Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
13/12/2017 14:12 # 1
ngochai20101998
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 48/110 (44%)
Kĩ năng: 8/20 (40%)
Ngày gia nhập: 27/12/2016
Bài gởi: 598
Được cảm ơn: 18
Võ ở trong văn


Theo nội dung khắc trên bia đá, trong số chín công thần là danh tướng đầu triều được khắc tên, có đến bốn người con của đất Huế.

Đó là các tướng quân: Phạm Hữu Tâm, Tạ Quang Cự, Mai Công Ngôn và Phạm Văn Điển. Đặc biệt, trong mười tiến sĩ võ của triều đại này, có đến ba vị quê ở đất Thừa Thiên: Nguyễn Văn Vận, Dương Viết Thiệu và Trần Văn Hiển.

Tuy nhiên, sách khoa cử và các nhà khoa bảng triều Nguyễn ghi chép về mười vị tiến sĩ võ triều Nguyễn tại ba khoa thi, tất cả đều với “hành trạng về sau thế nào không rõ” hoặc “chưa khảo cứu được”...

Chúng tôi may mắn tìm ra manh mối tiến sĩ võ Dương Viết Thiệu người làng Dưỡng Mông Thượng (nay là Dưỡng Mong, xã Phú Mỹ). Ông đỗ tiến sĩ võ năm 1868 lúc 37 tuổi.

Ông Dương Viết Hồng gọi tiến sĩ võ Dương Viết Thiệu là ông cố nội, chia sẻ: lúc sinh thời nhà ông Thiệu rất nghèo, bản thân ông có thân hình hộ pháp, giọng nói oang oang, dõng dạc như sấm. 17 - 18 tuổi đã cùng trai tráng trong làng lập hội đi gặt lúa thuê cho các làng khác.

Một lần nọ, khi qua làng Dạ Lê Chánh thì thanh niên làng bên thách thức gánh lúa thi. Ông lấy dao chặt một cây tre thẳng thớm, dài tới 12 mắt tre để làm đòn gánh.

Một buổi sáng ông gánh sáu gánh, mỗi gánh đến 12 bó lúa khiến thanh niên làng bên khiếp phục. Sức vóc phi phàm của ông đồn vang tận kinh thành. Ông vừa luyện võ nghiệp vừa trau dồi kinh sử, binh thư yếu lược, võ kinh yếu lược và đỗ tiến sĩ võ năm 1868.

Nhà nghiên cứu Phạm Đức Thành Dũng, đồng chủ biên sách khoa cử và các nhà khoa bảng triều Nguyễn, cho rằng các vua Nguyễn đã có những quan niệm ngộ nhận về võ.

Nhìn vào lịch sử, Võ Thánh miếu được thành lập dưới thời Minh Mạng, nhưng đến thời Tự Đức thì triều đình mới tổ chức thi tiến sĩ võ và chỉ tồn tại được ba khoa rồi bỏ.

“Có lẽ đương thời triều đình cứ nghe đến võ thuật kỳ bí như truyền thuyết, nào là những ngón nghề siêu phàm như bay qua đọt cây, đi trên nước hay làm được những điều phi phàm. Và triều đình tổ chức kỳ thi nhằm thu hút những bậc kỳ nhân có năng lực siêu phàm ấy ra để giúp nước.

Tuy nhiên, tất cả những điều ấy là lời đồn lan truyền, ảnh hưởng từ những câu chuyện trong sách chứ thực tế võ Việt hay bất cứ võ nào cũng không có như vậy. Chúng ta hiện nay mà còn quan niệm không đúng về võ như thế thì hồi xưa tin vào điều đó là dễ hiểu!” - ông Dũng nhận xét.

Đồng quan điểm này, nhà văn - võ sư Nguyễn Văn Dũng (võ đường Nghĩa Dũng Karate-do, Huế) cho rằng trong võ thuật không có điều gì vượt ngoài quy luật vật lý cả, có chăng chỉ là những lời đồn đại trong dân gian, không có thật.

Lần xem lại các bài thi võ, kể cả tiến sĩ, khá đơn giản, nào là xách tạ, múa côn và múa thương, bắn súng điểu thương... Do đó, nhiều người đỗ tiến sĩ võ thường được gọi là dân võ biền, có người không biết chữ.

Bởi vậy trong dân gian còn lưu truyền nhiều câu chuyện dân văn rất coi thường dân võ. Đó cũng là lý do các kỳ thi võ về sau, triều đình còn ra đề văn cho thí sinh thi võ nhưng đề thi cũng đơn giản. Dần dần thấy các kỳ thi võ không thu nhặt được gì nên triều đình cũng ngưng tổ chức thi.

Tuy nhiên, võ thuật không phải vì vậy mà không được đề cao, bởi lẽ theo nhiều người, ở đây là “võ ở trong văn”.

Nhà nghiên cứu Huế Hồ Tấn Phan nhận xét: “Nhìn dọc theo lịch sử, những danh tướng thành danh thường từ văn, có gốc văn mà ra, điển hình như Nguyễn Tri Phương, Phan Thanh Giản...”.

Đó cũng là những người đã thông kim cổ, minh tường đấu pháp, dụng binh ở tầm chiến lược chứ không chỉ trông đợi vào sức mạnh của thể lực, của cơ bắp. Vì lẽ đó mà trong văn có võ. Điều quan trọng là tinh thần thượng võ được sử dụng, được tôn vinh và được duy trì tiếp nối.




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024