Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
23/12/2020 19:12 # 1
nguyenthuongtra
Cấp độ: 28 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 154/280 (55%)
Kĩ năng: 38/70 (54%)
Ngày gia nhập: 17/09/2015
Bài gởi: 3934
Được cảm ơn: 248
[ToMo] Hành Trình Khơi Dậy Sự Sáng Tạo Trong Bạn: “Hãy Trở Nên Giỏi Nhất Trong Lĩnh Vực Mình Yêu Thích!” (Phần 1)


 

 

Để trở thành một người dẫn đầu xu thế với những sáng kiến và ý tưởng mới lạ, trước hết bạn phải trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực nhất định mà mình lựa chọn. Muốn làm được điều này, ai cũng cần phải tích lũy cho mình lượng kiến thức và kỹ năng phù hợp đối với lĩnh vực của mình, có một cái nhìn sâu sắc, toàn cảnh vào vấn đề, đồng thời biết cách ứng dụng những gì đã học được để tạo ra thành phẩm. 

Để trở thành một người dẫn đầu xu thế với những sáng kiến và ý tưởng mới lạ, trước hết bạn phải trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực nhất định mà mình lựa chọn. Muốn làm được điều này, ai cũng cần phải tích lũy cho mình lượng kiến thức và kỹ năng phù hợp đối với lĩnh vực của mình, có một cái nhìn sâu sắc, toàn cảnh vào vấn đề, đồng thời biết cách ứng dụng những gì đã học được để tạo ra thành phẩm. 

Sáng tạo là quá trình hình thành nên một thứ gì đó độc đáo và hữu ích trong một lĩnh vực nhất định, với thành quả cuối cùng được tạo ra là một sáng kiến có thể được đưa vào sử dụng thực tế. Một sáng kiến có thể bắt đầu với quy mô nhỏ, thể hiện một cái “Tôi” nhỏ với tầm ảnh hưởng còn bị giới hạn ở mức độ cá nhân, và dần dần cũng có thể trở thành một cái “Tôi” lớn hơn, với tầm ảnh hưởng cũng dần được mở rộng ra phía cộng đồng, xã hội hay thậm chí toàn cầu. 

Sự sáng tạo trước tiên bắt đầu với trí tò mò của chúng ta trước một vấn đề, một lĩnh vực nào đó, sau đó khiến ta dần trở nên thích thú và bị lôi cuốn vào hành trình khám phá những thứ mới lạ bên trong. Trên cuộc hành trình đó, chúng ta sẽ không ngừng thúc đẩy bản thân học hỏi và bồi đắp thêm những kỹ năng, kiến thức cần thiết để có thể chạm tới điểm sâu thẳm nhất trong lĩnh vực mà mình đam mê. Quả thực, sức sáng tạo của bạn phụ thuộc không nhỏ vào nền tảng kỹ năng và kiến thức chuyên môn – thứ hành trang thiết yếu cho ai muốn thỏa mãn đam mê chinh phục những điều mới lạ. Đây cũng chính là mục tiêu chính của giai đoạn đầu tiên trong quá trình sáng tạo: cải thiện bản thân mình bằng kiến thức chuyên môn cần thiết để trở nên giỏi nhất trong lĩnh vực mình yêu thích. Kiến thức chuyên môn là những hiểu biết và kỹ năng đầy đủ về một lĩnh vực hay một phạm trù nhất định, nó bao gồm khả năng ghi nhớ tốt, khả năng tư duy, tiếp thu và khả năng ứng dụng thực tiễn. Trước hết, đương nhiên bạn cần phải có hứng thú và bị cuốn hút, tò mò bởi một vấn đề hay một lĩnh vực nào đó (1). Tiếp theo, bạn cần phải có một niềm đam mê và mong muốn được học hỏi, trau dồi thêm những kiến thức liên quan tới lĩnh vực mình lựa chọn (2), để sau đó có thể phát triển những kỹ năng cần thiết như ghi nhớ, sắp xếp và tổ chức (3). Cuối cùng, bạn cũng sẽ cần đến kỹ năng tư duy và tiếp nhận những kiến thức mình học được (4) để có thể áp dụng vào thực tiễn (5).

  1. Trang bị cho mình những kỹ năng và kiến thức cần thiết

Việc học tập sẽ trở nên kém hiệu quả nếu thiếu đi một trí nhớ tốt, vì thế hãy mài dũa khả năng ghi nhớ của mình hàng ngày. Một cách làm hiệu quả để giúp bạn có thể ghi nhớ tốt hơn đó là chia nhỏ khối lượng thông tin thành các nhóm một, sau đó gắn chúng với các hình ảnh, âm thanh hay một điều gì đó hài hước để giúp bạn có thể liên tưởng tốt hơn mỗi khi cần sử dụng đến những thông tin đó. Ngoài ra, bạn cũng có thể hỗ trợ khả năng ghi nhớ của mình bằng cách tự lưu trữ khái quát những thông tin quan trọng trong một cuốn sổ tay để có thể sử dụng tới khi cần thiết. Những thông tin này nên được trình bày một cách ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu nhất có thể, dưới dạng một outline khái quát, một sơ đồ tư duy hay một bảng thông tin với một cột cho những ý tổng thể, ý chính và cột còn lại cho các chi tiết cụ thể hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tự tìm hiểu về cách học và ghi nhớ hiệu quả của bản thân, liệu bạn có thể tiếp thu và xử lý kiến thức tốt nhất qua phương thức nào? Hình ảnh, âm thanh hay qua ngôn ngữ hình thể? 

