Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
15/05/2017 15:05 # 1
Hương-Hà Nội
Cấp độ: 30 - Kỹ năng: 20

Kinh nghiệm: 231/300 (77%)
Kĩ năng: 149/200 (74%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 4581
Được cảm ơn: 2049
CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH


II. CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH
(Người học đều phải chuẩn bị trước cho buổi thảo luận nhóm)

1. Hệ thống pháp luật là tập hợp có tính hệ thống của các văn bản quy phạm pháp luật.

2. Hệ thống pháp luật (về cơ bản) chính là hệ thống các ngành luật và các văn bản quy phạm pháp luật của một quốc gia.

3. Quy phạm pháp luật thể hiện ra bên ngoài bằng các điều luật, còn chế định pháp luật được thể hiện ra bên ngoài bằng các Chương trong các văn bản quy phạm pháp luật.

4. Văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước, các cá nhân, tổ chức ban hành.

5. Trong hoạt động quản lý, các cơ quan Nhà nước đều cần đến hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

6. Bộ luật là một trong những yếu tố thuộc hệ thống cấu trúc của pháp luật.

7. Ở Việt Nam, chỉ có Quốc Hội và Uỷ ban thường vụ Quốc Hội mới có quyền ban hành Nghị quyết là văn bản quy phạm pháp luật.

8. Nhà nước hoàn toàn không can thiệp vào các quan hệ pháp luật được điều chỉnh bằng phương pháp bình đẳng thoả thuận.

9. Phương pháp quyền uy phục tùng chỉ được áp dụng trong những quan hệ mà một bên phải là Nhà nước.

10. Tính xác định chặt chẽ của văn bản quy phạm pháp luật đòi hỏi mọi văn bản quy phạm pháp luật đều phải quy định cụ thể ngày phát sinh hiệu lực ngay trong văn bản đó.

11. Văn bản quy phạm pháp luật không thể điều chỉnh những quan hệ xã hội xuất hiện trước khi văn bản đó được ban hành.

12. Tính giai cấp chỉ có ở quy phạm pháp luật, không có ở các quy phạm xã hội khác.

13. Chỉ quy phạm pháp luật mới có tính bắt buộc.

14. Chỉ có quy phạm pháp luật mới có tính quy phạm.

15. Quy phạm pháp luật chỉ có thể là quy phạm xã hội do Nhà nước cho phép tồn tại.

16. Chỉ có quy phạm pháp luật mới có đặc điểm được áp dụng nhiều lần trong một hiệu lực xác định.

17. Chỉ có quy phạm pháp luật mới thể hiện tính giai cấp.

18. Chế tài của quy phạm pháp luật chính là biện pháp trách nhiệm pháp lý mà Nhà nước áp dụng đối với cá nhân hay tổ chức không thực hiện đúng mệnh lệnh được nêu ở bộ phận quy định.

19. Giả định của quy phạm pháp luật nêu lên hoàn cảnh, điều kiện xảy ra trong thực tế đời sống, xác định phạm vi tác động của pháp luật.

20. Quy định chính là quy phạm pháp luật khi thể hiện ra bên ngoài thành những điều luật.

21. Sự cưỡng chế Nhà nước là chế tài và ngược lại.

22. Quy phạm pháp luật luôn phải hội đủ 3 bộ phận: giả định, quy định và chế tài.

23. Điều luật chính là hình thức thể hiện ra bên ngoài của quy phạm pháp luật.

24. Một điều luật có thể gồm nhiều quy phạm pháp luật, nhưng một quy phạm pháp luật chỉ có thể thể hiện trong một điều luật.



Nguyễn Thu Hương
Smod Nhịp sống sinh viên
YH: nguyenthithuhuong_21071991                    Mail: thuhuong217@gmail.com

       

 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024