Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
21/09/2015 11:09 # 1
oanhoanh2122
Cấp độ: 15 - Kỹ năng: 11

Kinh nghiệm: 55/150 (37%)
Kĩ năng: 12/110 (11%)
Ngày gia nhập: 20/03/2014
Bài gởi: 1105
Được cảm ơn: 562
Viêm Đại tràng mạn


1. Theo quan điểm của YHHĐ:
+ Viêm đại tràng mạn là một bệnh rất hay gặp ở nước ta. Bệnh xuất hiện sau nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng ở ruột. Bệnh mạn tính, có từng đợt tiến triển. Tính chất vừa viêm vừa loạn dưỡng làm thay đổi hình thái niêm mạc đại tràng cùng với rối loạn chức năng vận động, chế tiết, hấp thu của đại tràng.
- Đặc trưng của bệnh là: viêm tấy, phù nè, thâm nhiễm limphoxyt và plasmocyt vào niêm mạc với sự tiến triển liên tiếp của quá trình teo đét niêm mạc; tổn thương mao mạch, mạt đoạn thần kinh và hạch limpho trong thành ruột.
- Gần đây, khi xét nghiệm huyết thanh của một số bệnh nhân, người ta thấy có kháng thể kháng đại tràng nên người ta cho rằng bệnh có liên quan đến phản ứng tự thân miễn dịch.
+ Chẩn đoán xác định dựa vào:
- Lâm sàng: đau bụng, chướng hơi, sôi bụng, rối loạn đại tiện (đại tiện nhiều lần,táo lỏng thát thường, phân có nhiều nhày có thể có máu ). Khám thấy thừng xích -ma (+ ) và đau.
- Nội soi và kết quả mô bệnh học có tính chất quyết định chẩn đoán.
- Chụp khung đại tràng giúp cho chẩn đoán chức năng và chẩn đoán phân biệt bệnh lý.
- Xét nghiệm phân có thức ăn chưa tiêu hoá, lên men chua, phản ứng axit, kiềm có vai trò quan trọng để chẩn đoán xác định.
+ Viêm đại tràng mạn cần phân biệt với bệnh lý của đại tràng: đa políp, ung thư, viêm loét chảy máu không đặc hiệu. Ngoài ra, cần phải phân biệt với: rối loạn chức năng đại tràng, hội chứng đại tràng bị kích thích, viêm loét đại tràng chảy máu, các khối u ở đại tràng.
2. Biện chứng luận trị theo YHct:
2.1. Thời kỳ phát tác.
2.1.1. Thấp nhiệt uẩn kết .

