Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
04/05/2010 14:05 # 1
KuHieuk15
Cấp độ: 3 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 26/30 (87%)
Kĩ năng: 7/40 (18%)
Ngày gia nhập: 04/05/2010
Bài gởi: 56
Được cảm ơn: 67
‘Bới lông tìm vết’ nghề của sinh viên



Nghề mới của sinh viên. (Ảnh minh họa).

Những nghề mới lạ như nhổ tóc sâu mà giới trẻ hay gọi là đi ‘bới đen tìm trắng’ và nhiều nghề hấp dẫn khác mời gọi bạn trẻ.


“Bới đen tìm trắng”

“Trước tiên là phải kiểm tra tóc, phân loại xem tóc thuộc loại nào: trắng hay đen, ngắn hay dài là tóc mềm, tóc tơ, tóc rễ tre, tóc sâu hay tóc xoăn… Sau đó phải cem hướng mọc của sợi tóc để tìm cách nhổ thích hợp không gây đau mà làm cho khách thoải mái. Kế đó là tùy sở thích của khách để quyết định nhổ trước hay sau, đỉnh đầu hay bên gáy. Rồi phải quan sát khi nhổ xem khác thích nhổ mạnh hay nhẹ, nhanh hay chậm và còn phải có duyên nói chuyện để giúp khách thư giãn thoải mái hào hứng trong khi nhổ tóc.”

Đó là “công phu” của một món nghề  “cực độc, cực lạ” mới xuất hiện cách đây không lâu tại TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội: “ Nghề nhổ tóc bạc hay còn gọi là nghề “bới đen… tìm trắng”.

Những người già, trung niên, xấu máu có nhiều tóc bạc, tóc ngứa phải đánh vật hàng giờ trước mảnh gương bé tý để nhổ tóc sâu, hay chán nản với việc dăm bữa nửa tháng lại phải ra tiệm nhuộm tóc một lần… đều có thể tìm đến dịch vụ nhổ tóc bạc này. Nếu không phải là một dịch vụ biến tướng ăn theo, bạn chỉ cần mất từ 30-60.000 đồng/giờ là có thể hoặc thư giãn hoặc ngủ hoặc đọc báo, xem ti vi, trò chuyện vừa được nhổ tận gốc “dấu ấn thời gian”.

Dịch vụ này đã trở thành một trong những thú vui thời thượng không chỉ của các quý ông mà còn là món ưa thích của các quý bà. Có thời gian đi nhổ tóc bạc là biểu hiện của sự vui thú, nhàn hạ và sang trọng.

'Bới lông tìm vết' nghề của sinh viên, Tin tức trong ngày, nhổ tóc,kiếm tiền,bán duyên,cày game,nghề

Nghề ‘bới đen tìm trắng”.

Chả thế  mà, một số tiệm chăm sóc tóc đã “ăn lên làm ra” chỉ vì có cái dịch vụ “độc đáo” này. Một chủ cửa hàng chuyên nhổ tóc bạc trên đường Bưởi – Hà Nội cho biết: “ Lúc đầu khi mới treo biển người ta không tin lại có cái dịch vụ này, rồi còn xì xào cho là làm chuyện mờ ám. Tuyển nhân viên cũng khó nên chủ phải kiêm luôn cả thơ. Bây giờ thì khác, khách đã quen dần và đông hơn, mỗi giờ chỉ thu khoảng 40.000 đồng, 3 thợ làm liên tục cả ngày cũng kiếm được rất khá vì “món” này chỉ mất công mà không phải bỏ ra chút vốn nào cả”.

Bán duyên lấy … tiền

Xưa, các cụ coi duyên là thứ trời cho, không phải ai cũng có được. Nay, duyên vẫn là thứ trời cho nhưng có thểm đem… bán lấy tiền. Đó là cách ví von khi người ta nhắc đến một dịch vụ mới nổi: Dịch vụ bê tráp cưới, hỏi.

Lẽ thường, hai bên gia đình cô dâu chú rể phải nhờ nam thanh  nữ tú chưa chồng (vợ) là bạn bè hoặc anh chị em để bê lễ cho mình trong ngày trọng đại. Thế nhưng, vì quan niệm mỗi lần được “mời” đi bê tráp cưới là một lần người đó bị “bớt duyên”, vì vậy trai thanh nữ tú không đi được quá 3 lần.

