Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
31/03/2010 23:03 # 1
langtu
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 14

Kinh nghiệm: 13/130 (10%)
Kĩ năng: 41/140 (29%)
Ngày gia nhập: 25/01/2010
Bài gởi: 793
Được cảm ơn: 951
Nhặt chữ trên non (sư tầm)


Nhặt chữ trên non
(15:06, 02/03/2010)
Đây là một phóng sự ảnh về sự học của trẻ em miền núi Nam Trà My, Quảng Nam do phóng viên Đổng Mạnh Hùng- Đài TNVN chia sẻ trên Facebook.
Hỗ trợ giáo dục cho trẻ em miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn là một trong những chương trình dự án được Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam triển khai hiệu quả trong những năm qua: Chương trình “Cấp học bổng” được thực hiện từ năm 1994 và đến nay Quỹ đã cấp 30.399 suất học bổng cho trẻ em nghèo hiếu học, học giỏi, trẻ em con thương binh- liệt sĩ, trẻ em khuyết tật, trẻ em con cháu hiếu thảo, trẻ em dân tộc, trẻ em  năng khiếu, tài năng... với tổng kinh phí khoảng hơn 17,685 tỷ đồngDự án Hỗ trợ xây dựng lớp học tình thương, lớp mẫu giáo cho trẻ em vùng khó khăn được thực hiện từ năm 1997 đến nay đã xây dựng được 272 lớp học và 2 trường học cho 26.095 trẻ em với tổng kinh phí hơn 18,184 tỷ đồng.
Mọi sự hỗ trợ về giáo dục cho trẻ em vùng khó khăn xin liên hệ với Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam.
 
 
Nam Trà My là huyện miền núi phía Tây Quảng Nam. Ở huyện nghèo này, các trường học đều ở lưng chừng núi như thế này...
 
Nhà ở của các em đó. Một túp lều tạm bợ nắng lọt, mưa thấm...Một tuần hai bé gái này mới về nhà một lần...
 
Đường đến trường phải leo đèo, lội suối...Nhưng các em học sinh người Kờ-Tu, Vân Kiều này vẫn rủ nhau đến trường để học cái chữ...
 
Cậu bé này hình như chẳng biết đến cái sự khó của mình, bởi bạn bè của em ở trường này ai cũng ở như em cả...
 
Nồi canh đang sôi trên bếp. Bầu trắng và nước trắng, thêm chút muối trắng... thế là xong.
 
Bữa cơm của cậu học trò này chỉ có thế...Một nồi cơm trong đó có mấy hạt muối trắng...Một tuần em chỉ được mẹ cho vài kg gạo, tiền chỉ đủ mua sách bút... Còn thức ăn, em phải tự lo thôi.
 
Căn bếp dã chiến ngay bên cạnh lớp học...
 
Vậy mà chẳng đứa nào chịu bỏ học...
 
Cậu bé này là lớp trưởng và rất lạc quan: Học chứ ạ. Học để ngày mai xây dựng bản làng mình mà...
 
Giờ nghỉ của các em...
 
Ôi, một cậu bé thành phố liệu có biết thổi bếp thế này?
 
Cơm của em vẫn chín đấy! Chỉ lo không có gạo thôi...
 
Học nhóm...
 
Các em ăn cơm bằng thứ gạo đỏ này...
 
Hết giờ, rủ nhau xuống suối tìm cá, cua...
 
Còn mấy bé gái này thì giặt quần áo bên bờ suối...
 
Dẫu rất lãng mạn, nhưng nếu trời mưa to thì con suối này chẳng hiền lành như thế...
 
Căn nhà ở của các em!
 
Thương quá những nụ cười sơn cước!



Lãng tử vô danh đời cô độc
Đào mồ chôn chặt mộng yêu thương
Trái tim băng giá xin đừng nhớ
Một đời xin chẳng dám yêu ai

Một mai ta chết trong rừng thẳm
Ai người gục đầu trước mộ ta
Tóc xanh ai quấn vành khăn trắng
Một đời lãng tử mộng yêu
thương

Giai nhân cất bước không trở lại
Hoa kiếm vô tình đành bỏ không
Hận kiếp vô danh đời lãng tử
Vô tình để mặc lệ ai
rơi .



 
Các thành viên đã Thank langtu vì Bài viết có ích:
31/03/2010 23:03 # 2
langtu
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 14

Kinh nghiệm: 13/130 (10%)
Kĩ năng: 41/140 (29%)
Ngày gia nhập: 25/01/2010
Bài gởi: 793
Được cảm ơn: 951
Phản hồi: Nhặt chữ trên non (sư tầm)


Thắt lòng ở Nam Trà My

(Dân trí) - Cả ngày đi học chỉ bỏ bụng một nắm cơm, đêm mùa đông miền núi cắt da cắt thịt, nhưng các em học sinh bán trú ở Nam Trà My (Quảng Nam) vẫn chỉ độc một manh áo mỏng, ngủ không chăn, không chiếu. Nhìn tình cảnh các em, không ai có thể cầm lòng…
 >>  Huy động dân quân gùi gạo cứu đói cho dân

Trường THCS bán trú cụm xã Trà Don, cách thị trấn Tắc Pỏ, trung tâm huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam chừng 9 km, từ cuối tháng 11 đến nay, mưa lũ lớn đã làm đường sá bị chia cắt. Giá lương thực thực phẩm ở trung tâm xã đội lên rất cao. Giá gạo khoảng 10 nghìn đồng/kg, nhưng chất lượng gạo chỉ tương đương với loại gạo 5.000 đồng/kg dưới đồng bằng.

