Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
22/10/2017 17:10 # 1
ngochai20101998
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 48/110 (44%)
Kĩ năng: 8/20 (40%)
Ngày gia nhập: 27/12/2016
Bài gởi: 598
Được cảm ơn: 18
LÀ NGƯỜI THẦY DẠY VÕ ĐỪNG NÊN NÓNG VỘI


Ở võ đường nọ có một võ sinh hư, ông thầy ra quyết định đuổi học và thông báo các võ đường khác yêu cầu không nhận vỗ sinh ấy. Đó chỉ là một mẫu chuyện nhỏ mà mình đọc được mà thôi nhưng mình thấy cách giải quyết của ông thầy ấy là chưa đúng. Còn theo các bạn thì sao?

Mỗi võ đường luôn có những học sinh có nhiều tính cách khác nhau nhưng quan trọng là người thầy đó có huấn luyện được các võ sinh của mình không. Dạy võ không chỉ mỗi dạy võ mà còn dạy cả nhân cách và phải xuất phát từ tâm hồn của mỗi huấn luyện viên. Cũng như mẫu chuyện trên có lẽ là do võ sinh đó quá hư đến nổi thầy dạy không được nhưng cũng có thể do từ đầu người huấn luyện đã không hiểu được võ sinh đó. Đối với lớp võ nói riêng và nghề giáo viên nói riêng nói chung thì việc đưa các em đến với những thành công đó mới là điều tuyệt vời nhất. Nhưng nếu em ấy hư mà mình đuổi thì đầu tiên phải xem lại mình xem mình đã dạy đúng cách với em ấy chưa hay mình đã hiểu em chưa. Nếu như mình dạy không được thì nên để võ sinh đó đến với những võ đường khác biết đâu sẽ có người dạy được võ sinh đó. Chứ không được thông báo với các võ đường khác không nhận võ sinh đó.Mình đâu có quyền gì cấm võ sinh đó đi học võ ở những nơi khác. Nếu võ sinh dó đã tìm đến mình học võ thì chắc chắn em ấy thích võ và tin tưởng mình thì sao mình có thể đối xử với em ấy như vậy được. Cũng không thể nói là do huấn luyện viên hoàn toàn mà do võ sinh đó hư trước nên mới xảy ra chuyện như vậy. Nhưng đã là người dạy võ thì việc đầu tiên là không được nóng vội mà phải bình tĩnh giải quyết mọi việc. Nếu võ sinh đó hư đến nổi mình dạy không được thì hãy giới thiệu cho em ấy nhiều nơi khác để em có thể đến học. Mỗi con người sẽ có nhiều sự lựa chọn riêng của mình và không ai được dập tắt những con đường đó. Cũng giống như trong một ngôi nhà đang ngập lụt mà có cả mình và người đó đều bị mắc kẹt, thay vì để cho nước thoát theo nhiều đường khác nhau thì mình ngăn cản hết tất cả các đường, điều đó sẽ dẫn đến không chỉ người đó chết mà cả mình cũng bị chìm theo. Nhưng cũng có thể cả hai cố gắng thì sẽ sống sót và vượt qua. Cũng giống như võ sinh đó nếu mình không đuổi mà cố gắng hết sức thử thuyết phục và tâm sự với em nhiều hơn biết đâu sẽ có để thay đổi được tính cách và em ấy trở nên ngoan và sau ngày sẽ là học trò giỏi nhất của mình thì sao.  Lúc đó khi mình nhìn  lại sẽ cảm thấy không tiếc nuối và giữa hai thầy trò sẽ có nhiều kỉ niệm đáng nhớ. Và đó cũng là niềm vui của một nguời  huấn luyện viên mà không ai có thể hiểu được. Mỗi người huấn luyện sẽ có một cách nghĩ và cách tập luyện riêng nhưng tất cả đều hướng đến một đích chung là làm sao cho võ sinh mình đạt đến trình độ cao nhất. Để đạt được trình độ cao nhất trong võ thuật thì không chỉ có cố gắng của huấn luyện viên mà cả những võ sinh. Có một người thầy giỏi mà trò phá phách không lo học thì cũng bằng không.  Là một võ sinh thì việc đầu tiên là phải học tính tự giác và trách nhiệm trong sự lựa chọn của mình.Đã học thì phải cố gắng hết sức và không được bỏ cuộc giữa chừng hoặc trong lúc học nghịch đến nổi bị đuổi.Hãy là một võ sinh tốt để biết đâu sau này mình cũng làm huấn luyện như những người đã từng dạy mình.Lúc đó mình sẽ hiểu được những tâm tư và sự vất vả của các anh.Vì vậy hãy cố gắng khi chưa muộn đừng để sau này phải hối hận tại sao lúc ấy mình khôngcốgắng thêm tínữa.

Trong mỗi tình huống luôn có cách giải quyết khác nhau.Chứ không phải nhất thiết phải đuổi học võ sinh hư. Cũng có thể do huấn luyện viên chưa hiểu hết được võ sinh và cũng có thể do ý thức võ sinh đó. Nhưng võ sinh đó hư thì mình cũng nên giành thời gian tâm sự quan tâm em ấy nhiều hơn thay vì đuổi học hay thông báo cho các võ đường khác không nhận. Hãy để võ sinh đó được tiếp xúc với nhiều võ đường và sẽ hiểu giá trị của những người đã từng dạy mình biết đâu sẽ có sự thay đổi tích cực xảy ra.




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024