Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
17/09/2017 23:09 # 1
niphip
Cấp độ: 26 - Kỹ năng: 14

Kinh nghiệm: 109/260 (42%)
Kĩ năng: 113/140 (81%)
Ngày gia nhập: 19/12/2012
Bài gởi: 3359
Được cảm ơn: 1023
Anh có Sherlock Holmes, Trung Quốc có Địch Nhân Kiệt, Nhật Bản có Conan, còn Việt Nam có ai!?


Phim trinh thám, điều tra là một trong những thể loại hấp dẫn của điện ảnh. Nhưng cũng rất khó làm, từ khâu kịch bản cho đến cách thể hiện.

Điện ảnh Việt Nam cũng đã có kha khá những bộ phim làm khá chắc tay về đề tài này. Chẳng hạn, đối với thời kỳ những năm 70, 80 thì có Không nơi ẩn nấpVán bài lật ngửa... Điện ảnh hiện đại thì có Ngôi nhà trong hẻmGiao lộ định mệnhBí mật thảm đỏ, Hào quang trở lại, Quả tim máu...

Trên địa hạt phim truyền hình thì có series Cảnh sát hình sự hay bộ phim trinh thám học đường Đội đặc nhiệm nhà C21. Điều đó cho thấy đề tài trinh thám không phải là một đề tài quá yếu thế ở Việt Nam và hiện cũng đã đa dạng hơn về nội dung. Ở tất cả các thể loại phi, chúng ta đều chưa thật sự giỏi chứ không riêng gì phim trinh thám.

Tuy nhiên, điều mà chúng ta chưa có chính là một nhân vật thám tử tài ba đủ nổi bật, đủ xuất sắc để đứng ra trở thành một cái tên đại diện cho thương hiệu trinh thám Việt. Bởi vì đối với các nền điện ảnh khác, một trong những yếu tố tạo nên sức hút trong dòng phim trinh thám là các thám tử. Chính sự chuyên nghiệp, chỉn chu và "cool" của những chuyên gia phá án là đặc trưng của hình tượng thám tử, khiến cho hàng loạt người hâm mộ trên thế giới say mê như điếu đổ.

Anh có Sherlock Holmes, Trung Quốc có Địch Nhân Kiệt, Nhật Bản có Conan, còn Việt Nam có ai!? - Ảnh 1.

Series truyền hình Sherlock gây bão mấy năm gần đây

Chẳng hạn, mỗi khi nhắc đến trinh thám Anh Quốc, người ta sẽ nhớ ngay đến thám tử Sherlock Holmes trong những trang sách của Conan Doyle. Ở châu Á, nếu nhắc đến Nhật Bản, không ai là không biết đến thám tử nhí Conan. Với Trung Quốc, thương hiệu Bao Thanh Thiên đã được chuyển thể, biến tấu thành vô vàn những phiên bản khác nhau trên màn ảnh.

Những năm gần đây, họ còn xây dựng thêm được một hình tượng thám tử thời phong kiến khác là Địch Nhân Kiệt, chứng tỏ được sức hấp dẫn không kém gì Bao Công thời xưa. Còn đối với Việt Nam, thương hiệu thám tử vẫn chưa được phổ biến lắm.

Chúng ta có nhiều vụ án sáng giá, nhưng chưa có một người phá án đặc biệt, truyền kỳ. Điệp viên, học sinh trung học, cảnh sát... đều là những nhân vật rất thú vị nhưng những cá nhân đi ra từ các bộ phim trên đều không đủ nổi bật và vượt trội để trở thành cái tên thương hiệu như những thám tử của các nền điện ảnh khác.

Anh có Sherlock Holmes, Trung Quốc có Địch Nhân Kiệt, Nhật Bản có Conan, còn Việt Nam có ai!? - Ảnh 2.

Thám tử Địch Nhân Kiệt

Điều này có thể được lý giải do nghề thám tử ở Việt Nam vốn không phổ biến, không nhiều đất sống hoặc không có tính chất phá án (mà chủ yếu là điều tra mấy sự vụ ngoại tình tinh tinh) nên chưa tạo được cảm hứng cho các biên kịch, cũng như e ngại việc đưa thám tử lên phim sẽ khiên cưỡng. Chính vì vậy mà các phim về thám tử của Việt Nam hay bị lái sang hướng pha hài, khiến phim giảm độ nghiêm túc cần có của một phim điều tra.

Anh có Sherlock Holmes, Trung Quốc có Địch Nhân Kiệt, Nhật Bản có Conan, còn Việt Nam có ai!? - Ảnh 3.

Chí Phèo ngoại truyện lấy câu chuyện phá án làm hướng đi nhưng cách triển khai vẫn hơi sa đà vào hướng hài hước

Anh có Sherlock Holmes, Trung Quốc có Địch Nhân Kiệt, Nhật Bản có Conan, còn Việt Nam có ai!? - Ảnh 4.

