Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
24/04/2010 14:04 # 1
vuiga9x
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 10

Kinh nghiệm: 46/110 (42%)
Kĩ năng: 15/100 (15%)
Ngày gia nhập: 28/01/2010
Bài gởi: 596
Được cảm ơn: 465
Tình yêu sinh viên nơi ký túc xá


Cưa cẩm

Quá trình cưa cẩm các cô nàng đóng đô ở ký túc xá thật gian nan, trèo đèo, lội suối khi xưa còn thua xa bởi lẽ, nàng đâu có ở một mình. Người ta có câu cửa miệng cho các chàng đi cưa “muốn được cô chị thì phải quỵ luỵ cô em, e hèm cậu út”, chỉ có cô em và cậu út như xưa còn phải “e hèm” đằng này có đến cả chục cái miệng ăn, miệng nói, 20 con mắt nhòm ngó và cũng có đến 20 cái tai nghe ngóng khiến cho chàng và cả “chân gỗ” của chàng phải xét nét, dò la, để ý không thì đánh mất điểm như chơi. (Đôi khi 10 chiếc camera vẫn còn ít chứ chưa phải nhiều nhặn gì). Ôi! Ghi điểm trước cả tá người quả là một vấn đề nan giải.

Nhìn canteen cuối tuần đông kín, nghĩ lại cảnh đi đến quán nem chua, chè, ốc, bún chả hay karaoke khiến nhiều cô lắc đầu lè lưỡi tặc lưỡi: “Mình sợ phải làm con trai lắm!” vì đi cưa khổ quá! Và hãnh diện nghĩ rằng “Ta là con gái… ha ha!”.

“Rể” của phòng

Mọi người cũng biết đấy, trong một năm, ngày dành cho các đấng mày râu có chăng chỉ là ngày sinh nhật, còn phe áo dài có tới 3 ngày: 8/3, 20/10 và sinh nhật. Là “rể” của phòng rồi chàng không được quên những ngày đó. Dù biết rằng nàng là trên hết thì cũng nên dành một chút sự quan tâm của mình đến chị em trong phòng, như vậy vừa gây được thiện cảm lại vừa có thêm đồng minh giúp đỡ mỗi khi nàng giận. Chuyện này hình như giống “bỏ vốn, sinh lời” trong môn Kinh tế chính trị học. Điều này đã trở thành “luật bất thành văn” trong ký túc xá tuy chẳng ai thoả thuận gì mà chàng nào cũng biết. ôi! Các chàng ứng dụng môn Kinh tế chính trị học vào thực tế thật giỏi. Nếu rảnh rỗi, bạn cứ thử bỏ vài phút đi dọc hành lang 2 khu nhà C1, C2, ký túc xá Mễ Trì tìm hiểu ngày ấy mà xem, nhất là ngày Nôel hay tết dương lịch càng rõ, “nhà” nào có “rể” là biết ngay.

Nơi nào dành cho tâm sự

Cũng thật khó cho các đôi uyên ương nơi ký túc xá, khoảng không gian dành cho tâm sự là ở đâu khi phòng thì đông, đường thì bụi, canteen lắm người, còn ngồi bên nhau trong khoảng sân ký túc thì bị “nhắc khéo” mà túi tiền thì lại rất “sinh viên”. Nhưng thật may mắn cho các anh chàng và cô nàng vì có như vậy chuyện “vượt biên” mới khó có thể xảy ra, nhưng chỉ là khó thôi chứ không phải không thể, mình bật mí một chuyện là ở ký túc xá mà vẫn có “mầm sống” sinh sôi đấy.

Thử xỏ đôi giày thể thao chạy vài vòng quanh ký túc xá Mễ Trì tầm 22 giờ 30 phút, nếu bạn là sinh viên năm thứ nhất có thể bạn sẽ rùng mình đôi khi còn xấu hổ trước cảnh người thật, việc thật - lãng mạn hơn cả trong phim Hàn Quốc. Nhưng đối với sinh viên năm thứ hai trở đi thì quen rồi. Ngày nóng cũng như ngày lạnh, ngày bình thường cũng như dưới trời mưa phùn những cảnh lãng mạn đó vẫn cứ diễn ra, còn mưa rào và bão bùng thì có lẽ là mọi người phải tự tìm hiểu thôi.

Khác với nơi xóm trọ đầy rẫy cơ hội cho “khoảng trời riêng hai đứa”, dễ dàng cho “điều không thể bỗng trở thành có thể”, cho việc sinh ra các cặp “vợ chồng sinh viên” và chuyện quan hệ tình dục trước hôn nhân thì ký túc xá quả là chiếc “áo ráp” bảo vệ các nữ sinh khỏi sự cám dỗ dấn thân sang bên kia ranh giới khá hữu hiệu. Ngược lại, đó cũng chính là sự thiệt thòi, bởi tình yêu là một tình cảm cao đẹp của con người mà nơi giành cho nó thể hiện luôn luôn phải giữ kẽ, kìm nén nên cảnh “nước vỡ bờ” xảy ra cũng là một điều tất yếu.

Thời gian gặp gỡ

Khi nàng đồng ý thì đã đành, ngày nào chàng cũng có thể gặp nàng. Nhưng khi nàng nói không thì việc vào, ra của các đấng mày râu sang khu C1, C2 vào tối thứ tư, thứ bảy và ngày chủ nhật là thật khó bởi đã có một bức bình phong chắc chắn để bảo vệ nàng khỏi sự “quấy rầy” của chàng. Lúc đó họa chăng có phép tàng hình mới lọt khỏi cánh cổng đã có chọn lọc. Với lịch từ xưa như vậy nên mỗi ông bố, bà mẹ cũng yên tâm hơn về việc học hành của con cái mình, và các cô chiêu, cậu ấm tự phân bổ thời gian giữa học và chơi cho phù hợp vì chỉ yêu thôi thì tương lai không ổn chút nào.

 

Tình yêu của những sinh viên sống trong ký túc xá quả là có rất nhiều điểm khác với ở các khu xóm trọ. Tuy có thể bạn nói rằng ký túc xá ồn ào, đông người và khó sống nhưng đối với chúng tôi - những người “định cư” tại nơi này thì thấy những điều ngược lại. Giận rỗi, hờn ghen đôi khi cả chia tay thì tình yêu đâu đâu cũng có, nhưng bạn là người cần sự cảm thông thì môi trường ký túc xá, nhất là những người bạn cùng phòng sẽ sẵn sàng chia sẻ những suy tư, trăn trở, những vướng mắc của bạn, cho bạn những lời khuyên hữu ích, những lời tiếp thêm sức mạnh giúp bạn vươn lên trong cuộc sống khi điều không may mắn xảy đến, biết nhận ra đâu là sự cám dỗ, biết dừng lại trước giới hạn và nhất là còn trang bị cho bạn những kiến thức làm dâu, làm vợ, làm mẹ trong một tương lai không xa.

An Viên [Bản tin ĐHQG Hà Nội - số 18



 
Các thành viên đã Thank vuiga9x vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024