Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
04/05/2018 13:05 # 1
nhimlee
Cấp độ: 19 - Kỹ năng: 8

Kinh nghiệm: 172/190 (91%)
Kĩ năng: 49/80 (61%)
Ngày gia nhập: 19/09/2014
Bài gởi: 1882
Được cảm ơn: 329
CÁCH CẢI THIỆN KỸ NĂNG PHỎNG VẤN


CÁCH CẢI THIỆN KỸ NĂNG PHỎNG VẤN

 

Một trong những chìa khóa quan trọng để tuyển dụng và giữ chân nhân viên chính là quá trình phỏng vấn. Để cải thiện kỹ năng phỏng vấn và nâng cao tỷ lệ tuyển dụng thành công, những nhà quản lý cần lên kế hoạch chi tiết ngay từ khâu tìm kiếm ứng viên đến quá trình tuyển chọn. Quá trình này trải qua nhiều khâu khác nhau và bạn cần hiểu rõ từng khâu để có thể có được một buổi phỏng vấn chất lượng nhất.

Dưới đây, CareerLink sẽ giới thiệu đến bạn từng khâu chi tiết trong quá trình chuẩn bị này.

 

1. Mục đích của buổi phỏng vấn

 

Đầu tiên, nhà tuyển dụng cần xác định mục đích của buổi phỏng vấn là gì. Thông qua buổi phỏng vấn ứng viên, nhà tuyển dụng có thể:

- Đánh giá những kỹ năng làm việc cần thiết

- Đánh giá những kỹ năng khác có liên quan

- Sử dụng buổi phỏng vấn như một công cụ phát triển mối quan hệ công chúng

 

2. Trước khi phỏng vấn

 

Tham gia các khóa học đào tạo: Phỏng vấn là kỹ năng có thể học hỏi được. Cách hiệu quả nhất để nâng cao kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng là tham gia các khóa học đào tạo chuyên nghiệp. Mặc dù phương án này tiêu tốn của bạn một số kinh phí nhưng chắc chắn bạn có thể được lợi rất nhiều từ khoản đầu tư hợp lý này.

Xây dựng quy trình và hình thức phỏng vấn tiêu chuẩn: Những nhà quản lý không thường xuyên luyện tập cách phỏng vấn sẽ có phong cách phỏng vấn mỗi lần mỗi khác. Họ không dành thời gian suy nghĩ cách rèn luyện thành những nhà phỏng vấn chuyên nghiệp hơn. Như vậy, họ không thể phát triển kỹ năng duy trì buổi phỏng vấn đi đúng hướng và thu thập được thông tin họ cần, thậm chí họ có thể không biết cách ngừng buổi phỏng vấn vào lúc nào. Đối với họ, những công việc của bộ phận nhân sự thật sự rất lạ lẫm. Do vậy, để giúp thực hiện mọi việc dễ dàng hơn, họ cần phát triển những quy trình tiêu chuẩn để sử dụng cho mỗi lần phỏng vấn. Chuẩn bị trước một bảng mẫu để đánh giá cho từng ứng viên dựa theo mô tả chi tiết công việc. Bảng mẫu này không chỉ đánh giá kỹ năng mà còn đánh giá về tính cách, thái độ, năng lực, động lực và tất cả mọi thứ có thể giúp ứng viên thành công nếu làm việc ở vị trí ứng tuyển.

Chuẩn bị sẵn kịch bản phỏng vấn: Nếu bạn áp dụng kịch bản phỏng vấn một cách phù hợp, đó có thể là cách hiệu quả nhất để thu thập thông tin có ích từ buổi phỏng vấn. Đối với các chuyên gia nhân sự, việc chuẩn bị kịch bản phỏng vấn là khá quen thuộc. Tuy nhiên những nhân viên tuyển dụng mới có thể không hiểu rõ cách sử dụng kịch bản phỏng vấn để lấy được thông tin có ích từ ứng viên. Nếu có sẵn kịch bản phỏng vấn dựa trên mô tả công việc, nhà tuyển dụng sẽ có thể thu thập được nhiều thông tin có ích hơn từ buổi phỏng vấn vì đó là những câu hỏi đòi hỏi mức độ thông tin nhận được ở mức cao hơn.

