Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
20/12/2017 13:12 # 1
ngochai20101998
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 48/110 (44%)
Kĩ năng: 8/20 (40%)
Ngày gia nhập: 27/12/2016
Bài gởi: 598
Được cảm ơn: 18
CON ĐƯỜNG KHÔNG THỦ


Đường lên LangBiang
 
Ngày xưa khi muốn học được một điều gì đó là cao đẹp, là thần thông vi diệu ở đời, người ta thường phải “lên núi”. Những tiên ông đạo mạo cốt cách hơn người, những bậc thức giả đạt đạo chỉ tìm được trên những ngọn núi cao chứ khó tìm ra giữa cõi nhân gian đầy ô trọc. Lịch sử dân tộc từng ghi dấu son chói lọi muôn đời khi vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng để lên núi trở thành Phật hoàng Trần Nhân Tông khai sinh một dòng thiền Trúc Lâm độc đáo Việt Nam để con cháu mai sau còn biết ngưỡng vọng về núi thiêng Yên Tử.  Thế rồi, sau khi khổ luyện thành tài, những đệ tử sẽ được sư phụ cho xuống núi hành hiệp, mang những gì là tinh túy học được từ núi cao ra giúp đời, độ thế.
 
Chuyện ngày xưa vẫn thường đẹp như cổ tích. Nhưng bao giờ cho tới…ngày xưa. Chúng tôi, những môn sinh của võ đường Karatedo Nghĩa Dũng không phải lên núi tìm thầy. Chúng tôi luyện tập Karate ngay giữa phố thị ồn ào náo nhiệt. Nhưng may thay, chúng tôi luôn “hàm dưỡng nhân cách và lý tưởng hành thế” dưới bóng dáng tự tại ung của những ngọn núi . Phải thế chăng mà mỗi khi “xuống núi” hòa vào cuộc mưu sinh tất bật chúng tôi vẫn mang trong tâm tưởng cái dáng vẻ sừng sững của nó như một chổ dựa vững chắc, như một nơi chốn để vọng về.
       Rời xa võ đường vừa tròn hai mươi lăm năm, mình lấy làm tự hào là người đã mang hạt giống Karatedo Nghĩa Dũng đi gieo trồng trên mảnh đất Tây nguyên này. Không những thế, hạt giống ấy đã phát triển một cách vững chắc giữa núi rừng Lang Biang, khiêm tốn đóng góp với  đời những hoa trái ngọt lành trong vườn hoa nhân loại mênh mông. Đồng hành với những bước đường  tạm gọi là thành công ấy luôn có bóng dáng một ngọn núi nữa luôn uy nghi trong mình, đó không phải là ai khác ngoài Thầy mình – võ sư Nguyễn Văn Dũng – một ngọn núi bằng xương bằng thịt, linh hồn của Nghĩa Dũng đường Không thủ đạo.
     Huyền thoại Langbiang kể rằng: Ngày xưa tại vùng núi này, có người con trai tên Lang, tù trưởng bộ tộc Lát, thương người con gái tên Biang, con gái tù trưởng bộ tộc Chil. Do khác bộ tộc nên nàng Biang không cưới được chàng Lang, vì vậy hai người đành lấy cái chết để giữ trọn tình và phản đối luật tục khắt khe. Khi Lang và Biang mất, cha của Biang hối hận đã thống nhất các bộ tộc người Lát, Chil, Sré...thành chung một dân tộc K'Ho. Từ đó thanh niên nam nữ các bộ tộc dễ dàng yêu nhau, cưới nhau. Mộ hai người dần trở thành hai ngọn núi cao nằm cạnh nhau và dân làng đặt tên cho ngọn núi này là núi LangBiang.  Một câu chuyện tình thật đẹp và cảm động. Hình như nơi những đỉnh núi cao bao giờ cũng dành cho cái đẹp, cái cao thượng.  Thật là một tình cờ đầy may mắn khi mình rời xa một ngọn núi-Bạch Mã  thì đã lại đứng bên chân một ngọn núi khác-LangBiang. Mình có đọc ở đâu đó câu “Vinh quang sẽ chạy trốn những ai định giành nó bằng nhưng phương tiện thấp hèn”, cám ơn lắm những ngọn núi ở đời, những ngọn núi đủ sức lay động mình, đủ sức cảm hóa mình để mình nhận ra rằng: dù mình chẳng định giành một vinh quang nào nhưng chắc chắn mình sẽ không bước đi trong đời bằng đôi chân thấp hèn.                                                   ******                                                                                                            
      Chiều nay sau một cơn mưa vừa tạnh, nhìn lên ngọn núi LangBiang huyền ảo với những quầng mây trắng bao quanh. Đột nhiên mình thấy quầng mây ấy mang bóng dáng một con ngựa, một con Ngựa Trắng đang mang trên mình nó chàng Lang và nàng Biang trông họ vô cùng hạnh phúc cùng chú ngựa êm ái của mình đang tung vó lên cao, cao mãi…
Pict0003

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024