Hơn nửa tháng bị cô lập do mưa lũ, cả thầy cô và các em học sinh ở đây đều phải cố sức tiết kiệm lương thực, tránh để các em phải đứt bữa.

 

Học sinh đến trường mỗi ngày chỉ một nắm cơm. Hôm nào vào rừng được thì cải thiện bữa ăn với rau rừng và củ khoai, củ sắn. Chứng kiến bữa ăn chiều của các em tại trường, chúng tôi chỉ thấy cơm và canh (gồm mì tôm nấu với bí đao), tuy nhiên cơm bị nhão và khét. Cô phụ trách cho hay do mùa mưa, củi bị ẩm ướt nên nhen lửa mãi không cháy, đến khi củi cháy thì gạo đã nở.


Em không có áo ấm, áo trắng ngả màu cũng rách tả tơi

 

Thầy hiệu phó trường THCS bán trú cụm xã Trà Don Nguyễn Phước Tỉnh cho biết, hiện gạo ở trường có thể nấu cho các em ăn đến cuối tháng 12, mì tôm thì đang mua tạm ở nhà dân, rau cải đã đứt từ vài ngày nay, các loại thực phẩm khác cũng đang sử dụng cầm chừng chờ trời nắng ráo ra huyện chở về. Nếu thời tiết tiếp tục bất lợi, gây chia cắt giao thông, hàng trăm em học sinh sẽ không còn gạo ăn trong vòng nửa tháng tới.

 

“Toàn trường có 193 học sinh, trong đó có 100 em ở nội trú tại chỗ để học. Mỗi tháng các em học sinh ở bán trú được cấp 100.000 đồng từ ngân sách tỉnh. Với mức hỗ trợ này, thực lòng, nhà trường chỉ có thể lo được cho các em có gạo ăn. 1kg gạo hiện nay rẻ cũng đã 10 nghìn đồng, có đợt lên đến 17-18 nghìn đồng. Còn lại các em tự túc thức ăn với rau rừng, khoai củ. Ở cái vùng hơn 70% hộ dân thuộc diện nghèo, học trò cũng như nhà dân đã quen với những bữa ăn thiếu trước hụt sau, thầy Võ Đăng Chín, hiệu trưởng trường THCS bán trú cụm xã Trà Don nói.

 


Không vào rừng kiếm thêm rau, thêm sắn - các em ăn cơm trắng không của thầy cô san sẻ

 

Đường đến trường THCS bán trú cụm xã Trà Vân, cách trung tâm huyện Nam Trà My khoảng chừng 12km, vừa chạy xe vừa dắt bộ gần 2 giờ đồng hồ thì đến nơi. Hơn nửa tháng nay, 20 cán bộ, giáo viên và 110 em học sinh bán trú tại đây cầm hơi bằng cơm và rau rừng. Bữa cơm giáo viên vùng cao, sang lắm là có món trứng luộc dầm mắm hoặc… trứng chiên. Còn các em học sinh, tận mắt chứng kiến bữa cơm chiều của các em, không ai trong chúng tôi có thể không chạnh lòng. Cứ mười em học sinh được độc một mâm cơm trắng.

Nhưng thương nhất là trong mùa đông giá rét, các em đến trường học chỉ với một manh áo mỏng. Các thầy cô mỗi khi về xuôi thăm gia đình vẫn tranh thủ xin áo ấm cũ mang về cho các em ở trường, nhưng cũng chỉ lo được một phần.

Có trải qua đêm miền núi mùa đông mới thấu cái lạnh cắt da, cắt thịt. Vậy mà các em đến trường học, không có áo ấm, đêm ngủ không chiếu, không chăn. Chuyện nửa đêm học trò vào trường báo thầy cô biết có bạn đang bị nhiễm lạnh, sốt cao là chuyện thường.


Giường các em ngủ trong khu bán trú không chiếu - không chăn

Hỏi các em “đêm ngủ có được không”, em Hồ Văn Nhơn, học sinh lớp 6 trường THCS bán trú cụm xã Trà Vân hồn nhiên: “Không có chăn lạnh lắm. Bọn em ba bạn nằm chung một giường quàng vào nhau cho đỡ lạnh mà không hết lạnh. Trời mưa, củi trong rừng ướt hết, không nhen lửa sưởi ấm được”.

Trong khu nhà bán trú vào loại sang nhất ở các xã vùng cao huyện Nam Trà My, hầu hết các em ngủ trên những chiếc giường tầng chỉ trơ những dát gỗ, không chiếu không chăn, lác đác vương vãi sách vở. Chỉ một số hiếm hoi có chăn ở nhà mang vào trường san sẻ với bạn.

Lòng chúng tôi như se thắt lại khi nghĩ tới mùa đông còn kéo dài trong vài tháng nữa rồi cả những mùa đông sau, các em sẽ chịu đựng sao đây.


Trời lạnh, em ngồi trong lớp học phải kéo cao cổ áo mà vẫn co ro

Tuyến giao thông về các xã Trà Vân và Trà Don hiện nay vẫn còn nhiều đoạn sạt lở, lầy lội, cánh xe ôm chạy loại xe chuyên trị đường núi cũng chưa chở được hàng hoá về.