Phát sốt, đau bụng, hạ lợi xích bạch niêm dịch tiện hoặc hữu lý cấp hậu trọng, giang môn đều nhiệt, tiểu tiện ngắn đỏ; chất lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng nhờn; mạch hoạt sác.
- Pháp điều trị: thanh nhiệt giải độc- hoá thấp chỉ thống.
- Thuốc: hợp phương “bạch đầu ông thang” và “thược dược thang”
Bạch đầu ông  15g  Trần bì  12g   Hoàng bá  12g  Hoàng liên  10g
Hoàng cầm  10g  Xích thược  10g
Bạch thược  15g  Ngân hoa  10g
Mộc hương  10g Binh lang  10g.
- Gia giảm: 
. Nhiệt nhiều và trệ thì gia thêm: sinh đại hoàng 15g, cát căn 15g.
. Thấp nhiều phải gia thêm: hậu phác 12g, thương truật 10g.
. Có biểu chứng thì gia thêm: kinh giới 12g, liên kiều 12g. 
. Bụng chướng đau thì gia thêm: chỉ thực 15g, thanh bì 10g.
2.1.2. Can tỳ bất hòa .
Phúc thống thường lúc căng thẳng hoặc sau lao lung qúa độ, tiết tả nùng huyết tiện (ỉa chảy có mủ máu), trước khi tiết tả đau nhiều, sau tiết tả đau giảm, ngực sườn chướng đầy, đau đầu hay cáu gắt giận dữ, bụng đầy chán ăn, ái khí, chất lưỡi hồng, rêu lưỡi trắng mỏng; mạch huyền hoặc huyền sác.
- Pháp chữa: sơ can lý tỳ - hành khí chỉ lợi.
- Bài thuốc: hợp phương “tứ nghịch tán” và “thống tả yếu phương”.
Hoài sơn dược  20g  Chỉ xác  15g
Bạch thược  15g Phòng phong  12g
Sài hồ  10g  Cam thảo   6g
Hương phụ  12g  Trần bì  10g.
Bạch truật  10g
- Gia giảm: 
. Nếu tiết tả nhiều lần lỵ cấp hậu trọng thì gia thêm: ô mai 6g, ngũ vị tử 6g.
. Có thực trệ thì gia thêm: sơn tra 15g, thần khúc12g, lai phục tử 10g.
. Mệt mỏi ăn kém phải gia thêm: đẳng sâm 10g, sa nhân 6g.
2.1.3. ứ trở trường lạc .
Đau bụng kịch liệt hoặc chướng đau tăng dần liên tục, nôn khan hoặc nôn mửa, sốt cao không lui, bụng chướng như gỗ, đông thống cự án, đại tiện bất thông, mũi khô, chất lưỡi hồng, rêu xám (tro) hoặc vàng trắng tương kiêm mà nhờn; mạch hoạt sác hoặc huyền khẩn.
- Pháp điều trị: hoạt huyết hóa ứ thông lý công hạ.
 - Thuốc: “đào nhân thừa khí thang” gia giảm.
Sinh đại hoàng  20 - 30g Đào nhân  10g
Hậu phác  15g Thuỷ điệt 10g
Chỉ xác  12g  Mộc hương 10g
Xích thược  12g   Manh trùng 10g.
Lai phục tử  12g
- Gia giảm: 
. Sốt cao mà không lui thì gia thêm: hoàng liên 10g, chi tử 10g, tử hoa địa đinh 12g, ngân hoa 10g, bồ công anh 10g.
. Nếu khớp đau thì gia thêm : tần cửu 12g, khương hoạt 10g, độc hoạt 10g.
. Nếu có kết tinh hồng ba thì gia thêm : đan bì 10g, đan sâm 12g.
2.2. Thời kỳ hoãn giải .
2.2.1. Tỳ vị hư nhược .

Trường ố phúc tả, đại tiện lỏng nát hoặc hoài dục bất thần, bì quyện phạp lực, sắc mặt bệch trắng, hoàng nuy, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng hoặc trắng nhờn; mạch nhu hoãn hoặc trầm tế vô lực.
- Pháp điều trị: kiện tỳ hoà vị - vận trung chỉ tả.
- Thuốc: “sâm linh bạch truật tán” gia giảm:
Đẳng sâm  15g  Bạch truật  12g
Hoài sơn dược  12g Phục linh  15g
Trần bì  10g  Sao cốc nha  10g
Sơn tra  15g  Liên nhục  15g
ý dĩ nhân  20g Cát cánh   6g
Biển đậu  12g  Sa nhân (sau)   6g.
Sao mạch nha  10g
- Gia giảm: 
  . Tả lâu khí hư thoát giang thì gia thêm: cát căn 20g, thăng ma 15g, sài hồ 10g, chỉ xác 30g.
. Nếu dương trung hư lao thì gia thêm: bào khương 10g, chế phụ phiến 10g.
2.2.2. Tỳ thận dương hư.
Phúc tả lâu ngày, hoãn cốc bất hóa, quản bì nạp bảo, bì phạp vô lực, sắc mặt vô hoa; sợ lạnh, thích ấm, quản phúc lạnh đau; ngũ canh tiết tả; chất lưỡi nhợt, hình lưỡi bệu mềm hoặc rìa có hằn răng; mạch trầm tế vô lực.
- Pháp điều trị: ôn bổ tỳ thận - sáp trường chỉ tả.
- Thuốc: “tứ thần hoàn” hợp “đào hoa thang” gia giảm:
Bổ cốt chi    15g  Ngô thù du  10g
Nhục đậu khấu  15g Xích thạch chi  20g
Phục linh  15g  Thạch lựu bì  10g
Hoài sơn dược  20g  Bạch truật  10g
Nhục quế  10g Thược dược  20g
Kha tử  10g   Bào khương  10g.
- Gia giảm: 
. Hoãn cốc bất hóa thì gia thêm: sơn tra 15g, thần khúc 12g.
. Ăn không ngon thì gia thêm: bạch đậu khấu 10g, sa nhân 10g (sau).
. Người già hư nhược phải gia thêm: đẳng sâm 15g, hoàng kỳ 20g, sao biển đậu 10g.
2.3. Châm cứu.
Thường dùng các huyệt: quan nguyên, thận du, thiên khu, thượng cự hư, đại trường du, tỳ du, trung quản, túc tam lý. Mỗi ngày chọn 3 - 5 huyệt, dùng tả pháp, lưu châm 20 - 30’, 10 ngày là 1 liệu trình.
3. Lâm sàng tinh hoa.
3.1.Theo tài liệu của Vạn Kỳ, Vạn Lợi Hoa (tạp chí Trung y - Tứ Xuyên, 1996 ).

