Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
23/07/2017 18:07 # 1
crisalder
Cấp độ: 17 - Kỹ năng: 8

Kinh nghiệm: 144/170 (85%)
Kĩ năng: 35/80 (44%)
Ngày gia nhập: 22/12/2014
Bài gởi: 1504
Được cảm ơn: 315
4 bước để thông minh, hạnh phúc và khỏe mạnh hơn


 

4 bước để thông minh, hạnh phúc và khỏe mạnh hơn

 

Điểm chung của các nhà lãnh đạo, các nhân vật đổi mới sáng tạo hàng đầu thế giới là kiểm soát tốt thế giới nội tâm. Cụ thể, họ chủ động quan tâm, kiểm soát một ngày làm việc của mình thay vì để bị trôi theo những ý nghĩ ngẫu nhiên để rồi phải “chạy đua” với mọi thứ.

Thiền chánh niệm là bài tập thường xuyên được khuyến khích đối với các nhà lãnh đạo, và lợi ích của thiền đối với CEO cũng đã được chứng minh. Nhưng họ thường không thể dành nhiều thời gian trong ngày để thiền, vì công việc luôn ở đó và chờ họ hoàn thành.

Inc. gợi ý 4 bước đơn giản để thực hành nghệ thuật chánh niệm (tập trung vào khoảnh khắc hiện tại, bình tĩnh chấp nhận những cảm xúc, suy nghĩ của cơ thể) trong suốt cả ngày làm việc và nhờ đó, rèn luyện trí não giúp doanh nhân thông minh, hạnh phúc và khỏe mạnh hơn:

1. Đặt nhắc nhở để dừng lại quan sát... chính mình

Trong một ngày làm việc, chúng ta dễ dàng bị lạc vào một mớ công việc "hỗn độn", thường xuyên thở nông và để mặc tâm trí trôi theo nhiều hướng. Tất cả những điều này đều gây bất lợi cho sức khỏe lẫn năng suất.

Những “suy nghĩ lang thang” này có thể dẫn đến sự lo lắng không cần thiết, tự nghi ngờ về bản thân, khiến bạn đưa ra những quyết định tiêu cực như ăn một bữa ăn nhanh, tiện lợi và kém lành mạnh.

Để tăng cường sự tập trung và sáng suốt, hãy đặt nhắc nhở cách mỗi giờ. Nó sẽ cho phép bạn tạm dừng những việc đang làm để tập trung quan sát những cảm xúc và suy nghĩ của mình tại thời điểm đó.

2. Không đa nhiệm, kể cả khi ăn

Đa nhiệm là kẻ thù của sự tập trung và năng suất làm việc, bởi vì sự chú ý và suy nghĩ của bạn bị phân tán.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, khi phân chia sự chú ý bằng cách làm việc đa nhiệm, chúng ta có thể bị giảm đến 40% năng suất, 10% chỉ số IQ, và gia tăng thêm nhiều cảm giác căng thẳng.

Không những gây bất lợi cho năng suất lao động, đa nhiệm với việc ăn uống cũng gây tác động xấu đến sức khỏe. Hãy cố gắng dành ít nhất một bữa mỗi ngày chỉ để tập trung cho việc ăn uống mà thôi, không lướt Facebook, không nhắn tin điện thoại, không tán gẫu... “Bài tập” này giúp củng cố chiều sâu, cho phép bạn dành thời gian nhiều hơn cho việc yên lặng và lắng nghe thế giới nội tâm.

Khi phát triển kỹ năng ăn chánh niệm (“mindful eating”, ăn chậm lại và thực sự thưởng thức món ăn), trực giác của bạn sẽ biết rằng loại thức ăn nào giúp bạn cảm thấy tốt hơn, cung cấp cho bạn năng lượng để suy nghĩ và làm việc tốt hơn, còn loại thức ăn nào khiến bạn cảm thấy ngược lại.

3. Chú ý đến ngôn từ

Cần chú ý áp dụng chánh niệm vào những suy nghĩ và ngôn ngữ bạn sử dụng cho… chính mình. Bạn có để cho những niềm tin sai lầm quyết định suy nghĩ và hành động? Bạn có dùng những từ tiêu cực dành cho chính mình và triệt tiêu đi năng lượng thay vì trao quyền cho bản thân? Khi thiếu chánh niệm, bạn sẽ trở thành nạn nhân bị cuộc đời xô đẩy.

Một cuộc sống khỏe mạnh, năng suất cao được bắt đầu bằng việc thiết lập những suy nghĩ và từ ngữ thật mạnh mẽ. Nếu có khuynh hướng suy nghĩ tiêu cực thì thói quen ghi chép hằng ngày và thực hành lòng biết ơn có thể giúp ích cho bạn.

4. Mỉm cười thường xuyên hơn

Nghe có vẻ sáo rỗng nhưng nụ cười mang đến vô số lợi ích.

Nếu bạn bị căng thẳng và không thể tìm thấy bất kỳ điều gì xung quanh vui đến mức có thể cười phá lên, sự “giả vờ” hoặc nỗ lực thực hiện một nụ cười nhẹ cũng có thể làm giảm căng thẳng và tăng cường cảm giác hạnh phúc.

Nụ cười giúp gợi nhớ đến những kỷ niệm vui, dẫn đến sự cải thiện tâm trạng. Những người hay cười được xem là thân thiện hơn, giúp họ được yêu mến hơn trong cả công việc lẫn cuộc sống cá nhân.