 

 

Quỹ Nhân ái đến với các em nhỏ hai trường THCS Trà Vân và Trà Don

Ngày 11/12, đại diện báo điện tử Dân trí đã trao tặng 2 trường THCS bán trú cụm xã Trà Vân và Trà Don, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, mỗi trường 5 triệu đồng. Đây là 10 triệu đồng trích nóng từ Quỹ tấm lòng nhân ái của báo Dân trí ủng hộ các trường ngay sau khi PV phản ánh tình hình 7 xã vùng cao huyện Nam Trà My bị cô lập hoàn toàn do mưa lũ, trong đó có 2 xã Trà Vân và Trà Don. Trước đó, PV Dân trí đã có mặt tại hai xã Trà Don và Trà Vân nắm tình hình thực tế tại các trường.

Đón nhận số tiền trích từ Quỹ Nhân ái của báo Dân trí, thầy Võ Đăng Chín, hiệu trưởng trường THCS bán trú cụm xã Trà Don và thầy Hồ Ngọc Thanh Sơn, hiệu phó trường THCS bán trú cụm xã Trà Vân gửi lời cám ơn chân thành đến bạn đọc báo Dân trí. Các thầy cho biết: “Với số tiền này, ngay khi có thể, nhà trường sẽ về huyện mua chăn cho các em học sinh”.


Ông Vũ Công Điền - PCT huyện Nam Trà My đại diện lãnh đạo nhận và trao tiền ủng hộ của Quỹ Nhân ái đến đại diện trường THCS Trà Don


Ông Lê Ngọc Kích (trái) - PCT huyện Nam Trà My đại diện lãnh đạo địa phương trao quà của Quỹ nhân ái đến đại diện trường Trà Vân

 

Toàn huyện có 20 trường, với tổng số HS là 7443 em ở tất cả các cấp học. 5 trường THCS bán trú cụm xã bao gồm Trà Don, Trà Nam, Trà Vân, Trà Mai, Trà Dơn. Ngoài ra còn 5 xã có bậc THCS nhưng không có bán trú cụm xã, học sinh tự khắc phục nơi ở và nhận mỗi tháng 100 ngàn tự ăn học đó là xã Trà Linh, Trà Cang, Trà Tập, Trà Vinh, Trà Leng.

 

Các xã Trà Linh, Trà Leng do quá xa và đường đi bị tắc nghẽn hoàn toàn, nếu đi xe ôm và đi bộ phải hơn một ngày đường trong điều kiện vô cùng khó khăn, PV Dân trí đang tiếp tục cuộc hành trình đến với các xã khác ở Nam Trà My, những mong nhanh chóng giúp các em vợi bớt phần nào khó khăn chồng chất.




Lãng tử vô danh đời cô độc
Đào mồ chôn chặt mộng yêu thương
Trái tim băng giá xin đừng nhớ
Một đời xin chẳng dám yêu ai

Một mai ta chết trong rừng thẳm
Ai người gục đầu trước mộ ta
Tóc xanh ai quấn vành khăn trắng
Một đời lãng tử mộng yêu
thương

Giai nhân cất bước không trở lại
Hoa kiếm vô tình đành bỏ không
Hận kiếp vô danh đời lãng tử
Vô tình để mặc lệ ai
rơi .



 
Các thành viên đã Thank langtu vì Bài viết có ích:
10/04/2010 01:04 # 3
xiunhan
Cấp độ: 1 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 7/10 (70%)
Kĩ năng: 3/10 (30%)
Ngày gia nhập: 09/03/2010
Bài gởi: 7
Được cảm ơn: 3
Phản hồi: Nhặt chữ trên non (sư tầm)


Bài này chẳng khác mấy những gì em đi tiền trạm về :)
Thông tin thêm: Các trường Trung học ở đây là trường bán trú nhưng hầu hết các em ở nội trú, t7&cn về nhà.
Đường từ nhà đến trường rất xa, có em đi bộ những 5 tiếng mới đến trường học
Tiền ăn của các em được thầy cô xin huyện tài trợ, nhưng mỗi em chỉ được 100k/1tháng.
Mùa đông ko đủ áo ấm mặc.
Sách huyện phát nhưng vở + dụng cụ học tập, thầy cô phải xin tài trợ để mua...
Chổ ở, giường ko ra giường, mọi thứ đều rất cũ...




 
10/04/2010 18:04 # 4
langtu
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 14

Kinh nghiệm: 13/130 (10%)
Kĩ năng: 41/140 (29%)
Ngày gia nhập: 25/01/2010
Bài gởi: 793
Được cảm ơn: 951
Phản hồi: Phản hồi: Nhặt chữ trên non (sư tầm)


Trích:
Bài này chẳng khác mấy những gì em đi tiền trạm về :)
Thông tin thêm: Các trường Trung học ở đây là trường bán trú nhưng hầu hết các em ở nội trú, t7&cn về nhà.
Đường từ nhà đến trường rất xa, có em đi bộ những 5 tiếng mới đến trường học
Tiền ăn của các em được thầy cô xin huyện tài trợ, nhưng mỗi em chỉ được 100k/1tháng.
Mùa đông ko đủ áo ấm mặc.
Sách huyện phát nhưng vở + dụng cụ học tập, thầy cô phải xin tài trợ để mua...
Chổ ở, giường ko ra giường, mọi thứ đều rất cũ...

thì của em gởi cho anh,anh post lên đó
 



Lãng tử vô danh đời cô độc
Đào mồ chôn chặt mộng yêu thương
Trái tim băng giá xin đừng nhớ
Một đời xin chẳng dám yêu ai

Một mai ta chết trong rừng thẳm
Ai người gục đầu trước mộ ta
Tóc xanh ai quấn vành khăn trắng
Một đời lãng tử mộng yêu
thương

Giai nhân cất bước không trở lại
Hoa kiếm vô tình đành bỏ không
Hận kiếp vô danh đời lãng tử
Vô tình để mặc lệ ai
rơi .



