Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
24/04/2010 14:04 # 1
vuiga9x
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 10

Kinh nghiệm: 46/110 (42%)
Kĩ năng: 15/100 (15%)
Ngày gia nhập: 28/01/2010
Bài gởi: 596
Được cảm ơn: 465
Thí sinh không còn “mặn mà” với Sư phạm


- Trong các đợt tuyển sinh những năm trước, ngành sư phạm (SP) luôn dẫn đầu về số lượng hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) thì trong khoảng ba năm trở lại đây, rất ít thí sinh nộp hồ sơ vào ngành SP. Có rất nhiều lý do dẫn đến thí sinh không còn mặn mà với ngành này, nhưng yếu tố cơ bản nhất vẫn là về vấn đề việc làm sau khi ra trường.
 
Hồ sơ ĐKDT giảm theo từng năm
 
Nếu như ở vào thời điểm các năm 1998, hồ sơ ĐKDT vào ngành SP có thể nói cao nhất trong tất cả các ngành vì chính sách miễn tiền học phí trong suốt quá trình học. Thời điểm đó, để vào được SP thí sinh phải thật sự giỏi vì lượng hồ sơ ĐKDT đông, tỷ lệ chọi cao và kéo theo điểm chuẩn cũng rất cao. 
 
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ngành SP đã không còn thu hút được nhiều thí sinh như trước nữa, mặc dù chính sách miễn học phí vẫn được duy trì.
 
Đơn cử như mùa tuyển sinh năm 2009, tỷ lệ chọi đã giảm hơn các năm trước. Trung bình chỉ là 1/6 và điểm chuẩn đầu vào cũng không cao như những năm SP còn “thịnh hành”. Tại trường ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Sư phạm TP.HCM, hai cái “nôi” đào tạo ngành SP mạnh nhất nước, điểm chuẩn cũng không quá cao. Các ngành SP Toán, Vật Lý, Hóa, Ngữ Văn điểm chuẩn cao nhất cũng chỉ 21 điểm.
 
Ở trường ĐH Sư phạm - ĐH Huế, chỉ có hai ngành SP Toán và SP Hóa điểm chuẩn là 18, còn lại các ngành khác chỉ bằng hoặc cao hơn điểm sàn từ 1 đến 1.5 điểm. Tại trường ĐH Phú Yên, tất cả các ngành SP cũng đều có điểm chuẩn ngang bằng với điểm sàn từ 13 - 14 điểm nhưng tuyển đến NV3 cũng không đủ chỉ tiêu.
 
Trong mùa tuyển sinh năm 2010 này, ngành SP cũng đang đứng trước vấn đề thiếu hồ sơ ĐKDT. Theo tổng hợp của Văn phòng tuyển sinh Bộ GD-ĐT tại phía Nam, trong gần 20.000 hồ sơ đăng ký tại đây, nhóm ngành kinh tế dẫn đầu với 60%, tiếp đến là nhóm ngành kỹ thuật - công nghệ khoảng 30%, nhóm ngành xã hội nhân văn 5% và cuối cùng là nhóm ngành SP.
 
Thống kế tại các trường THPT cũng cho thấy, số lượng ĐKDT vào ngành SP rất thấp. Tại trường THPT Marie Curie (TP.HCM), chỉ có gần 50 thí sinh nộp vào trường ĐH, CĐ có đào tạo ngành SP, còn ở trường THPT Trưng Vương cũng thế, trong tổng số gần 1.600 hồ sơ ĐKDT tại đây chỉ có 17 thí sinh thi vào trường ĐH Sư phạm TPHCM.
 
Qua đợt nhận hồ sơ ĐKDT trực tiếp tại các trường ĐH, CĐ, số lượng thí sinh ĐKDT vào đây cũng không mấy khả quan. Trường ĐH Sài Gòn nhận hơn 2.000 hồ sơ nộp trực tiếp tại trường, nhưng các ngành SP cũng rất ít thí sinh, thí sinh chỉ tập trung vào các ngành Kinh tế. Còn ở Trường ĐH Sư phạm TPHCM cũng nhận gần 2.000 hồ sơ, tỷ lệ nộp ngành SP rất thấp mà phần đông nộp vào các ngành đào tạo ngoài SP.
 
