Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
03/01/2018 16:01 # 1
ngochai20101998
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 48/110 (44%)
Kĩ năng: 8/20 (40%)
Ngày gia nhập: 27/12/2016
Bài gởi: 598
Được cảm ơn: 18
Bí mật lớn của Karate


Những động tác Karate cơ bản – Kihon Waza trong tiếng Nhật, là những khối xây dựng nên tất cả các kĩ thuật Karate. Từ người mới tập cho đến các bậc thầy, yếu tố quan trọng nhất và cũng là chìa khóa đến những kĩ thuật cao hơn chính là luyện tập căn bản.

Những kĩ thuật Karate căn bản bắt đầu với:
1. Cách đặt chân đúng trên mặt đất. Cái gốc của Karate bắt đầu ngay từ mặt đất.
2. Sử dụng mắt cá chân, đầu gối, cẳng chân và hông để tạo ra tấn chắc chắn và những đòn đá mạnh mẽ.
3. Sử dụng hiệu quả phần thân trên, bao gồm vai, lưng, khuỷu tay và bàn tay để tạo ra những đòn tấn công và đỡ gạt cương quyết.

Cơ bản không có nghĩa là dễ.

Nếu bạn biết học Karate như thế nào, hãy nhìn xem, ví dụ như đối với môn golf, cú đánh bóng hoàn hảo. Nhìn hoàn toàn đơn giản, nhưng cứ hỏi thử người chơi golf làm sao họ có thể đánh như vậy, họ sẽ nói với bạn rằng : luyện tập cơ bản.

Nhưng đó không phải tất cả …

Nếu bạn muốn tập Karate, hay muốn cải thiện những gì bạn đã biết …
… hãy nhớ lấy một điều …

- Karate dở = tập luyện kĩ thuật Karate cơ bản sai.
- Karate hay = tập luyện kĩ thuật Karate cơ bản đúng.

Hãy chú ý thêm một chút vào Karate cơ bản, và Karate của bạn sẽ trở nên đặc biệt.

Có phải kĩ thuật cơ bản là bí mật duy nhất của Karate ?

Không. Cơ bản thôi thì chưa đủ. Tập luyện sẽ chỉ tạo được sự hoàn hảo khi bạn tập những đúng thứ đúng cách.

Bạn tập cái gì và bạn tập như thế nào rất quan trọng đối với quá trình luyện tập. Bạn có thể biết được tập cái gì từ bất cứ đâu - Chương trình Karate cho trẻ em, cho người lớn, các bài học Karate miễn phí trên mạng. Có hàng ngàn cuốn sách Karate để chỉ cho bạn thấy phải tập những cái gì….

… nhưng rất ít trong số đó cho bạn biết ta thực sự phải tập như thế nào.

Những kĩ thuật Karate cơ bản là gì ?
Những kĩ năng cơ bản trong mọi trường phái Karate là: Tấn, Đòn Đánh, Đá, Đấm và Đỡ. Hãy xem xét tất cả, bắt đầu từ Tấn Karate.

Tấn Karate - Dachi kata
Tấn Karate có trong mọi trường phái Karate và mọi bài quyền Karate. Tấn không chỉ là những tư thế chiến đấu. Tấn giữ cho cơ thể cân bằng và ổn định, giúp cho những đòn tấn công và phòng thủ được xuất ra một cách tốt nhất.
Trong Shotokan Karate, có 3 thế tấn chính:

- Tấn trung bình – Kiba Dachi

- Tấn sau Kokutsu Dachi
- Tấn trước Zenkutsu Dachi

Động tác Karate căn bản trở thành những kĩ thuật bậc nhất khi vị trí bàn chân, đầu gối và hông cùng nhau tạo nền vững chắc. Tùy thuộc vào từng động tác Karate mà ta có thể lựa chọn th tấn nào cho hợp lí.

Tấn Karate – Quan niệm sai lầm
Tư thế chân “đông cứng” mà ta thấy trong Kata và Kihon là những tư thế mang tính “thời điểm”. Chúng chỉ đơn giản là biểu diễn lại tư thế tốt nhất để đấu với một mục tiêu đứng yên mà ta tưởng tượng ra chứ không phải để sử dụng với một mục tiêu thực sự đang chuyển động!
Nếu tấn Karate được giữ lại đúng tư thế lâu hơn cần thiết, tính di động của tấn sẽ bị hạn chế, đem lại cho đối thủ cơ hội tấn công. Hãy xem thử những trận đấu Kumite nghiêm túc và bạn sẽ thấy những bước di chuyển hoàn toàn tự do thoải mái chứ không phải là những tư thế căng cứng .
Tóm lại …

Việc tập tấn Karate đúng cách sẽ làm hông và chân của bạn mạnh mẽ hơn, tạo nên những cử động dễ dàng. Xét cho cùng thì một Karateka nên sử dụng tấn một cách vô thức. Một thế tấn thấp, vững chãi là rất tốt cho luyện tập Karate cơ bản, nhưng có thể sẽ gây nguy hiểm cho bạn trong một trận đánh thực sự.

Các đòn tay Karate - Uchi waza
Luyện tập tấn cho ta sự thăng bằng và ổn định, bây giờ ta sẽ học một vài đòn tấn công bằng trong Karate – những đòn tay. Về đòn chân hãy xem thêm ở dưới.

Những khớp lớn của cánh tay và bàn tay có thể được luyện tập để trở thành những bề mặt dùng để tấn công rất hiệu quả.

Những đòn tay Karate được tạo thành từ:
- Mặt trước và sau của nắm đấm
- Cạnh ngoài của nắm đấm
- Các đầu ngón tay ( một hay nhiều ngón cùng lúc)
- Các khớp ngón tay
- Phía trong và ngoài cạnh tay
- Lòng bàn tay ở gần cổ tay
- Khuỷu tay và phần mặt phẳng trước và sau khuỷu tay

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024