 
10/04/2010 18:04 # 5
xiunhan
Cấp độ: 1 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 7/10 (70%)
Kĩ năng: 3/10 (30%)
Ngày gia nhập: 09/03/2010
Bài gởi: 7
Được cảm ơn: 3
Phản hồi: Nhặt chữ trên non (sư tầm)


ờ, thì đấy là báo nói.
Còn tiền trạm thực tế nó lại khác.
Nhưng nói chung quy lại, thì 2 cái đều có kết quả tương tự nhau.



 
10/04/2010 18:04 # 6
Hyo_Bin
Cấp độ: 14 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 22/140 (16%)
Kĩ năng: 168/210 (80%)
Ngày gia nhập: 08/04/2010
Bài gởi: 932
Được cảm ơn: 2268
Phản hồi: Nhặt chữ trên non (sư tầm)


Không biết cho đến khi nào GD Việt Nam mới đồng bộ hóa được hệ thống giáo dục miền núi đây. Thấy các em ấy tội quá. Cũng là đi học mà biết bao nhiêu khó khăn và vất vả. Còn ở đồng bằng, nhiều đứa được đi học lại phá phách, đánh bạn, coi khinh thầy cô. Nản thật.


Nguyễn Hoàng Bình - K14 -QTM

Mail: hyobin2146@gmail.com
Yahoo: bin_cmo









 

 
25/04/2010 12:04 # 7
rockmaster
Cấp độ: 5 - Kỹ năng: 6

Kinh nghiệm: 22/50 (44%)
Kĩ năng: 42/60 (70%)
Ngày gia nhập: 04/03/2010
Bài gởi: 122
Được cảm ơn: 192
Topic tổng hợp những hoàn cảnh đáng thương cần được giúp đỡ.


 

Rớt nước mắt cảnh bé lớp 3 “khất thực” nuôi cha mẹ bệnh tật

   (Dân trí) - Đang học lớp 3, nhưng em đã phải gánh vác tất cả các công việc nặng nhọc nhất trong gia đình. Hằng ngày ngoài việc đi học, em phải đi “khất thực” để nuôi cha mẹ bạo bệnh và viết tiếp ước mơ được đến trường...


Gia đình anh Hiền chị Nhi giờ đây chỉ còn biết trông chờ vào hai đứa con 9 và 5 tuổi đi xin ăn. Anh em của anh Hiền cũng mang số kiếp nghèo nên chẳng giúp được gì, chính quyền cũng chỉ giúp đỡ trong giới hạn...  (Ảnh: Hà Thanh)

 

Đó là em Phan Đình Hậu (SN 2001), học sinh lớp 3D tr­ường Tiểu học Quỳnh Thạch (Quỳnh L­ưu, Nghệ An) có hoàn cảnh vô cùng khốn khó.

Để được rõ hơn về câu chuyện một cậu bé chỉ mới lớp 3 đã là trụ cột của gia đình, đang phải gồng gánh hết sức mình nuôi cha mẹ mang bệnh hiểm, chúng tôi ngược về xóm 12, xã Quỳnh Thạch tìm gia đình em Phan Đình Hậu. Trước mắt là ngôi nhà ẩm thấp nằm khuất ở cuối thôn. Cố gắng cúi đầu chui qua cửa chính thấp lè tè, trong gian nhà tối, hình ảnh cha mẹ Hậu nằm bất động trên giường cũ nát, cơ thể người mẹ đang phồng lên vì căn bệnh hiểm, khiến người ngoài không khỏi kinh hãi và xót thương.

 

Gia đình anh Hiền, chị Nhi cần lắm đến sự giúp đỡ của cộng đồng (Ảnh: Hà Thanh)

 

Càng không thể cầm được nước mắt khi nhìn Hậu mang trên vai chiếc túi rách tả tơi, đứng thều thào nói với cha mẹ: “Bố mẹ ơi con đi ra chợ đây. Con đi xin chút gì về cho bố mẹ nha, giờ chắc bố mẹ đói lắm rồi. Bố mẹ cố gắng chờ con về nha...”. Nói đoạn Hậu chào chúng tôi rồi đi.

Trong lúc chờ Hậu đi ra chợ kiếm ăn, chúng tôi khó khăn lắm mới nói chuyện được với vợ chồng anh Phan Đình Hiền (42 tuổi) và chị Lê Thị Nhi (41 tuổi). Muốn tâm sự với chúng tôi nhưng cả hai vợ chồng anh chị chỉ nói được mấy câu rồi như đắng trong cổ, không nói thêm được gì.

Qua tìm hiểu được biết anh Hiền gia đình nông dân nghèo khó, bố mẹ mất sớm, sức khoẻ yếu nên mãi 30 tuổi mới lấy chị Nhi (lúc đó chị Nhi cũng đã mang bệnh phong). Họ có với nhau được hai mặt con là Phan Đình Hậu (9 tuổi - học lớp 3) và Phan Đình Thất (5 tuổi) đang học mầm non xã Quỳnh Thạch). Cuộc sống vợ chồng anh những năm đầu khá đầm ấm và hạnh phúc. Tuy nhiên, khoảng 2 năm trở lại đây, cả anh Hiền và chị Nhi đột nhiên sinh bệnh hiểm nghèo và nằm liệt gi­ường. Chị Nhi sau khi sinh cháu Phan Đình Thất lại bị thêm bệnh khớp biến chứng vào tim khiến ng­ười bị phù, bụng trư­ớng to, không thể đi lại đ­ược.