Các tác giả chữa viêm đại tràng mãn tính cho 48 bệnh nhân: khỏi cơ bản 26, tốt 19, không kết quả 3. Trong số bệnh nhân điều trị có hiệu quả 94%.
- Pháp chữa: thời kỳ đầu đường tiêu hóa tích trệ nặng thì lấy thông hạ là chủ.
- Bài thuốc:
Sao bạch thược  30g  Lùi bạch truật  30g
ý dĩ nhân  30g Lùi cát căn  30g
Tiêu sơn tra  30g  Bào khương  5g
Sao kê nội kim  10g  Quế chi  10g
Mộc hương  10g Cam thảo  10g
Đại hoàng  10g Binh lang  20g.
Hậu phác  15g
Sắc nước uống ngày 1 thang, sau khi dùng 5 - 8 thang.
Nếu đại tiện tiến bộ thì chuyển sang điều trị giai đoạn II: đại hoàng, binh lang và hậu phác mà gia thêm các vị như: diên hồ sách, ô dược mỗi thứ đều 10g, thảo đậu khấu 5g, lùi sinh khương 30g. Dùng liên tục 10 - 15 thang. Sau đó trên cơ sở thang thuốc đợt 2 thêm đẳng sâm 20 - 30g, sao biển đậu 30g, sao sơn dược 30g dùng liên tục 20 thang.
3.2. Theo tài liệu của Trung y - Hà 
Nam, 1995.
Trung y - Hà Nam dựa vào hư hay thực chứng để điều trị cho 117 bệnh nhân bị viêm đại tràng mạn tính.
+ Thực chứng:
- Thiên về thấp nhiệt: cát căn, bạch thược, bối tương thảo mỗi thứ đều 30g; hoàng cầm, hoàng liên, trần bì, hậu phác, binh lang, quảng mộc hương mỗi thứ đều 9g; bạch đầu ông 15g; tiêu sơn tra 13g.
- Thiên về hàn thấp: đẳng sâm 10g; bạch truật, can khương, thương truật, hậu phác, trần bì, mộc hương mỗi thứ đều 9g; ngô thù du, cam thảo 6g; phòng phong 20g; ý dĩ nhân 15g.
- Thiên về khí trệ: sài hồ, chỉ thực, thanh bì, trần bì, ô dược, hoàng liên mỗi thứ đều 9g; bạch truật, phòng phong mỗi thứ đều 10g; ý dĩ nhân, bối tương thảo mỗi thứ đều 15g; bạch thược 30g.
+ Hư chứng:
- Thiên tỳ hư: 
 Sinh hoàng kỳ, phục linh, lùi cát căn mỗi thứ đều 30g.
 Thái tử sâm, tiêu sơn tra mỗi thứ đều 13g.
 Bạch truật, ý dĩ nhân mỗi thứ đều 10g.
 Sơn dược, bạch biển đậu mỗi thứ đều 15g.
 Liên tử nhục, sa nhân, trần bì mỗi thứ đều 9g.
 Thăng ma 5g, chích thảo 6g.
- Thiên về thận hư. 
Nhân sâm 7g.
Phụ tử chế, bổ cốt chỉ, ngô thù du, nhục đậu khấu, ngũ vị tử, quảng mộc hương, kha tử, sa nhân mỗi thứ đều 9g. ô mai nhục 10g, sơn dược 15g, chích thảo 6g.
- Thể tỳ thận đều hư thì dùng “bổ trung ích khí” hợp phương “sâm linh bạch truật tán” .Nếu tỳ thận dương hư nặng phải hợp phương “phụ tử lý trung thang” và “tứ thần hoàn” gia giảm, ngày 1 thang sắc chia 2 lần uống.
+ Kết quả: khỏi về lâm sàng 28 bệnh nhân, hiệu quả rõ 34 bệnh nhân, có hiệu quả 46 bệnh nhân, không hiệu quả 9.Tổng số có hiệu quả 92,3%.

dieutri.vn



oanhoanh

 

 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024