Theo Bích Trâm

Doanh nhân Sài Gòn

4 bước để thông minh, hạnh phúc và khỏe mạnh hơn

 

Điểm chung của các nhà lãnh đạo, các nhân vật đổi mới sáng tạo hàng đầu thế giới là kiểm soát tốt thế giới nội tâm. Cụ thể, họ chủ động quan tâm, kiểm soát một ngày làm việc của mình thay vì để bị trôi theo những ý nghĩ ngẫu nhiên để rồi phải “chạy đua” với mọi thứ.

Thiền chánh niệm là bài tập thường xuyên được khuyến khích đối với các nhà lãnh đạo, và lợi ích của thiền đối với CEO cũng đã được chứng minh. Nhưng họ thường không thể dành nhiều thời gian trong ngày để thiền, vì công việc luôn ở đó và chờ họ hoàn thành.

Inc. gợi ý 4 bước đơn giản để thực hành nghệ thuật chánh niệm (tập trung vào khoảnh khắc hiện tại, bình tĩnh chấp nhận những cảm xúc, suy nghĩ của cơ thể) trong suốt cả ngày làm việc và nhờ đó, rèn luyện trí não giúp doanh nhân thông minh, hạnh phúc và khỏe mạnh hơn:

1. Đặt nhắc nhở để dừng lại quan sát... chính mình

Trong một ngày làm việc, chúng ta dễ dàng bị lạc vào một mớ công việc "hỗn độn", thường xuyên thở nông và để mặc tâm trí trôi theo nhiều hướng. Tất cả những điều này đều gây bất lợi cho sức khỏe lẫn năng suất.

Những “suy nghĩ lang thang” này có thể dẫn đến sự lo lắng không cần thiết, tự nghi ngờ về bản thân, khiến bạn đưa ra những quyết định tiêu cực như ăn một bữa ăn nhanh, tiện lợi và kém lành mạnh.

Để tăng cường sự tập trung và sáng suốt, hãy đặt nhắc nhở cách mỗi giờ. Nó sẽ cho phép bạn tạm dừng những việc đang làm để tập trung quan sát những cảm xúc và suy nghĩ của mình tại thời điểm đó.

2. Không đa nhiệm, kể cả khi ăn

Đa nhiệm là kẻ thù của sự tập trung và năng suất làm việc, bởi vì sự chú ý và suy nghĩ của bạn bị phân tán.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, khi phân chia sự chú ý bằng cách làm việc đa nhiệm, chúng ta có thể bị giảm đến 40% năng suất, 10% chỉ số IQ, và gia tăng thêm nhiều cảm giác căng thẳng.

Không những gây bất lợi cho năng suất lao động, đa nhiệm với việc ăn uống cũng gây tác động xấu đến sức khỏe. Hãy cố gắng dành ít nhất một bữa mỗi ngày chỉ để tập trung cho việc ăn uống mà thôi, không lướt Facebook, không nhắn tin điện thoại, không tán gẫu... “Bài tập” này giúp củng cố chiều sâu, cho phép bạn dành thời gian nhiều hơn cho việc yên lặng và lắng nghe thế giới nội tâm.

Khi phát triển kỹ năng ăn chánh niệm (“mindful eating”, ăn chậm lại và thực sự thưởng thức món ăn), trực giác của bạn sẽ biết rằng loại thức ăn nào giúp bạn cảm thấy tốt hơn, cung cấp cho bạn năng lượng để suy nghĩ và làm việc tốt hơn, còn loại thức ăn nào khiến bạn cảm thấy ngược lại.

3. Chú ý đến ngôn từ

Cần chú ý áp dụng chánh niệm vào những suy nghĩ và ngôn ngữ bạn sử dụng cho… chính mình. Bạn có để cho những niềm tin sai lầm quyết định suy nghĩ và hành động? Bạn có dùng những từ tiêu cực dành cho chính mình và triệt tiêu đi năng lượng thay vì trao quyền cho bản thân? Khi thiếu chánh niệm, bạn sẽ trở thành nạn nhân bị cuộc đời xô đẩy.

Một cuộc sống khỏe mạnh, năng suất cao được bắt đầu bằng việc thiết lập những suy nghĩ và từ ngữ thật mạnh mẽ. Nếu có khuynh hướng suy nghĩ tiêu cực thì thói quen ghi chép hằng ngày và thực hành lòng biết ơn có thể giúp ích cho bạn.

4. Mỉm cười thường xuyên hơn

Nghe có vẻ sáo rỗng nhưng nụ cười mang đến vô số lợi ích.

Nếu bạn bị căng thẳng và không thể tìm thấy bất kỳ điều gì xung quanh vui đến mức có thể cười phá lên, sự “giả vờ” hoặc nỗ lực thực hiện một nụ cười nhẹ cũng có thể làm giảm căng thẳng và tăng cường cảm giác hạnh phúc.

Nụ cười giúp gợi nhớ đến những kỷ niệm vui, dẫn đến sự cải thiện tâm trạng. Những người hay cười được xem là thân thiện hơn, giúp họ được yêu mến hơn trong cả công việc lẫn cuộc sống cá nhân.

Theo Bích Trâm

Doanh nhân Sài Gòn

 



Lê Đình Nguyên Vũ

K19CMUTPM4

Facebook: https://www.facebook.com/nguyenvulee


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024