Chưa dừng lại ở đó, cuối năm 2009 “may mắn” nhờ có sổ bảo hiểm của hộ nghèo, chị Nhi được đưa đi bệnh viện khám, các bác sỹ lại phát hiện chị bị ung thư­ buồng trứng. Tưởng chừng nỗi đau chỉ xảy ra với người vợ nhưng sau một lần đi khám ở bệnh viện, anh Hiền cũng được các bác sỹ cho biết anh đang mang một khối u ở ổ bụng và chẩn đoán là bị ung thư.

Bước ngoặt gia đình, cuộc sống vất vả, thiếu thốn trăm đường... bắt đầu định đoạt số phận bé Hậu và bé Thất từ đó.

Ở nhà là trụ cột gia đình, đến lớp là học sinh ngoan

Cô Hồ Thị Hồng, giáo viên chủ nhiệm của em Hậu, cho biết, đến lớp cháu là một học sinh ngoan, chăm học, tiếp thu nhanh, chữ viết rất đẹp. Hoàn cảnh gia đình Hậu hiện nay quả là rất éo le, nhà trư­ờng đã nhiều lần tổ chức quyên góp tiền, sách vở, quần áo giúp em để em v­ượt qua hoàn cảnh khó khăn, giúp em không phải bỏ học dở chừng. Ở gia đình giờ em Hậu là lao động chính, là trụ cột... tất cả mọi công việc đều đổ dồn lên đôi vai bé bỏng.

 


Hằng ngày hai anh em Hậu và Thất vẫn phải đi chợ xin ăn nuôi cha mẹ bị bệnh hiểm nghèo (Ảnh: Hà Thanh)

 

Từ sáng sớm, hai anh em Hậu hành khất ra chợ xin ăn để nuôi cha mẹ. Trước đây hai em hay đi xin ở chợ Quỳnh Thạch cách nhà khoảng 200m nh­ưng xin mãi ở chợ xép chẳng đư­ợc là bao. Gần đây hai anh em phải ra tận chợ Quỳnh Văn cách nhà đến 3km để khất thực.

Những buổi ở chợ gặp ngư­ời quen biết thương hoàn cảnh của hai anh em, họ thường cho nắm gạo, củ khoai, miếng thịt, con cá. Hết mỗi buổi chợ, hai anh em mang về nấu cháo cho cha mẹ.

Đi xin ăn về đã gần 12 giờ trư­a. Cháu Hậu vội vàng nhóm củi nấu cháo cho kịp giờ học buổi chiều. Hậu cho biết bố mẹ chỉ ăn đư­ợc cháo thôi, “hôm nay cháu xin đư­ợc một ít thịt mỡ và da lợn, chắc bố mẹ sẽ ăn đ­ược nhiều cháo hơn...”. Nghe Hậu nói mà nước mắt tôi tuôn trào, xúc động trước lời con trẻ hồn nhiên đến đáng thương.

Ông Nguyễn Văn Hạnh, xóm 12 Quỳnh Thạch, cho biết, gia đình anh Hiền chị Nhi thuộc diện nghèo khổ nhất huyện Quỳnh L­ưu. Hai ngư­ời đều bị bệnh hiểm nghèo, lại chỉ trông chờ vào đứa con nhỏ 9 tuổi hằng ngày phải đi ăn xin ở chợ. Tết vừa rồi các tổ chức đoàn thể trong xã, xóm đã quyên góp đư­ợc ít tiền để anh chị và hai cháu ăn tết. Nh­ưng lâu dài thì rất cần đến sự giúp đỡ của cả cộng đồng. Về phía xã Quỳnh Thạch cũng chỉ giúp đỡ được gia đình anh chị Hiền trong khuôn khổ hộ nghèo như bao gia đình khác.

 

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

 

1. Anh Phan Đình Hiền, xóm 12, xã Quỳnh Thạch, Quỳnh L­ưu

Hoặc đến
thầy Hồ Trung Lợi - Hiệu trưởng trường Tiểu học Quỳnh Thạch (huyện Quỳnh Lưu,. Nghệ An). ĐT: 0985.887.024 (nơi em Phan Đình Hậu theo học).
 
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học và Dân trí - Báo điện tử Dân trí (Hà Nội)

Số 2/48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 
Email: quynhanai@dantri.com.vn

* Tài khoản VNĐ:

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 10 201 0000 220 639

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm


* Tài khoản USD:

Tên TK : Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK : 10 202 0000 004346

SWIFT Code: ICBVVNVX106

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương thành phố Hà Nội

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725


VP HCM: 40/17/16 Nguyễn Văn Đậu, phường 6 quận Bình Thạnh. Tel: 08. 35107. 331


VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 071.03.733.269


 Hà Thanh - Nguyễn Phê

 



 

ROCK is not DEATH 

 
Các thành viên đã Thank rockmaster vì Bài viết có ích:
25/04/2010 12:04 # 8
anhkumeo
Cấp độ: 4 - Kỹ năng: 3

Kinh nghiệm: 8/40 (20%)
Kĩ năng: 25/30 (83%)
Ngày gia nhập: 30/01/2010
Bài gởi: 68
Được cảm ơn: 55



Phản hồi: Topic tổng hợp những hoàn cảnh đáng thương cần được giúp đỡ.


