Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
02/04/2015 21:04 # 1
MyLan
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 10/110 (9%)
Kĩ năng: 22/70 (31%)
Ngày gia nhập: 22/03/2014
Bài gởi: 560
Được cảm ơn: 232
Hướng dẫn khám phá làng Vân


Làng Vân Đà Nẵng trước đây còn gọi là làng cùi – làng phong. Là một ngôi làng nhỏ nằm dưới chân đèo Hải Vân, là nơi cư trú của 1 bộ phân nhỏ người dân bị phong sống tách biệt với người dân thành phố từ những năm 80. Năm 2006, thành phố Đà Nẵng đã có chủ trương di dời những công dân Làng Vân vào đất liền nhằm giúp họ có một cuộc sống hoà nhập cộng đồng, đầy đủ hơn về mọi mặt như văn hoá, y tế, giáo dục, và đến năm 2011, tấc cả dân ở đây đã được đưa vào đất liền… vì thế Làng Vân vẫn còn giữ được nhiều nét hoang sơ và mộc mạc của 1 làng dân chài ven biển và là một trong những địa danh được yêu thích trong danh sách địa điểm du lịch phượt Đà Nẵng. Hiện tại không còn ai ở đây cả, chỉ còn vài người dân ở gần 

 

1. Lịch sử của làng Vân Đà Nẵng Vào những năm 1960 Làng Vân là một khu rừng âm u, hiu quạnh không một bóng người. Với vị trí hiểm trở và tách biệt đó, nơi đây trở thành khu “trú ẩn” an toàn và yên bình cho những người bị bệnh phong, căn bệnh mà một thời bị người đời xa lánh.

lang van 1

Năm 1968, ông Gordon Smith, Hội trưởng Hội truyền giáo cơ đốc ra đây xây dựng một trung tâm điều trị cho bệnh nhân phong. “Ông đặt tên làng là Hy Lạc Viên với niềm tin cuộc sống sẽ trở lại với những người bệnh phong”, ông Nguyễn Văn Xứng, Trưởng ban công tác mặt trận thôn Hòa Vân cho biết. Làng khi đó có khoảng 40 bệnh nhân phong. Đến 2011 có 53 bệnh nhân hưởng chế độ trợ cấp của nhà nước. Ngày xưa mọi người thường gọi nó với cái tên: làng cùi, làng Phong nhưng bây giờ với nỗ lực tái hòa nhập cộng đồng của Tp Đà Nẵng nó được với cái tên nhẹ nhàng hơn là “Làng Vân”. Năm tháng trôi qua, nhóm người bệnh ở Trung tâm điều trị bệnh phong (của Hội Truyền giáo Cơ đốc) cũng đã tự tìm được kế sinh nhai từ việc đánh bắt cá dưới biển, trồng lúa nước và lấy sản vật của rừng. Họ tựa vào nhau tìm hạnh phúc. Rồi từng gia đình nhỏ ra đời, dần lớn thành xóm, thành làng, với tên gọi quen thuộc là làng Vân. Năm 1998, Hoà Vân mới chính thức được thành lập đơn vị hành chính cấp thôn, trực thuộc phường Hoà Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu. Lần đầu tiên, “bệnh nhân” và gia đình họ ở nơi này được xem là công dân, được đăng ký hộ khẩu, được đi bầu cử. Dẫu “làng” đã thành “thôn”, nhưng do cách trở giao thông, có nhiều người bị di chứng bệnh tật, tàn phế, nên từ đó đến nay, làng Vân vẫn nghèo nàn, lạc hậu. Năm 2006, thành phố Đà Nẵng đã có chủ trương di dời những công dân Làng Vân vào đất liền nhằm giúp họ có một cuộc sống hoà nhập cộng đồng, đầy đủ hơn về mọi mặt như văn hoá, y tế, giáo dục…Nhưng bẵng đi một thời gian, không thấy người ta nói đến chủ trương này. Người dân làng ấy vẫn sống yên bình lặng lẽ, cô độc, tách biệt rất hiếm người qua kẻ lại.
 

Làng Vân Đà Nẵng

Đến 2008, thành phố Đà Nẵng đã chấp thuận cho tập đoàn Oaktree (Hoa Kỳ) khảo sát dự án với tổng số vốn đầu tư 5 tỷ USD, biến nơi đây thành khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí, bến du thuyền, casino…khiến dư luận xôn xao và nhiều người bắt đầu quan tâm hơn về “làng cùi”. Tháng 5 năm 2011, UBND thành phố Đà Nẵng có chủ trương đầu tư Dự án khu phức hợp nghỉ dưỡng, du lịch cao cấp tại thôn Hòa Vân và di dời người dân vào sinh sống tại khu dân cư mới thì Làng Vân trở nên nhộn sinh động hẳn.
 