 

3. Trong khi phỏng vấn

 

Nhà tuyển dụng cần ghi nhớ một số kỹ năng phỏng vấn sau đây trong quá trình phỏng vấn:

- Chỉ hỏi những câu hỏi có liên quan

- Sử dụng phương pháp tiếp cận có cấu trúc rõ ràng

- Sử dụng thống nhất các câu hỏi đã chuẩn bị trước

- Sử dụng thang đánh giá tiêu chuẩn cho mỗi ứng viên

- Tránh các câu hỏi có tính phân biệt đối xử như về sắc tộc, giới tính, tôn giáo, tình trạng hôn nhân…

- Hỏi những câu hỏi mở

- Đưa ra những câu hỏi tình huống hoặc giả định

- Loại bỏ thời gian dành để nói chuyện phiếm

- Bỏ qua những dữ liệu về ứng viên không liên quan đến công việc thu thập được trước phỏng vấn

- Gọi lại hai đến ba ứng viên cho vòng phỏng vấn thứ hai

 

Người phỏng vấn cần thiết lập không khí thân thiện, tạo cảm giác thoải mái cho ứng viên, đồng thời nghiêm túc thảo luận về vị trí tuyển dụng.

- Xác định rõ các khía cạnh của vị trí tuyển dụng và mối liên hệ đối với tổ chức

- Xác định nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty

- Mô tả rõ ràng yêu cầu công việc và không né tránh sự thật

 

Thu thập thông tin từ ứng viên:

- Sử dụng công cụ đánh giá như thang điểm hoặc ghi chép

- Khuyến khích ứng viên là người nói trong hầu hết thời gian phỏng vấn

- Hỏi những câu hỏi tương tự cho các ứng viên để có sự đánh giá nhất quán

 

4. Cuối buổi phỏng vấn

 

Chỉ đặt ra những câu hỏi phỏng vấn là hoàn toàn không đủ. Nhà tuyển dụng sẽ không thể thu thập được thông tin có ích nếu không thăm dò đúng cách. Nhà phỏng vấn cần để ứng viên có cơ hội bổ sung thông tin hoặc đưa ra các câu hỏi. Ngoài ra nhà tuyển dụng cũng cần phác họa những bước tiếp theo như buổi phỏng vấn thứ hai và không quên kết thúc buổi phỏng vấn một cách tích cực để thúc đẩy quan hệ công chúng.

 

5. Sau buổi phỏng vấn

 

Nhà tuyển dụng cần đưa ra thang điểm đánh giá, dữ liệu của từng ứng viên và nhận xét sơ khởi cũng như đề nghị của người tuyển dụng cho mỗi ứng viên. Ngoài ra, người tuyển dụng cũng cần cung cấp thông tin ngắn gọn về ứng viên, câu hỏi hoặc mối quan ngại về ứng viên cho bộ phận nhân sự.

 

6. Một số điều cần nhớ cuối cùng

 

Một trong những kỹ năng phỏng vấn quan trọng khác mà nhà tuyển dụng cần có là tập trung vào công việc và đặt câu hỏi phỏng vấn liên quan đến yêu cầu của công việc cần tuyển dụng, không nên đặt bất kỳ giả định hay định kiến chủ quan của bản thân về năng lực của ứng viên. Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng cũng không nên đưa ra những kỳ vọng không thực tế đối với ứng viên vì điều này có thể dẫn đến sự không hài lòng của nhân viên và là lý do ứng viên yêu cầu mức lương cao hơn. Cuối cùng, người phỏng vấn cần đưa ra những câu hỏi hoặc cung cấp thông tin giúp giải đáp thắc mắc của ứng viên và đảm bảo phỏng vấn một cách thân thiện, công bằng, không định kiến đối với ứng viên.

Trên đây là một số lời khuyên mà CareerLink mong muốn những nhà tuyển dụng ghi nhớ và rèn luyện để trở thành người phỏng vấn chuyên nghiệp hơn và tuyển dụng được ứng viên phù hợp với yêu cầu công việc. CareerLink chúc bạn thành công.

 

Nguồn: sưu tầm



cuộc sống là 1 chuổi ngày rong chơi, rượt đuổi và phá phách vô đối ^^


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024