 

Xúc động bé 12 tuổi nuôi cả nhà

 

Vượt qua thử thách của số phận

Xúc động bé 12 tuổi nuôi cả nhà
Hương bảo là em rất cứng rắn và không bao giờ khóc. (Hương đang bế em)

Xúc động bé 12 tuổi nuôi cả nhà

(24h) - Một cô bé nông thôn vừa học, vừa nuôi bố mẹ không còn khả năng lao động, 4 đứa em nheo nhóc - hy vọng đây sẽ là tấm gương để các cô, cậu học trò "tiểu thư", "công tử" thành phố tự soi mình.

Chuyện cảm động về cô bé học lớp 7 chèo chống cả một gia đình bất hạnh có lẽ là dấu lặng đáng để cho tất cả chúng ta trân trọng và suy nghĩ.

Chúng tôi đến tìm em Nguyễn Thị Hương ở Trường THCS Nguyễn Thị Định, Thuận Thành, Bắc Ninh vào đầu giờ học buổi chiều. Trong khi các bạn trêu đùa nhau ở cổng trường, xúm đen xúm đỏ quanh các phóng viên xem máy ảnh thì Hương lặng lẽ dắt xe đạp đứng nhìn từ xa. Khuôn mặt ngước nhìn lên trông ngơ ngác, hồn nhiên, có vẻ gì đó cam chịu đến là tội nghiệp. Mãi đến khi cô hiệu trưởng gọi, em mới bẽn lẽn đến gần. Quần ống thấp ống cao, được mỗi cái áo đồng phục nhà trường là còn tử tế, trông em bơ phờ, hốc hác.

Mặc dù đã được cô Hiệu trưởng Nguyễn Thị Chính mô tả từ đầu là "Hương trông trầm và buồn" nhưng khi gặp, chúng tôi không khỏi giật mình, băn khoăn: Vì sao một cô bé học sinh lớp 7, có khuôn mặt đẹp, hàng lông mi dài lại phảng phất nét buồn, mang vẻ chịu đựng đến như vậy. Có người nói khuôn mặt của Hương như gánh hết cả nỗi buồn của một gia đình không may mắn.

Xúc động
    bé 12 tuổi nuôi cả nhà, Tin tức trong ngày, cô bé, nữ sinh, ngoan hiền,
    dịu dàng, chăm sóc, bố mẹ, ốm đau, chèo chống, dễ thương 
Gia đình bất hạnh đặt gánh quá nặng lên vai cô học sinh lớp 7.

Chúng tôi cùng một giáo viên về nhà Hương. Căn nhà tuềnh toàng, chẳng có gì ngoài 3 cái giường và một tủ gỗ đã cũ kỹ để ở giữa làm chỗ đựng thóc lúa. Mâm cơm, bát đĩa vứt chỏng chơ giữa nhà, ruồi nhặng bâu đầy, giấy vụn, khoai lang nằm lăn lóc khắp nơi, vào tận cả gậm giường. 4 đứa em đang đợi chị Hương về thu dọn và lau mặt cho thì mới chịu đi học.

Việc đầu tiên của Hương khi vừa bước vào nhà là tất tả thu dọn mâm cơm, rồi lau mặt cho từng đứa em, xếp sách vở vào cặp, khoác lên lưng từng đứa một. Nhìn cái cảnh Hương vừa lau mặt vừa nựng, dỗ dành đứa em út trông chẳng khác gì hình ảnh người mẹ chăm con khi vừa đi xa về. Bà Hòa - mẹ của Hương đang ở nhà nhưng bà chỉ ngồi quanh quẩn trên giường. Khách đến, bà chỉ cố gắng gượng dậy chào rồi lại trò chuyện với mấy người láng giềng sang thăm.

Gia đình túng bấn, bố bị bệnh u não từ nhỏ, tâm thần không được bình thường, mẹ ốm đau liên miên, lại có thêm 4 đứa em nhỏ - gánh nặng gia đình cứ dồn lên đôi vai nhỏ bé của cô học sinh lớp 7 Nguyễn Thị Hương.

- "Từ lúc bắt đầu đi học, nó đã biết chăm em, thay mẹ làm việc nhà. Nó cứ lụi cụi làm thế thôi, chẳng bao giờ phàn nàn câu nào đâu! Tôi thương nó lắm, vì bố mẹ bệnh tật mà phải khổ từ bé. Chẳng được đi chơi hay đồng quà tấm bánh như con người ta bao giờ đâu”! - Mẹ của Hương nói mà cứ như chực khóc.

Xúc động
    bé 12 tuổi nuôi cả nhà, Tin tức trong ngày, cô bé, nữ sinh, ngoan hiền,
    dịu dàng, chăm sóc, bố mẹ, ốm đau, chèo chống, dễ thương 
Hương bên các em nhỏ. 

Tuổi thơ của Hương là những tháng ngày sống chung với người bố tâm tính không bình thường - ông mắc căn bệnh u não biến chứng.

Ông Nguyễn Đăng Long, bố Hương năm nay đã 61 tuổi nhưng mang thân hình nhỏ bé, yếu ớt. Ông thậm chí phải rất khó khăn lắm mới có thể dắt được chiếc xe đạp xuống khỏi thềm nhà. Ông vốn bị u não từ nhỏ và đã trải qua 3 lần phẫu thuật ở Bệnh viện Việt-Đức, Hà Nội. Tuổi trẻ của ông hầu như đều nằm ở bệnh viện, như vợ ông nói: "Trước đây, ông ấy cứ ngồi như ngỗng thế thôi, đến giờ ăn gọi vào ăn, đến giờ uống gọi vào uống. Mấy năm trở lại đây bệnh u não ít ảnh hưởng hơn nhưng tay trái của ông ấy gần như liệt, chân trái đi lại khó khăn và không làm được việc gì". Lắm khi, Hương và mẹ đi cấy thuê, ông ở nhà cũng cứ ngồi lờ đờ như thế, không bắc nổi nồi cơm cho lũ trẻ.