Trong khi Bad Genius (Thiên tài bất hảo) khai thác chuyện quay cóp của học sinh nhưng phim được xây dựng kịch tính như một phim hình sự điều tra, heist

Thực tế, trên phim Việt, đảm nhận phá án nhiều nhất vẫn là lực lượng cảnh sát, công an. Điều này cũng dễ hiểu nhưng "thám tử" trên phim ảnh thường không chỉ hiểu theo nghĩa là những người chuyên làm việc điều tra, theo dõi để giải quyết rắc rối cho khách hàng mà còn là những người có chuyên môn hoặc tài năng đặc biệt trong việc suy luận, giải mã và trở thành một chuyên gia phá án. Cũng vì mở rộng đối tượng nhân vật thành các thám tử tư, những nhà vật lý học (series truyền hình phá án Galileo của Nhật), thậm chí là những nhân vật ẩn dật bình thường nhung có trí khôn thiên tài khiến cho các phim điều tra hấp dẫn hơn.

Anh có Sherlock Holmes, Trung Quốc có Địch Nhân Kiệt, Nhật Bản có Conan, còn Việt Nam có ai!? - Ảnh 5.

Phim Hàn "Nghi can X" chuyển thể từ tiểu thuyết Nhật Bản là cuộc đối đầu giữa một giáo viên dạy Toán và giáo sư Vật Lý trong một vụ án hóc búa

Trên hành trình tìm ra tội phạm luôn có những câu đố, thử thách được đặt ra để qua đó làm bộc lộ trí thông minh sắc sảo của những kẻ mê phá án. Những vụ phá án hay không xuất phát từ việc xét nhiệm hiện trường, phân tích mẫu vật qua máy móc hiện đại mà là từ những ý tưởng và suy nghĩ đột phá, tài tình. Giống như Sherlock Holmes đã nói, phá án giống như đang chơi một trò xếp hình, nhiệm vụ của người phá án là sắp xếp đúng từng miếng ghép vào vị trí, và sự thật luôn chỉ có một!

Một điểm nữa mà phim trinh thám Việt Nam chưa dám khai thác sâu chính là yếu tố kì bí, hay nói thẳng là... xạo. Tất nhiên, việc đưa ra logic cũng như tính thực tế của một vụ án, cách thức gây án luôn là quan trọng. Nhưng xung quanh vụ án đó hoặc các nhân vật vẫn có thể có những thứ philogic để tạo ra sự thú vị, hoặc làm B-Story cho câu chuyện.

 
Anh có Sherlock Holmes, Trung Quốc có Địch Nhân Kiệt, Nhật Bản có Conan, còn Việt Nam có ai!? - Ảnh 6.

Bộ truyện tranh Thám tử lừng danh Conan được phát hành một anime movie mỗi năm vì sức hấp dẫn của thương hiệu "Conan"

Vì thế nên chúng ta mới có cậu bé thám tử nhí Conan thực chất là cậu thám tử trung học Shinichi bị cho uống thuốc teo nhỏ cơ thể, hoặc những bảo bối mà bác tiến sĩ Agasa đã tạo ra để giúp Conan phá án. Những thứ đó có thực tế đâu nhưng nó vẫn mang sức hấp dẫn riêng, quan trọng là người kể chuyện biết cách tạo ra logic trong chính cái logic mình đặt ra từ đầu.

Trong trường hợp những phương thức gây án tinh vi làm khó biên kịch thì vẫn có thể đưa bối cảnh điều tra trở về thời phong kiến như cách người Trung Quốc đã làm với Bao Côngvà Địch Nhân Kiệt, hay phim Bức màn bí mật rất nổi tiếng của TVB. Khi đó, sự hạn chế về khoa học công nghệ của thời đại sẽ trở thành lợi thế để các chuyên gia phá án bộc lộ trí thông minh và óc phán đoán siêu việt của mình mà không làm ảnh hưởng đến sự nghiêm túc và tính thực tế của vụ án quá nhiều.

Anh có Sherlock Holmes, Trung Quốc có Địch Nhân Kiệt, Nhật Bản có Conan, còn Việt Nam có ai!? - Ảnh 7.

Series phim Bức màn bí mật với Âu Dương Chấn Hoa, Xa Thi Mạn, Đằng Lệ Minh

Trên cơ sở dữ liệu lịch sử có thật, Việt Nam có rất nhiều các điển tích và thông tin trong sách cổ nói về các vị quan xử án tài tình, thông minh, nhanh nhạy. Nếu biết sử dụng nguồn này một cách thực sự sáng tạo và hiệu quả để xây dựng chất liệu cho phim trinh thám thì không quá khó để Việt Nam có một vị thám tử hấp dẫn trên màn ảnh.

Nói chung, điện ảnh nước ta không xa lạ gì với đề tài thriller, bí ẩn, rùng rợn. Nhưng những bộ phim trinh thám, phiêu lưu với các vị thám tử hào hoa, tài ba đôi khi cần một chút bay bổng, hư cấu thì lại cực hiếm.

Hy vọng sau này, các đạo diễn Việt sẽ cân nhắc đưa lên phim nhiều hơn những nhân vật thám tử không-phải-là-cảnh-sát đủ ấn tượng để khán giả nước nhà không phải cảm thấy thiệt thòi khi nhìn sang các nền điện ảnh nước bạn.



Facebook: Ngọc Yến Phan

Email: ngocyen.phan184@gmail.com

Lớp K17PSUQTH


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024