Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
13/04/2018 09:04 # 1
nhimlee
Cấp độ: 19 - Kỹ năng: 8

Kinh nghiệm: 172/190 (91%)
Kĩ năng: 49/80 (61%)
Ngày gia nhập: 19/09/2014
Bài gởi: 1882
Được cảm ơn: 329
TẦM NHÌN LÃNH ĐẠO VÀ 6 CHIẾC LA BÀN


TẦM NHÌN LÃNH ĐẠO VÀ 6 CHIẾC LA BÀN

Solomon - vị hoàng đế Do Thái nổi tiếng khôn ngoan, thông thái và được mệnh danh là “người giàu nhất thế gian” đã khẳng định: “Không có tầm nhìn rộng thì sẽ bị diệt vong”. Nhưng làm cách nào để đo lường được một tầm nhìn? Hãy kiểm tra sáu “chiếc la bàn” sau.

1. Chiếc la bàn đạo lý (Hãy nhìn lên trên) 
Nhà triệu phú Andrew Carnegie nói: “Một doanh nghiệp lớn sẽ khó tiếp tục phát triển nếu thiếu những cố gắng vượt bậc và sự nhất quán”.
Tương tự như việc chỉ có duy nhất một phương Bắc nhưng chiếc la bàn của bạn đang chỉ ở hướng khác thì tức là đội của bạn đã đi sai đường.
Chiếc la bàn đạo đức sẽ giúp cả đội có cái nhìn toàn vẹn để các thành viên kiểm tra sự tiến bộ của chính mình cùng tính đúng đắn của mục tiêu đang hướng đến.

2. Chiếc la bàn trực giác (Hãy nhìn vào bên trong)
Sự chính trực, niềm đam mê, lòng tin chính là những yếu tố cốt lõi để mỗi cá nhân níu giữ được động lực với công việc đang làm.
Trong cuốn sách “The Leadership Challenge” (Thách thức của người lãnh đạo), James Kouzes và Barry Posner giải thích: “Tầm nhìn xuất phát từ trực giác. Chính nhu cầu của con người làm nảy sinh các phát minh, cũng như trực giác làm nảy sinh tầm nhìn. Kinh nghiệm sẽ nuôi dưỡng trực giác, đồng thời nâng cao nguồn nội lực”. 
Xác định tầm nhìn cho cả nhóm phải xuất phát từ người lãnh đạo sau đó đến các thành viên. Đó chính là giá trị của niềm đam mê bên trong và nguồn năng lượng khơi dậy sự tận tâm và xua đuổi sự hời hợt của mỗi người.

3. Chiếc la bàn lịch sử (Hãy nhìn lại quá khứ)
Có một câu nói xưa, ngụ ý rằng: “Khi gặp những vấn đề khó khăn, đừng vội bỏ cuộc mà phải tìm hiểu cặn kẽ bản chất của nó, biết đâu sẽ tìm được một giải pháp tốt”. Muốn hoạt động hiệu quả, cần phải xem xét, tìm hiểu lại quá khứ để học tập những kinh nghiệm của các nhóm khác.
Muốn xác định tầm nhìn, bạn phải tạo sự kết nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Muốn hướng tới tương lai, cần phải nhìn lại quá khứ để tôn vinh giá trị của các thành viên cũ. 
Kể chuyện là cách tốt nhất để kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai. Các câu chuyện thường được nhớ lâu hơn là nguyên tắc, chuẩn mực và xây dựng mối liên kết các nguồn năng lực. Hãy kể những câu chuyện quá khứ vì nó có tác dụng gợi nhớ lịch sử. Những câu chuyện thú vị đang diễn ra giữa các thành viên trong nhóm và viễn cảnh về đội trong tương lai khi hoàn thành mục tiêu cũng sẽ giúp mọi người luôn giữ được tầm nhìn phía trước. 

4. Chiếc la bàn định hướng (Hãy nhìn về phía trước)
Tầm nhìn đem lại hướng đi cho toàn đội. Một phần hướng đi đó xác định dựa trên mục đích cụ thể, phần khác là các mục tiêu nhỏ với vai trò là đích đến.
Mục tiêu là động lực thúc đẩy cho nhóm. Nó tương tự với đường biên khung thành, 11 cầu thủ hướng tới đường biên đó để ghi bàn, trong khi 11 cầu thủ của đội còn lại thì ngăn chặn những pha tấn công ghi bàn của đội bạn. Thông qua mục tiêu, mỗi người đều xác định được một nhiệm vụ cụ thể.

5. Chiến la bàn chiến lược (Hãy nhìn xung quanh)
Tầm nhìn cần đi cùng với chiến lược, các kế hoạch chi tiết, cụ thể và những bước đi mạo hiểm mới có thể vượt qua những nấc thang mà mình đã đạt được.
Kế hoạch cho biết tiến trình đạt tới mục tiêu, khai phá tiềm năng, cách thức kết nối các thành viên. Chiến lược sẽ chỉ ra đường bước thực hiện để tầm nhìn biến thành thực tế. 

6. Chiếc la bàn nhìn xa trông rộng
Theo Charles Noble: “Tầm nhìn xa sẽ giúp bạn tránh khỏi sự nản lòng vì thiếu khả năng nhận thức”. Một tầm nhìn xa rõ ràng sẽ giúp cả đội nhìn thấy tương lai của mỗi thành viên cùng sự phát triển của cả đội nếu họ nỗ lực theo những tiêu chuẩn cao nhất. Thực tế, chỉ người nhận thức được những gì không thể thấy thì mới có khả năng làm việc không thể. 
Nếu đội nhóm hoặc công ty của bạn đạt được cả sáu “chiếc la bàn” này thì sẽ có cơ hội đạt được thành công mà không mắc sai lầm nào.

Nguồn: sưu tầm



cuộc sống là 1 chuổi ngày rong chơi, rượt đuổi và phá phách vô đối ^^


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024