Từ khi vào nhà đến khi chào ra về, tôi chú ý thấy bố của Hương cứ mang ghế ra ngồi lơ ngơ một góc nhìn ra sân, ai hỏi gì thì đáp bâng quơ, câu được câu mất, chả câu nào gắn với câu nào.

Tháng 9/2009, chả biết ông lang thang ra đường thế nào mà bị xe máy quệt phải, đi nằm viện suốt một tuần liền. Gia cảnh đã khó khăn lại càng thêm khó.

Khi bình thường thì vô hại nhưng lúc trái gió trở trời, căn bệnh u não tái phát, ông nổi cơn điên thì mẹ con Hương cứ phải tránh xa. Đã có lần Hương đang lúi húi vừa bồng em vừa nấu cơm trong bếp, bố vác gạch ở đâu chạy vào ném lung tung, trúng vào người khiến Hương phải đi bệnh viện.

Khi tôi hỏi Hương: "Bố không làm được việc nhà lại còn đánh đập, em có giận bố không?". Cô bé suy nghĩ một lúc, nói rất người lớn: "Mẹ bảo tại bố bị bệnh nên mới thế, chứ bố cũng thương mấy chị em lắm".

Mẹ Hương sức khỏe yếu, ốm đau liên miên và nhiều năm nay phải điều trị bệnh về gan, thận ở nhà, tháng nào cũng mất mấy trăm nghìn tiền thuốc.

Hương có 4 đứa em thì một đứa còn phải ẵm trên tay, một đứa học lớp 1. Hai đứa lớn hơn chênh nhau 2 tuổi nhưng đều học lớp 3 vì một đứa bé lúc mắc bệnh phổi cấp tính, phải đi học chậm mất 2 năm.

Năm ngoái có thể xem là năm đại hạn của gia đình: bố thì tai nạn xe máy, mẹ thì nhập viện mổ sỏi gan, sỏi mật, mỗi ngày tiêu tốn hàng trăm nghìn đồng tiền thuốc. Một mình Hương gánh hết cả mọi công việc gia đình, lợn gà, đồng áng, chăm lo các em rồi làm vàng mã kiếm tiền thuốc thang cho bố mẹ.

Xúc động bé 12 tuổi nuôi cả nhà, Tin tức
    trong ngày, cô bé, nữ sinh, ngoan hiền, dịu dàng, chăm sóc, bố mẹ, ốm
    đau, chèo chống, dễ thương 

Khó ai có thể tin được, một cô bé 12 tuổi lại cáng đáng trên vai một gia cảnh mà đến người lớn cũng khó khăn chống đỡ.

Hằng ngày, cứ đi học về là Hương lại vùi đầu vào việc dán vàng mã để kiếm tiền. Mỗi sản phẩm mặt nai (một loại vàng mã) em được trả công 80 đồng. Mỗi ngày em làm được khoảng 300 sản phẩm, được trả công khoảng 20-30 ngàn đồng. Những thời điểm bố mẹ ốm bệnh, Hương còn hướng dẫn thêm các em cùng làm, mỗi ngày mấy chị em phải cố kiếm được khoảng 40-50 nghìn đồng để thêm tiền trang trải thuốc men cho bố mẹ.

Những khi bố mẹ nằm viện, hàng xóm thấy mấy chị em đỏ đèn ngoài sân làm suốt đêm, mấy đứa em thì cứ ngủ gà ngủ gật, duy chỉ có Hương cặm cụi làm, lắm hôm đến tận 12 giờ đêm mới chịu đưa các em đi ngủ để sáng mai dậy sớm kịp giao hàng rồi mới đến trường.

Khổ hơn nữa là trong khi bố mẹ đi bệnh viện, ở nhà mấy chị em tự chăm nhau, được mấy con gà với con bò mua từ vốn vay tín dụng nông thôn bỗng nhiên lăn đùng ra chết. Nợ nần chồng chất, mẹ Hương cứ phải vay nặng lãi chỗ này để đập vào chỗ kia. Có những khoản tiền vay để đi chữa bệnh cách đây đến chục năm, chỉ vài triệu đồng nhưng nhà Hương cũng mới trả được gốc, còn phần lãi cứ thế đẻ dần ra, giờ cũng đã gần bằng phần gốc.

Bà Tuyển - hàng xóm, khi được hỏi gia cảnh nhà Hương bà thở dài: "Thật chẳng thấy có cái nhà nào khổ hơn nhà này nữa! Bố mẹ thay nhau nằm viện nên hàng xóm láng giềng phải cử người sang cấy, gặt giúp thường xuyên. Chỉ thương mấy đứa trẻ con!".

Vất vả, gánh vác gia đình là thế nhưng kết quả học tập của Hương lại không hề kém chút nào. Năm vừa rồi, dù gia đình khó khăn liên miên, làm thêm vất vả nhưng Hương vẫn thi đỗ vào lớp chọn của Trường THCS Nguyễn Thị Định. Cô Nguyễn Thị Chính - Hiệu trưởng tâm sự: "Biết gia cảnh Hương khó khăn nên tôi đã đề xuất giảm một nửa tiền học phí cho Hương nhiều năm nay. Đến tết, nhà trường còn trích quỹ để hỗ trợ cho Hương tiền ăn tết".