Khi đã có cho mình khả năng ghi nhớ tốt, hãy phát triển thêm một kỹ năng quan trọng không kém, đó là kỹ năng tổ chức và sắp xếp công việc, trong đó đương nhiên bao gồm việc quản lý thời gian hiệu quả. Hãy luôn giữ bên mình một cuốn sổ tay hay một ứng dụng quản lý thời gian để có thể theo dõi tiến độ công việc hiệu quả, cũng như tránh để lỡ những sự kiện quan trọng như gặp gỡ đối tác hay những cuộc họp, hội nghị lớn. Bên cạnh đó, hãy lên sẵn cho mình một kế hoạch cụ thể về những việc cần làm trong thời gian tới và để chúng ở những nơi dễ thấy. Cuối cùng, thỉnh thoảng hãy nhìn lại những thành quả của bản thân, hay những bước tiến đã được thực hiện trong công việc để tự tạo cho mình nguồn động lực cần thiết. 

Khi đã có cho mình hai kỹ năng trên, lúc này bạn đã có thể tiến tới nghiên cứu và trải nghiệm, thử sức mình trên nhiều lĩnh vực. Hãy dành nhiều thời gian để mở rộng vốn hiểu biết của mình trên nhiều khía cạnh kiến thức như phương pháp luận, trào lưu và xu hướng phát triển của công nghệ thông tin, khoa học…, đồng thời tập trung vào phát triển một ngành nghề hay một lĩnh vực mà mình yêu thích và cảm thấy có khả năng nhất. Để làm những điều này một cách hiệu quả nhất, hãy tìm cho mình một không gian làm việc yên tĩnh, tránh bị làm phiền và thực hiện thêm những điều sau:

- Có cho mình một ý chí kiên định, tập trung cao độ vào mục tiêu được đặt ra, đồng thời cũng chú ý tới tiểu tiết cần được xử lý hiện tại;

- Thỉnh thoảng hãy ôn lại những kiến thức đã học được để hiểu rõ hơn về những khái niệm hay thông tin đã có; 

- Học hỏi thông qua việc đọc, viết và diễn giải vấn đề  một cách chuyên sâu, phức tạp hơn;

- Biết cách liên hệ giữa kiến thức mới và kiến thức cũ sẵn có.

  1. Hãy chọn cho mình phương pháp học tập đúng đắn


Muốn trở nên sáng tạo, hãy tiếp cận phương pháp tự học, thay vì theo cách giáo dục chính quy thông thường, bởi môi trường đại học chỉ có thể tạo ra những tác động tích cực tới khả năng sáng tạo trong vòng hai năm, khi sinh viên có cơ hội trải nghiệm và tiếp xúc với nhiều khóa học đa dạng. Phần lớn các nhà cách tân trên thế giới đều xây dựng nền tảng chuyên môn dựa theo những kiến thức tự học, thay vì phụ thuộc vào giáo dục chính quy. Một số cái tên tiêu biểu như Thomas Edison, Alexander Graham Bell hay Benjamin Franklin đều là những vĩ nhân đã từng bỏ học cấp 1 hoặc cấp 2. Nelson Mandela và Steve Jobs đã từng bỏ học Đại học, hay thiên tài Einstein cũng từng bỏ học cấp 3, dù sau đó ông vẫn thi vào Đại học nhờ sự tác động và trợ giúp từ Marcel Grossmann – một người bạn của ông. Thậm chí, ngay cả sau khi đã đạt được những thành tựu lớn lao, họ vẫn giữ nguyên ý định phát triển và cải thiện bản thân bằng cách tự học.

Để đạt đến mức độ chuyên gia trong một lĩnh vực nhất định, bất kỳ ai cũng cần phải có một vốn hiểu biết đầy đủ và chuyên sâu để từ đó có thể áp dụng lý thuyết vào thực tiễn. Khi khám phá những khái niệm hay ý tưởng mới nào đó, hãy cố gắng tìm ra một góc nhìn đầy đủ và thấu đáo tới những điều mới lạ này bằng cách tự đặt ra những câu hỏi cho vấn đề và đi theo những chỉ dẫn sau đây: 

- Tự đặt câu hỏi về khái niệm, cách vận hành và lý do của tồn tại của vạn vật;

- Khi chơi một trò chơi, ví dụ như cờ vua, cờ tướng, hãy tập trung vào giá trị học hỏi được từ những nước cờ chí mạng, thay vì chỉ tập trung vào giành chiến thắng.

