Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
01/04/2010 14:04 # 1
KoCoNick
Cấp độ: 5 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 44/50 (88%)
Kĩ năng: 17/40 (42%)
Ngày gia nhập: 09/01/2010
Bài gởi: 144
Được cảm ơn: 77
Phần mềm & ngành công nghệ phần mềm !


Mình vừa đọc một bài viết rất hay của  tiến sĩ Vu John. Nhưng ko biết đưa lên chỗ nào chia sẽ. 
Ai quản lý box xin phân thêm một box về CNPM và move nó vào giúp nhé.
Bạn có thể đọc thêm các bài viết khác rất giá trị tại trang www.cmu.duytan.edu.vn
 
Nhiều người nghĩ rằng phần mềm là chương trình trên máy tính. Đây chỉ là một cách nghĩ hạn hẹp vì phần mềm không chỉ là chương trình máy tính mà còn bao gồm cả tư liệu lưu trữ và thông tin vận hành giúp chương trình có thể hoạt động được. Một hệ thống phần mềm bao gồm một số chương trình, các tập tin định dạng giúp khởi tạo cấu hình phần mềm, các tài liệu lưu trữ mô tả cấu trúc hệ thống, và tài liệu người dùng giải thích cách thức sử dụng phần mềm. Các Kỹ sư Phần mềm phát triển các sản phẩm phần mềm cũng cần có những kỹ năng liên quan như trên để có thể hiểu thấu công việc kinh doanh phần mềm.

Về cơ bản, Công nghệ Phần mềm là một ngành công nghệ tập trung vào tất cả các mặt trong sản xuất phần mềm, từ những bước khởi đầu trong định dạng hệ thống đến bước bảo trì hệ thống sau khi phần mềm đã được đưa vào sử dụng. Theo định nghĩa, một ngành công nghệ áp dụng các lý thuyết, phương pháp và công cụ để tạo điều kiện thực hiện (một) công việc (nào đó). Vì các Kỹ sư Phần mềm sẽ làm việc trong doanh nghiệp, họ phải hiểu cơ cấu tổ chức và tình hình tài chính để có thể làm việc trong các phạm vi khuôn khổ đó. Các Kỹ sư Phần mềm không chỉ cần tập trung vào các mảng kỹ thuật trong phát triển phần mềm mà còn vào cả các hoạt động như quản lý dự án, phương pháp làm phần mềm, đảm bảo chất lượng phần mềm, định dạng cấu hình phần mềm, và phát triển các công cụ hỗ trợ cho sản xuất phần mềm.

Các chương trình Khoa học Máy tính hầu hết đều tập trung vào lý thuyết và phương pháp của máy tính và các cơ sở về lập trình. Chương trình Công nghệ Phần mềm thay vào đó tập trung cho các mặt thực tiễn trong sản xuất phần mềm có chất lượng và mối quan hệ của nó với công việc kinh doanh. Căn bản mà nói, các Kỹ sư Phần mềm phải có kiến thức về Khoa học Máy tính và hơn thế nữa vì họ sẽ phải đối mặt với các vấn đề về sản xuất và ứng dụng phần mềm mà Khoa học Máy tính thường chỉ thuần túy tiếp cận bằng các lý thuyết và thuật toán. Các lý thuyết của Khoa học Máy tính thường trừu tượng như toán học phức tạp và luôn không thể áp dụng cho các bài toán phức tạp trong thực tế, vốn đòi hỏi một giải pháp Công nghệ Phần mềm. Việc đào tạo Khoa học Máy tính thường tập trung vào việc chuyển đổi các công thức toán học thành các thuật toán lập trình, vì thế toán học thường là nền tảng cơ bản. Việc đào tạo Công nghệ Phần mềm (thay vào đó) tập trung cho các hoạt động liên quan đến việc sản xuất sản phẩm phần mềm vì yếu tố quy trình là nền tảng quan trọng nhất. Có 4 (loại) quy trình cơ bản: yêu cầu và cấu hình phần mềm, thiết kế và kiến trúc phần mềm, phát triển và kiểm định phần mềm, và “tiến hóa” của phần mềm. Bên cạnh những mặt kỹ thuật, việc đào tạo Công nghệ Phần mềm cũng bao quát các hoạt động quản trị dự án, cơ cấu kinh doanh, và các thuộc tính của một phần mềm tốt (như chất lượng, năng suất, hoạt động, bảo mật, bảo trì, vân vân). Giống như các loại kỹ sư khác, Kỹ sư Phần mềm phải chấp nhận thực tế là công việc của họ có liên quan nhiều trách nhiệm theo “chiều rộng” hơn là chỉ đơn giản việc viết mã. Công việc của họ được được thực hiện trong khuôn khổ xã hội và pháp lý vì thế họ phải tuân thủ theo đúng các quy tắc về đạo đức chuyên môn.
 
