Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
28/04/2010 20:04 # 1
vuiga9x
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 10

Kinh nghiệm: 46/110 (42%)
Kĩ năng: 15/100 (15%)
Ngày gia nhập: 28/01/2010
Bài gởi: 596
Được cảm ơn: 465
Thuê nhà bị làm …’con dâu’


Vì một lý do nào đó, chủ nhà không muốn cho sinh viên tiếp tục thuê nhà, họ nghĩ ra đủ thứ lý do để “thượng đế” của mình phải khăn gói ra đi.

Tìm nhà trọ luôn là mối lo không nhỏ đối với mỗi sinh viên ngoại tỉnh khi phải đi học xa nhà. Tìm được chỗ ở tốt đã là khó nhưng làm thế nào để có thể trú chân được lâu dài khi gặp phải những ông, bà chủ nhà “oái ăm” thì lại khó hơn gấp bội.

Liên tục mắng nhiếc, chửi rủa

Ngày làm thủ tục nhập học, hai mẹ con bạn Đào Thiên Lý, sinh viên năm thứ nhất Đại học Sư phạm Hà Nội, tranh thủ ngó qua một vài khu nhà trọ của sinh viên trên đường Xuân Thủy. Thấy cảnh hai mẹ con khăn gói “lóc cóc” đi tìm phòng. Bà chủ quán nước tốt bụng giới thiệu tới nhà một ông tổ trưởng tổ dân phố có phòng trọ cho thuê với lời nhắn: “Thấy mặt mũi cháu cũng hiền lành, ta mách nước đến nhà ông tổ trưởng dân phố mà ở”.

Tìm đến số nhà được người bán nước giới thiệu, sau một hồi xem xét phòng trọ, mẹ con Lý tỏ ra khá hài lòng với những điều kiện ăn ở cũng như giá cả mà bà chủ nhà đưa ra. Hơn thế nữa với nội quy chặt chẽ, phần lớn căn nhà chỉ để cho nữ sinh viên thuê nên mẹ Lý chả mấy đắn đo kí vào bản hợp đồng thuê nhà.
Mô tả ảnh.
Thuê được nhà trọ tốt nhưng chưa chắc đã ở được lâu dài. Ảnh minh họa (nguồn Internet)

Trong suốt kì học đầu tiên, việc ăn ở, đi lại của Lý tỏ ra khá suôn sẻ vì phòng trọ cũng gần trường. Cũng chính vì vậy mà Lý có ý định sẽ thuê trọ ở đây lâu dài trong quãng thời gian 4 năm đại học. Thế nhưng bước sang kì học thứ 2, sự nghiêm ngặt trong nội quy của phòng trọ được bà chủ nhà tăng lên đến mức…hà khắc.

Chưa đến 10 giờ tối là phòng trọ đóng cửa, nội bất xuất ngoại bất nhập. Bạn đến phòng chơi không được ở quá một tiếng, nếu không sẽ bị nhắc nhở, cuối tháng còn bị tính thêm tiền vào hóa đơn. Nhiều sinh viên tỏ ra bức xức trước quy định có phần phi lý này nhưng hễ ai có ý kiến đều bị bà chủ nhà cho vào diện “cần được theo dõi”.

Cũng chỉ vì nhiều lần góp ý với bà chủ nhà mà Lý được bà liệt vào danh sách “đen”.

Cứ đến thứ 5 hàng tuần, do phải học cả ngày trên giảng đường, tối về lại đi học Tiếng Anh nên bát đĩa ăn buổi tối Lý thường để đến sáng hôm sau mới rửa. Lý tâm sự: “Cứ đến ngày đó, chủ nhà lại lên la mắng, nhiều lần giải thích vì lý do đi học về mệt nên chưa kịp rửa bát nhưng có những hôm đang ngủ cũng bị bắt phải dậy để nghe la mắng, thậm chí là chửi rủa”.

Trong khu nhà trọ, Lý không phải là trường hợp đầu tiên và duy nhất mắc phải trường hợp như vậy. Và thường thì các “nạn nhân” chỉ chịu đựng được một thời gian rồi tự chuyển đi. Có những người vì quá tức tối, đã bỏ đi ngay hôm sau mặc cho thời hạn trong hợp đồng thuê nhà vẫn còn nhiều và tất nhiên khi bỏ đi như vậy thì tiền nhà cũng không được hoàn lại.

“Nhắm” khách trọ làm con dâu

Đó là chuyện của Trần Vũ Thủy, sinh viên Đại học Kinh tế Hà Nội. Qua lời giới thiệu của bạn bè, Thủy về ở ghép với một cô bạn cùng lớp trên đường Trường Chinh.

Vốn tính hiền lành cộng với ngoại hình khá ưa nhìn, chỉ trong thời gian đầu tới nơi ở mới, Thủy đã được bà chủ nhà để ý. Sự ưu ái thái quá từ chủ nhà khiến cho cô nhiều khi phải ngại ngùng trước ánh mắt ghen tị của không ít người.