Ra trường khó xin việc

Các chuyên gia giáo dục nhận định, nguyên nhân thí sinh không mặn mà với ngành SP vì nhiều lý do như đầu ra khó khăn, thu nhập không hấp dẫn và đặc biệt là rất khó khăn xin việc làm sau khi ra trường.
 
Trong những năm gần đây, ngành SP gần như “bão hòa” khi mà rất ít đơn vị thông báo tuyển giáo viên, đặc biệt là ở các vùng đồng bằng, thành phố, những nơi có điều kiện thuận lợi. Nhưng sinh viên (SV) sau khi ra trường lại thường có ý định, muốn được công tác ở vùng đồng bằng, miền xuôi, do đó dẫn đến tình trạng nơi thừa giáo viên nhưng ở những nơi hẻo lánh, miền núi thì lại thiếu trầm trọng.
 
Huỳnh Thị Yến, tốt nghiệp loại khá ngành SP Pháp tại trường ĐH Sư phạm Huế gần 2 năm nay nhưng vẫn chưa một đơn vị nào nhận. Mặc dù, Yến đã gửi đơn xin việc đến rất nhiều nơi từ Sở GD&ĐT các địa phương, Trung tâm giáo dục thường xuyên,… nhưng tất cả đều không có một hồi âm nào.
 
“Gần 2 năm sau khi tốt nghiệp, tôi đã gửi đến hơn 12 bộ hồ sơ xin việc đi các nơi, có cả các trường ở địa phương đang sinh sống nhưng chỉ nhận được sự im lặng. Trong đơn tôi còn nêu ý định có thể làm việc ở nơi xa xôi, vùng miền núi nhưng cũng không được. Đến nay, tôi đã an phận với một nghề chẳng liên quan gì đến SP”, Yến tâm sự.
 
Một thực trạng hiện nay tại các trường sư phạm, số lượng SV ra trường hàng năm vượt quá nhu cầu thực tế. Hầu như tại các tỉnh thành trên cả nước đều có trường ĐH, CĐ đào tạo về SP với số lượng chỉ tiêu lớn nhưng nhu cầu tuyển dụng thực tế thì lại rất thấp.
 
Hàng năm, tại trường ĐH Vinh có từ 1.200-1.500 SV tốt nghiệp ngành SP và hơn 2.000 SV tốt nghiệp cử nhân nhưng đã qua lớp nghiệp vụ SP. Tỉnh Nghệ An là địa phương có nhiều SV ra trường nhất, với hơn 2.000 SV, nhưng nhu cầu tuyển dụng giáo viên hàng năm của Nghệ An rất hạn chế. Trung bình mối năm, Sở GD&ĐT tỉnh này chỉ tuyển từ 200 - 300 giáo viên cho địa phương.
 
Tại các địa phương khác có trường ĐH đào tạo SP cũng xảy ra tình trạng tương tự, mỗi năm các trường này đều cho ra “lò” hơn 3.000 SV nhưng chỉ tiêu tuyển giáo viên của các địa phương cũng chỉ từ vài trăm người.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Nam, Trưởng khoa SP Trường Đại học Cần Thơ, một nguyên nhân nữa dẫn đến tình trạng SV ra trường khó xin việc làm là từ các trường ĐH, hiện nay có nhiều trường cho rằng ngành SP dễ dạy, ít đầu tư… lại dễ thu hút SV, nên hễ trường được thành lập là có đào tạo SP.
 
Hiện nay, việc đào tạo ngành SP đang diễn ra thiếu định hướng, qui hoạch cụ thể. Ngay cả các Sở GD&ĐT ở các địa phương cũng không có qui hoạch định hướng nhu cầu giáo viên từng năm nên khó xây dựng kế hoạch liên kết với các trường. Chính vì những lý do đó nên SP đang thiếu dư giáo viên nhưng lại thiếu những giáo viên giỏi, do rất ít thí sinh giỏi ĐKDT vào ngành SP.

 

Theo vnmedia.vn




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024