 
 Phần mềm có mặt trong mọi thứ như trong chiếc máy hút bụi tự động này của Samsung.

Ngày nay, phần mềm có mặt ở khắp mọi nơi, hay là mọi thiết bị điện tử đều có ít nhiều phần mềm trong đó. Phần mềm được sử dụng trong các ngành sản xuất, tài chính - ngân hàng, y tế và bệnh viện, trường học và nhà nước. Vì (các) vai trò thiết yếu này, việc giảng dạy và học tập của dân làm phần mềm cũng đã thay đổi từ chỗ tập trung cho lập trình qua các mặt phát triển tổng thể, từ Khoa học Máy tính sang Công nghệ Phần mềm. Tại sao ở đây chúng ta lại gọi là công nghệ? Vì công nghệ giúp thực hiện công việc bằng cách áp dụng những phương pháp và công cụ, thế nên người Kỹ sư Phần mềm có khả năng học hỏi các lý thuyết và phương pháp của Khoa học Máy tính và áp dụng chúng vào việc giải quyết các bài toán kinh doanh (trong thực tế). Theo lịch sử mà nói, ngành Công nghệ Phần mềm được phát triển trước yêu cầu xây dựng những hệ thống phần mềm lớn và phức tạp. Vì bản chất này, một trong những điều then chốt trong đào tạo Công nghệ Phần mềm là mọi việc phải được làm bởi nhiều người theo các nhóm. Khoa học Máy tính tập trung hầu hết vào lập trình và nhiều sinh viên tự động làm việc đơn lẻ; họ không chia sẻ giải pháp hay mã chương trình vì như vậy bị xem là gian lận (trong học tập).

Tôi tin rằng việc đào tạo Công nghệ Phần mềm là đặc biệt quan trọng trong thế kỷ thứ 21 khi xuất hiện nhiều thách thức (mới) trong việc đáp ứng các nhu cầu mang tính toàn cầu. Chúng ta đang sống trong một thời đại thú vị với sự có mặt của phần mềm ở mọi nơi, trong mọi thứ và giúp thay đổi tất cả. Dĩ nhiên, (bản thân) phần mềm cũng sẽ thay đổi vì vậy việc đào tạo Công nghệ Phần mềm cần phải luôn được cập nhật kịp thời với những thông tin mới nhất. Trong số các đại học tôi có làm việc với, Carnegie Mellon yêu cầu mọi chương trình đào tạo phải được cập nhật chỉ sau vài năm để đáp ứng các nhu cầu của thị trường và toàn bộ các giảng viên phải luôn đi học thêm để cập nhật kiến thức. Với thực tế là các bạn (Đại học Duy Tân, Đại học Văn Lang và Công ty DTT-CTT) có được một chương trình như vậy tại cơ sở đào tạo của các bạn, tôi tin rằng sinh viên của bạn sẽ thu được nhiều lợi ích vì được học từ một chương trình hàng đầu và tân tiến nhất (thế giới). Tôi cũng muốn đề xướng rằng trong tương lai, trường Đại học của bạn nên tổ chức thêm các buổi hội thảo “thường niên” cho các sinh viên đã tốt nghiệp ra trường trở lại học học hỏi thêm để cập nhật kỹ năng của họ, theo như đúng truyền thống ở Đại học Carnegie Mellon. Công nghệ Phần mềm đòi hỏi việc học suốt đời và tôi tin rằng tất cả chúng ta sẽ thu được lợi từ ngành học này.


GIA SƯ LẬP TRÌNH TẠI NHÀ

(http://giasulaptrinh.net)

Thường xuyên chiêu sinh các khóa học từ cơ bản đến nâng cao:

1.   Lập trình PHP & MySQL .

2.   Joomla thiết kế website thương mại điện tử.

3.   C# .Net cơ bản luyện thi tuyển dụng lập trình viên.

4.   Lập trình web thương mại điện tử với Asp.Net (C#)

5.   Lập trình ứng dụng Winform (C#)

6.   Khóa học HTML & Css thiết kế giao diện website

7.   Khóa học lập trình Android căn bản

8.   Khóa học lập trình Android nâng cao

9.   Khóa học lập trình Java cơ bản, Java web servies.

 
Các thành viên đã Thank KoCoNick vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024