Hơn nữa, ở thành phố, vài năm trở lại đây việc  nhờ bạn bè đi “bán duyên” trở nên rất khó khăn. Vì thế, nhiều gia đình đã phải cậy đến những mối “bán duyên”…phải trả tiền. Gía cho mỗi người tham gia vào đội lễ dao động từ 80.000 – 150.000 đồng/lần. “Lao động” chủ yếu của nghề này là học sinh, sinh viên, những người đang thất nghiệp có nhiều thời gian.

Ban đầu chỉ là bạn bè giới thiệu rủ nhau tranh thủ đi làm ngoài giờ, dần dà nhiều nhóm đã thành lập được cả hệ thống “nhân viên” lên tới cả trăm người và làm việc theo quy trình hết sức chặt chẽ. Không quá khó khăn cho vài giờ phải trang điểm, ăn mặc lịch sự, tươi cười và làm đầy đủ các nghi thức trao lễ trong các đám cưới, nghề  “bán duyên” đã thu hút được rất nhiều bạn trẻ tham gia và trở thành nghề nhàn hạ mà “ hái ra tiền ”.

Các bạn trẻ làm nghề này cũng chẳng còn quan niệm “giữ duyên” cho mình bởi đến mùa cưới, có tháng mỗi người phải “bán duyên” đến cả… mấy chục lần. Chị Lê Thị Hòa – chủ cửa tiệm cho thuê đồ lễ cưới kiêm dịch vụ “bán duyên” trên đường Cầu Giấy, Hà Nội cho biết: “Một số gia đình đến thuê “trọn gói” còn đề nghị “thuê” luôn cả một nhóm người trung tuổi để… đóng giả người thân cho đông đủ (có thể do người nhà ở quá xa không về được). Những lúc như thế tôi phải lôi cả cô, chú, anh, chị em trong nhà mình tham gia để… chiều lòng khách”.

“Cày game” – nghề “độc” và “hại”

Chơi game phải mất tiền đã trở thành chuyện xưa, chơi game được  trả tiền đang là mốt trong giới game thủ không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới. Người thuê là những “đại gia” có tiền, mê game nhưng không có thời gian chơi game, còn người được thuê là những học sinh, sinh viên, người thất nghiệp, mê game, thừa thời gian nhưng thiếu tiền.

Công việc của họ là chơi game trực tuyến 24/24 giờ để chăm chút nhân vật ảo, mua bán hàng khủng, lên lever… và để hoàn thành “hợp đồng” đúng thời hạn, nhiều game thủ đã phải nhiều đêm thức trắng, mắt không rời khỏi  màn hình, dán tay vào chuột, gặm bánh mì, uống trà đá… sáng ra mắt thâm xì, mặt đờ đẫn, người ngơ ngác…

Cái giá họ được trả là khoảng từ 1,5 triệu đồng trở lên tùy “tay nghề” ca trực và lever đạt được. Không thể kể hết những công ty “luyện game” thuê  đã được ra đời từ dịch vụ này và càng ngày càng phát triển có sự liên kết toàn cầu.

Tuy nhiên, cũng không thể kết hết những game thủ đã vì “nghề” mà suy kiệt cả về sức khỏe, tiền bạc và công danh, nhất là đối với học sinh, sinh viên. Đây được coi là một trong những lao động vất vả nhất trong các công việc có thể kiếm ra tiền nhờ game online.

Người chơi game thuê không chỉ tổn hại sức khỏe mà ngày càng lún sâu hơn vào mặt trái của những trò chơi trực tuyến. Không còn là người của thế giới thật mà chỉ còn  là một cỗ máy chơi game nô lệ của thế giới ảo.



Theo 24h.com.vn



Bạn có biết ngay lúc này ...


- Có ai đó rất tự hào về bạn .
- Có ai đó đang nghĩ đến bạn .
- Có ai đó quan tâm đến bạn .
- Có ai đó rất nhớ bạn



 
Các thành viên đã Thank KuHieuk15 vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024