Thế nhưng cái gì cũng có giá của nó, chỉ trong thời gian ngắn, bà chủ nhà không úp mở tiết lộ ý định “nhắm” Thủy cho cậu con trai năm nay đã 28 tuổi, là kỹ sư xây dựng nhưng hay phải đi công tác nên vẫn chưa có bạn gái.

Biết ý định nghiêm túc của chủ nhà, Thủy nhiều lần tỏ ý từ chối khéo nhưng đều bị phủi đi. Thậm chí cô còn “được” nhận làm “con dâu” cùng với lời “đe dọa” nếu không chấp thuận thì cả Thủy và người bạn cùng lớp của cô phải dọn đi chỗ khác.

Do đã đóng tiền trước ba tháng và cũng đã là năm cuối nên không muốn việc chuyển đi chuyển lại làm ảnh hưởng đến học tập nên không còn cách nào khác Thủy đành miễn cưỡng “làm dâu” bà chủ nhà mặc dù chưa hề biết mặt mũi “chú rể” ra sao.


Cú lừa ngoạn mục

Với Trần Anh Tuấn, sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội lại khác. Do là sinh viên năm cuối nên Tuấn quyết định chuyển ra ở một mình, tách xa đám bạn để có nhiều thời gian tập trung cho đồ án tốt nghiệp, điều kiện nhà cũng khá giả nên cậu cũng muốn đầu tư một phòng trọ có chất lượng trong nốt quãng đời sinh viên còn lại của mình.

Tìm được một phòng trọ khá gần trường với đầy đủ tiện nghi và giá cả cũng không rẻ chút nào. Tuấn tạm yên tâm để chú tâm vào việc học hành, cậu gần như tách bạch với cuộc sống bên ngoài, không bạn bè, không tụ tập vì sợ chủ nhà khó tính sẽ đuổi đi như những lần trước.

Yên ổn được vài tuần lễ, Tuấn không ngờ bà chủ nhà lại bắt cậu dời đi chỗ khác với lý do căn phòng đang có vấn đề về đường dây điện, cần được sửa chữa. Bà chủ nhà hết lời ngọt nhạt với Tuấn và hứa hẹn khi nào khắc phục xong sẽ cho thuê tiếp.

Ngậm ngùi ra đi, qua thông tin từ một người “hàng xóm” cũ Tuấn được biết, chỉ vài ngày sau khi cậu chuyển đi, căn phòng đã có người khác đến ở. Người mới dọn đến chính là đứa cháu ruột của bà chủ nhà. 

 
 
Mô tả ảnh.

Quá mệt mỏi với việc phải đi thuê trọ nhiều lần, nhiều sinh viên đành chấp nhận những “yêu sách” của chủ nhà. Ảnh minh họa (nguồn Internet)

Cả xóm trọ bỏ đi

Đối với chủ nhà, việc đặt ra nội quy như thế nào là tùy vào từng người. Bao giờ cũng vậy trước khi kí vào hợp đồng thuê nhà, mỗi sinh viên đều được đọc qua bản nội quy, nếu chấp nhận được thì ở. Nhưng cũng có không ít người vội vã kí vào bản hợp đồng để rồi chỉ ở được một thời gian ngắn lại phải bỏ đi mà mất tiền oan.

Vẫn là trường hợp của Đào Thiên Lý, việc soi mói của bà chủ nhà khiến không chỉ mình cô mà nhiều sinh viên khác khó chịu. Bạn bè không dám tới chơi bởi để một lần bước được vào phòng trọ phải qua màn “chào hỏi” dài lê thê. Còn nếu không muốn thì cũng đành lén lút như đi ăn trộm, bất cứ lúc nào cũng có thể bị bà chủ bắt gặp và “khuyến mãi” một “bài ca” lê thê.

Lý tâm sự: “Như ở các chỗ khác, việc bạn bè tới chơi là chuyện hết sức bình thường, nhưng ở chỗ em lại bị quản rất chặt. Nhiều khi chỉ còn cách lén đưa bạn lên để tránh màn “thủ tục” rườm rà, mất tiền thuê nhà mà nhiều lúc phải rập rình như đi ăn trộm”.

Trong trường đoạn đi thuê nhà trọ của sinh viên, đã có những lúc cả xóm trọ đồng loạt phải rời đi tìm chỗ trọ mới. Nhưng chủ nhà luôn “cầm đằng chuôi” và có lý lẽ của riêng họ, người này đi thì lại có ngay người khác đến thay. Chính vì vậy mà phần thua thiệt luôn thuộc về phía sinh viên.  

  •  
  • Th.Anh

Theo vietnamnet.vn




 
Các thành viên đã Thank vuiga9x vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024