguyện. Ai cũng biết những mặt tốt của việc tham gia vào các hoạt động xã hội, nhưng việc lạm dụng và dành quá nhiều thời gian cho nó sẽ khiến cho việc học bị chi phối rất nhiều.
Thậm chí, có bạn còn ngó lơ cả việc học, cúp học để tham gia các hoạt động điều này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập. Chính vì thế tân sinh viên cần biết cân bằng giữa việc học và việc tham gia hoạt động xã hội, hoàn thành tốt 2 bên là điều chúng ta cần cố gắng rất nhiều.
Các em không có thời gian cho mình nghỉ ngơi đâu. 4 năm đại học không phải là nhiều để các em có thể thu nhập cho đủ kiến thức, rèn luyện kỹ năng, làm giàu vốn sống và kinh nghiệm của mình. Cho nên đừng dễ dãi với bản thân phút giây nào hết. Ngay từ bây giờ, các em phải vẽ ra con đường để mình chạy rồi đó.
 
 



 
07/03/2021 23:03 # 2
DieuhoaVIP
Cấp độ: 1 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 8/10 (80%)
Kĩ năng: 0/10 (0%)
Ngày gia nhập: 20/02/2021
Bài gởi: 8
Được cảm ơn: 0
Phản hồi: LÝ DO KHIẾN SINH VIÊN NĂM NHẤT CÓ TÂM LÝ NGẠI HỌC


Có lẽ cơ bản là vì năm đầu tiên được thay đổi hẳn môi trường, và cũng là năm mà người ta chuyển sang giai đoạn trưởng thành với công việc trước mắt, tình cảm trai gái các kiểu nữa.



https://dieuhoa.vip/


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024