2. Đường đi đến làng Vân Những cách đi vào làng Vân Ngôi làng vốn bị cô lập nên không có đường đến, chỉ có thể đến làng bằng 3 con đường của dân phượt đó là: lên đỉnh đèo Hải Vân rồi đi theo triền núi xuống (đường rất trơn và nguy hiểm); đi thuyền từ ngoài vịnh vào (khá tốn kém); và đi xuyên qua hầm tàu hỏa rồi băng qua nhiều km bụi rậm ( đường đi nguy hiểm không kém ) Đi từ trên núi xuống : Để đi đến được Làng Vân thì bạn xe máy lên đèo Hải Vân, từ chân đèo lên tầm 2 – 3 km sẽ có 1 ngôi nhà bán nước nhỏ nằm bên phải con đường, các bạn gửi xe ở đó, hỏi đường đi xuống làng Vân họ sẽ chỉ cho các bạn. Gửi xe 10k/xe đối với đi trong ngày, 30K/xe đối với qua đêm. Sau khi trek xuống đến đường tàu lửa, đi thêm tầm 800 m nhìn bên tay trái sẽ có 1 dấu hiệu đường xuống làng Vân, dấu hiện này do dân phượt dùng sơn xịt lên nên các bạn để ý, do lâu rồi nên vết sơn hơi mờ . Đường xuống làng vân chính là đối diện cái dấu hiệu đó. Cứ đi 1 con đường đi xuống sẽ gặp bãi biển, chào mừng bạn đã đến làng Vân.
 

lang van 2

Đi thuyền đến Làng Vân, đường này dễ đi nhất nhưng lại tốn kém : Các bạn đi hết đường Nguyễn Tất Thành đến khúc cua ra quốc lộ 1 A, đến vài nhà dân gần đó hỏi thuê thuyền ra làng Vân sẽ có người chỉ cho. Đường này mình đi rất lâu rồi nên không nhớ rõ lắm, vì lúc đó đường đó còn chưa làm nữa.

lang van 3

Chui hầm, đây là con đường có nhiều cảm xúc nhất, tim rụng rời giữa sự sống và cái chết. Đi xe máy đến chân đèo, ngay chân đèo có 1 rào chắn đường sắt, gửi xe nhà dân gần đó và bắt đầu chui hầm. Các bạn nên hỏi giờ tàu chạy trước rồi mới hãy chui hầm, chui hết hầm tầm 30 phút sẽ đến đường ray như ở con đường thứ 2 ,còn nếu không hỏi giờ tàu chạy, các bạn chia người tầm 3 người 1 tốp, trong hầm có các hốc nhỏ cách nhau 10 m chỉ đủ vừa 3 người . Khi nghe tiếng tàu hỏa, chạy thật nhanh vào các hốc đó, chạy hồi hộp lắm.
Ánh sáng le lói nơi cửa hầm giống như đích đến của chốn thiên đường.

Những lưu ý khi đi làng Vân Theo như mình đã đi, thì từ trên núi hay chui hầm, đến làng Vân tầm 1 tiếng trek ( hoặc có thể ít hơn ), vì vậy các bạn nên phân bổ thời gian hợp lý nếu đi trong ngày, ở lại đêm thì nhớ mang đèn pin và nước uống đủ dùng qua đêm. Nhớ mang giày, vì đường núi và dốc, có đoạn trek rừng. Việc đầu tiên đến làng Vân là đên ngay đồn biên phòng, khai báo tên tuổi, địa chỉ nhà ( tốt nhất mang theo CMND đi cho an toàn ), người dẫn đầu ghi lại số điện thoại liên lạc, bao nhiêu người đi, bao nhiêu người về…. Sau đó bạn đi đâu cũng được. 3. Những địa điểm đẹp ở Làng Vân Làng Vân tổng cộng có 3 bãi chính

bai bien lang van

 

Bãi 1 gần với thành phố nhất, chỗ này toàn dừa nên mình đặt là bãi Dừa, bãi này không đi qua đồn biên phòng nên không cần khai báo gì hết. Ở bãi dừa, bạn tha hồ có tắm biển với hái dừa, có điều là cua ốc ở đây rất ít. Bãi 2 là bãi chính của làng Vân, bãi này chính là nơi người dân khi xưa sinh sống. Ở bãi này, các bạn muốn cắm trại qua đêm, các bạn hãy đi đến cuối làng, ngay cổng làng, tại đó có 1 vùng đất trống các bạn tha hồ cắm trại đôt lửa. Các bạn có thể ra gần mũi Isabella gần đó để bắt cua ốc các loại cũng được. Bãi Xoan là bãi biển bãi biển đẹp nhất ở làng Vân, bình minh rất đẹp, cua và ốc rất to, có điều tắm ở đây không được vì đây là vùng nước xoáy, nhưng chi riêng bãi này mới ngắm được bình minh. Một số hoạt động ở Làng Vân
 

5

 

8

 

7

nguồn: danangplus.net



email: Nguyenlanlan3@gmail.com

facebook: facebook.com/LanLan1411


Được chỉnh sửa bởi vanthanhdtu vì:Vỡ khung hình.
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024