- Tạo cho mình một tư duy đa chiều để có thể nhìn nhận và xử lý thông tin từ nhiều phương diện góc độ;

- Học cách xử lý thông tin theo cách hiểu của mình để có thể giải thích, tóm tắt những gì đang diễn ra theo một cách chi tiết, cụ thể, đồng thời biết cách thêm thắt những thông tin khác có liên quan.

- Học cách sắp xếp, tổ chức thông tin sao cho dễ hiểu để có thể giải thích hay thuyết phục người khác. Muốn làm được điều này, hãy tìm cho mình những công cụ, phương thức hỗ trợ như biểu đồ, bảng biểu hay ví dụ, dẫn chứng minh họa.

 

  1. Cuối cùng, ứng dụng những gì đã học được vào thực tế

Thành thạo chuyên môn không phải là chuyện một sớm một chiều có thể đạt được, giống với khái niệm “quy tắc 10 năm” được biết tới rộng rãi. Theo đó, bất kỳ ai cũng cần phải đắm mình trong một lĩnh vực chuyên môn nào đó liên tục trong ít nhất 10 năm để có thể tự gọi mình là một “chuyên gia”. Việc có được một nền tảng chuyên môn vững chắc đòi hỏi bạn phải học hỏi từ cả những kinh nghiệm, bài học rút ra được sau mỗi thất bại, thành công của chính mình và từ cả những người đi trước. Mười năm là khoảng thời gian cần thiết tối thiểu ngay cả với những thiên tài để có thể đạt được độ chín nhất định về khả năng và kiến thức. Trong thời gian đó, hãy sử dụng những kiến thức, lý thuyết đã học được để tìm cách giải quyết các vấn đề thực tiễn, đồng thời chọn lọc và phân tích xem những phương pháp tiếp cận nào là hiệu quả, thích hợp và ngược lại. Tập trung cao độ vào luyện tập hàng ngày, hàng giờ với những mục tiêu rõ ràng, cụ thể được đặt sẵn và hãy tìm cho mình những cơ hội để có thể ứng dụng, thử nghiệm thành quả của mình vào thực tế. Bên cạnh đó, hãy học cách chia sẻ những trải nghiệm, kinh nghiệm cá nhân của mình với người khác, đồng thời cũng học hỏi từ họ. Hãy để cho trí tò mò của bạn được thỏa sức tự do để tìm ra những khía cạnh mới trong lĩnh vực của mình sau quá trình ứng dụng. Sau đó, hãy tự đặt cho mình những câu hỏi sau và tìm cách trả lời chúng:

- Bản thân mình đã học được gì và học như thế nào

- Làm thế nào để đưa những kiến thức đã học vào ứng dụng thực tế?

- Có thể liên hệ được những gì giữa cái mình học được và công việc thực tế?

- Nếu gặp được những chuyên gia trong lĩnh vực mình theo đuổi thì liệu mình sẽ đặt cho họ những câu hỏi gì?


 

Với những hiểu biết và kỹ năng có được, cũng như những kinh nghiệm rút ra từ ứng dụng thực tế, bạn sẽ nhanh chóng tích lũy và duy trì được lượng kiến thức chuyên môn cần thiết. Tuy nhiên, cũng cần nhận thức được giới hạn của bản thân để tránh sự bão hòa về khối lượng kiến thức được tiếp thu, khiến bạn trở nên gò bó và bị hóa thạch, cản trở khả năng tư duy và sáng tạo của bản thân. Điều này vô hình trung sẽ biến bạn trở thành một tù nhân bị giam cầm trong chính những kiến thức mình đã học được, khiến cho bạn không thể nhìn nhận những vấn đề khác dưới một góc nhìn sáng tạo và đột phá nằm ngoài vốn hiểu biết và cảm nhận vốn đã bị hóa thạch trong đầu mình. Từ đó, bạn sẽ dần mất đi sự tò mò và đam mê của mình với con đường mình đã chọn, mất đi khả năng nhìn nhận thế giới một cách vô tư, khách quan để có thể mang lại những điều thực sự mới lạ và thú vị cho cuộc sống. 

Giai đoạn đầu của quy trình sáng tạo sẽ cung cấp cho bạn những công cụ hữu ích để theo đuổi lĩnh vực mà mình ưa thích. Càng tích lũy được nhiều kiến thức và hiểu biết chuyên môn, bạn sẽ càng có thêm đam mê và động lực để tiếp tục theo đuổi đến cùng. Và cũng chính nhờ có đam mê, bạn sẽ tìm được lý do gắn bó và thậm chí có thể hy sinh những thứ khác để đạt được kết quả mong muốn. Và đó cũng chính là con đường của mọi nhà cách tân lỗi lạc trong sử sách. 

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024