Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
21/06/2017 08:06 # 1
triprodota
Cấp độ: 21 - Kỹ năng: 11

Kinh nghiệm: 71/210 (34%)
Kĩ năng: 41/110 (37%)
Ngày gia nhập: 13/09/2014
Bài gởi: 2171
Được cảm ơn: 591
Tại sao điện thoại trở nên chậm chạp và hao pin khi trời nóng?


Bạn nên đặc biệt chú ý khi sử dụng điện thoại vào mùa hè, nhất là trong những đợt nắng nóng gay gắt.

iPhone có thể hoạt động tốt trong môi trường lên đến 35 độ C (ảnh: EPE)

Theo Telegraph, do hậu quả của biến đổi khí hậu, kể từ năm 2015 thì cứ mỗi năm trôi qua thì chúng ta lại "phá kỉ lục" về nhiệt độ ghi nhận được. Nói cách khác, mùa hè đang ngày càng khắc nghiệt, và sự khắc nghiệt ấy ảnh hưởng không nhỏ đến điện thoại của bạn. Nếu bạn ra khỏi phòng có điều hòa, bạn sẽ có thể nhận thấy rằng bên cạnh những nguy cơ bị mất nước và da rám nắng, bạn có thể để ý điện thoại của bạn cũng hao pin nhanh hơn bình thường.

Hầu hết các thiết bị điện tử di động, đặc biệt là smartphone, đều là tập hợp của những linh kiện mạnh mẽ được gói gọn trong một khung kim loại hoặc nhựa và đều dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Hiệu suất suy giảm, hao pin, và trong một số trường hợp, pin còn có thể bốc cháy.

Tại sao điện thoại lại nóng lên?

Các điện thoại đời mới đều được thiết kế để có thể hoạt động kể cả khi trời nóng. Ví dụ, Apple cho biết rằng iPhone có thể hoạt động một cách tối ưu trong khoảng nhiệt từ 0 độ C đến 35 độ C. Tuy nhiên, ở những quốc gia nhiệt đới như Việt Nam, việc nhiệt độ lên đến 38-40 độ C vào mùa hè trong những năm gần đây là điều thường xuyên xảy ra.

Bên cạnh đó, một số điều kiện có thể làm cho vấn đề trở nên tệ hơn nữa. Phổ biến nhất là ánh sáng trực tiếp từ mặt trời và những tác vụ nặng – bao gồm chơi game, xem phim và sử dụng định vị.

Bạn nên cẩn thận khi sử dụng các dịch vụ định vị khi trời nóng (ảnh: VCG)

Điện thoại trở nên nóng lên vì các quy trình phức tạp đòi hỏi rất nhiều sự chuyển động bên trong kiến trúc của con chip, và nếu bạn còn nhớ kiến thức vật lý thì chuyển động sẽ sinh ra nhiệt. Điều này cũng đúng khi bạn sạc điện thoại, một quá trình mà bạn đưa dòng điện vào trong thiết bị và các hóa chất chuyển động nhanh hơn rất nhiều. Nếu thiết bị của bạn có hỗ trợ sạc nhanh, bạn sẽ càng phải thận trọng.

Điều gì xảy ra khi điện thoại nóng lên?

Một chiếc điện thoại sẽ trở nên nguy hiểm nếu nó trở nên quá nóng – các bộ phận bị hư hỏng, nứt, vỡ màn hình và thậm chí gây cháy nổ.

Để bảo vệ người dùng, các smartphone hiện đại có tích hợp các hệ thống phản hồi nhanh với mục đích kiểm soát nhiệt độ trước khi chúng vượt qua ngưỡng nguy hiểm.

Đầu tiên, hệ thống sẽ buộc các vi xử lý phải giảm tốc độ, đây cũng là lí do vì sao điện thoại của bạn trở nên chậm chạp. Đây không phải là lỗi của thiết bị mà là tính năng cho phép nó kích hoạt chế độ tự bảo vệ để đảm bảo an toàn.

Giao diện màn hình cảnh báo nhiệt trên iPhone (ảnh: Telegraph)

Nếu điện thoại quá nóng, hệ thống sẽ bắt đầu có những hành động "quyết liệt" hơn. iPhone có một màn hình cảnh báo nhiệt độ và nó sẽ làm giảm độ sáng màn hình, đưa dữ liệu di động về chế độ tiết kiệm năng lượng và ngưng sạc. Trên Android cũng có những ứng dụng tương tự để bạn có thể tải về, như Battery Doctor hay CM Battery.

Thời lượng pin cũng bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ. Khi điện thoại hoạt động liên tục, chúng sẽ càng tốn nhiều năng lượng hơn. Ngoài ra, các thành phần ở trong pin cũng có thể bị hư hại.

Bạn nên làm gì?

Tốt nhất là bạn không nên sử dụng điện thoại khi trời quá nóng, và cố gắng giữ nó ở xa nguồn nhiệt. Ngoài ra cũng có một số cách để cải thiện tình hình nếu bạn có việc quan trọng cần sử dụng thiết bị của mình:

- Gỡ các ốp bảo vệ màn hình nếu bạn có sử dụng. Lớp nhựa hoặc da bao quanh điện thoại có thể ngăn cản quá trình thoát nhiệt.

- Giảm độ sáng màn hình và tạm tắt các ứng dụng nền sử dụng nhiều năng lượng. Ngoài ra, bạn cũng có thể bật chế độ tiết kiệm pin.

- Nếu bạn đang ở ngoài trời hoặc có ý định ra ngoài trời, đặt điện thoại của bạn ở nơi mát mẻ, đặc biệt là khi bạn sạc điện thoại.

- Tránh các tác vụ nặng như chơi game hay xem phim, đồng thời hạn chế sử dụng định vị đến hết mức có thể.

theo : vnreview.vn



Trần Minh Trí  -   Mod Box Góc Tin Học

Email :  triprodota@gmail.com

facbook: https://www.facebook.com/tran.tri.334

Hỗ trợ Cài Win nhanh chóng. tư vấn Mua laptop


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024