Chẳng biết có phải vì không có nhiều thời gian dành cho học tập như những học sinh khác mà Hương rất ham học, em rất thích học môn văn. Hương tâm sự rằng em thích nhất bài thơ "Bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến. Rồi em rành rọt đọc cho chúng tôi nghe từng câu thơ một. Giọng đọc ngập ngừng nhưng truyền cảm. Hương bảo thích bài này vì em cũng muốn có nhiều bạn đến chơi với mình, có người nói chuyện trong khi làm "mặt nai" cho đỡ buồn vì đã lâu lắm em chẳng bao giờ được rảnh rỗi để đi chơi với các bạn.

Khi chúng tôi hỏi về ước mơ thì Hương chau mày suy nghĩ một lúc rồi mới nói: "Ước mơ của cháu sau này trở thành cô giáo. Nhưng mà có lẽ không được đâu ạ!" - "Sao cháu lại nghĩ là không được?" - "Vì cháu học chưa giỏi lắm, cháu không có nhiều thời gian để học ạ. Với lại cháu mà đi học làm cô giáo thì ở nhà không ai kiếm tiền để nuôi các em".

Suy nghĩ hy sinh vì bố mẹ, vì em của Hương đã làm chúng tôi không khỏi xúc động nhưng cũng thật chạnh lòng: Vì sao một cô bé mới 12 tuổi đã có những suy nghĩ quá trưởng thành như vậy? Phải chăng hoàn cảnh gia đình lam lũ đã cướp hết của em những suy nghĩ tuổi thơ! Đến một ước mơ vừa nói ra thôi em đã tự biết mình nên dừng lại! Ở vào hoàn cảnh như vậy, không ít em học sinh đã chấp nhận bỏ học, rồi buông xuôi - trong khi đó, cô bé Hương lại đứng lên vừa chống chèo, vừa theo đuổi học hành và đạt kết quả tốt.

Tôi biết có không ít học sinh ở tuổi của Hương, gia đình có điều kiện kinh tế vẫn thường được chăm sóc, nâng niu, thậm chí có em còn "mặc cả" với bố mẹ: "Không có điện thoại đẹp, quần áo đẹp, xe đẹp thì con không đi học đâu!".

Các bậc phụ huynh khi biết đến hoàn cảnh của Hương thì cũng nên tĩnh tâm mà nhìn lại: Có phải con cái mình đang quá đủ đầy, sung sướng? Mà cái sự sung sướng đôi khi lại thui chột đi nhiều nghị lực, thậm chí là cả tình thương. Tôi đã từng nghe một tiểu thư ngã giá với mẹ: "Hôm nay con trông bà ốm cả ngày đấy, mẹ phải trả công cho con 100 nghìn thì mai con mới trông tiếp!". Đấy là chưa kể những em được quá nuông chiều, hễ bố mẹ làm gì không ưng là dọa... bỏ học.

Tôi còn nhớ, trong câu chuyện Hương bảo là em rất cứng rắn và không bao giờ khóc, đơn giản chỉ vì Hương sợ các em trêu: chị mà khóc nhè thì sẽ không bảo được các em!

Tuổi còn quá nhỏ, gia cảnh éo le - cuộc sống của Hương chắc chắn sẽ còn rất nhiều chông gai nhưng hẳn chúng ta đều tin: cuộc sống này đang có thêm một câu chuyện đẹp về tình thương, có thêm một con người đầy nghị lực. Nghị lực - tình thương cũng sẽ là động lực giúp Hương vượt qua những khó khăn đang đón chờ phía trước!

 
25/04/2010 22:04 # 9
langtu
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 14

Kinh nghiệm: 13/130 (10%)
Kĩ năng: 41/140 (29%)
Ngày gia nhập: 25/01/2010
Bài gởi: 793
Được cảm ơn: 951
Phản hồi: Topic tổng hợp những hoàn cảnh đáng thương cần được giúp đỡ.


biết là thế,nhưng cần phải có các mạnh thường quân các bạn ah,để mình lên topic kêu gọi thử xem sao





Lãng tử vô danh đời cô độc
Đào mồ chôn chặt mộng yêu thương
Trái tim băng giá xin đừng nhớ
Một đời xin chẳng dám yêu ai

Một mai ta chết trong rừng thẳm
Ai người gục đầu trước mộ ta
Tóc xanh ai quấn vành khăn trắng
Một đời lãng tử mộng yêu
thương

Giai nhân cất bước không trở lại
Hoa kiếm vô tình đành bỏ không
Hận kiếp vô danh đời lãng tử
Vô tình để mặc lệ ai
rơi .



 
25/04/2010 22:04 # 10
Hyo_Bin
Cấp độ: 14 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 22/140 (16%)
Kĩ năng: 168/210 (80%)
Ngày gia nhập: 08/04/2010
Bài gởi: 932
Được cảm ơn: 2268
Phản hồi: Topic tổng hợp những hoàn cảnh đáng thương cần được giúp đỡ.


Híc, sao chính quyền địa phương lại chẳng hề lưu tâm đến những hoàn cảnh này nhỉ. Để em ấy mất đi cả tuổi thơ, thậm chí là cả tương lai. Liệu chúng ta đóng góp cho em ấy sống qua được bao nhiêu năm tháng đây. Một điều thiết thực hơn, là chính quyền sở tại phải làm 1 điều gì đó cho hoàn cảnh này. hic.tội em ấy quá.


Nguyễn Hoàng Bình - K14 -QTM

Mail: hyobin2146@gmail.com
Yahoo: bin_cmo









 

 
Các thành viên đã Thank Hyo_Bin vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024