Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
10/02/2015 23:02 # 1
jullyna2713
Cấp độ: 8 - Kỹ năng: 6

Kinh nghiệm: 5/80 (6%)
Kĩ năng: 29/60 (48%)
Ngày gia nhập: 04/11/2014
Bài gởi: 285
Được cảm ơn: 179
Hội chứng phụ thuộc Toilet (nhà vệ sinh)


Đi tiểu nhiều lần, đi ngoài nhiều lần khiến bệnh nhân phải phụ thuộc vào nhà vệ sinh (Toilet). Hội chứng này đảo lộn công việc, cuộc sống thường ngày của bệnh nhân tùy theo mức độ,mật độ, tính chất, của rối loạn tiểu tiện hay đại tiền

 

1.     Định nghĩa: Hội chứng phụ thuộc Toilet (nhà vệ sinh) là một hội chứng lâm sàng phong phú với bệnh cảnh phải đi tiểu hay đi ngoài nhiều lần, hoặc phải mất nhiều thời gian trong nhà vệ sinh. Hội chứng tuy không gây chết người nhưng gây tổn hại nghiêm trọng công việc, sinh hoạt,… và làm suy sụp tinh thần bệnh nhân.

2.     Nguyên nhân:

a.     Bệnh lý hệ tiết niệu: U tuyến tiền liệt gây bí đái, đái khó; Viêm bàng quang cấp hay mạn, Viêm bàng quang kẽ; Bàng quang thần kinh; Viêm tuyến tiền liệt, hẹp niệu đạo,…

b.     Bệnh lý đại – trực tràng, hậu môn: Hội chứng rối loạn hấp thu ở ruột non hay đại tràng; hội chứng đại tràng kích thích, Viêm đại tràng do lỵ vi khuẩn hoặc amip; Polyp đại – trực tràng, Viêm trực tràng chảy máu do xạ trị,..

c.      Chế độ ăn uống mất vệ sinh, thiếu  khoa học:

-         Uống nhiều đồ uống lợi niệu: Bia, đồ có gaz,…

-         Đồ ăn nhiều mỡ, đồ ăn ôi thiu,…

-         Đồ ăn gây dị ứng, rối loạn hấp thu,…

d.     Rối loạn tâm lý

3.     Chẩn đoán:

a.     Cơ năng:

-         Buồn đi tiểu nhiều lần trong ngày: Đái rắt, đái đêm có thể kèm theo đái khó, đái buốt, đái đục,…

-         Buồn đi ngoài nhiều lần trong ngày: Đi ngoài nhiều lần trong ngày kiểu mót rặn,  có thể kèm đau bụng quặn, cơn. Phân mỗi lần đi ngoài loãng kiểu tiêu chảy hay phân nát, có nhầy mũi, mủ - máu; số lượng phân ít một hay toàn nước,…

-         Đi ngoài lâu, phải rặn gắng sức do bị táo bón.

-         Đi tiểu lâu hết do đái khó, bí đái.

-         Đau tức hạ vị, đau bụng quặn cơn,…

b.     Toàn thân:

-         Người gầy yếu, suy kiệt do ăn uống kém, kém hấp thu.

-         Tính tình hay cáu gắt, biểu hiện khó chịu, lo lắng khi phải làm việc một chỗ, trước đám đông,…

c.      Thực thể:

-         Nếu đi tiểu nhiều lần, khám có thể thấy cầu bàng quang.

-         Nếu đi ngoài nhiều lần, khám dọc khung đại tràng nếu thành bụng mỏng ở cơn đau có thể thấy đại tràng phồng hoặc sờ thấy khối phân táo,…

-         Thăm trực tràng: Nhìn ngoài, đánh giá cơ thắt hậu môn, có nứt kẽ hậu môn…Thăm trong thấy trĩ, polyp đại tràng, u hậu môn  - trực tràng; đánh giá tuyến tiền liệt về kích thước, mật độ, các thùy,…

d.     Cận lâm sàng:

-         Xét nghiệm cơ bản: Công thức máu;  Hóa sinh gan – thận,…; tổng phân tích nước tiểu; soi phân,…

-         Chẩn đoán hình ảnh:

+ Siêu âm ổ bụng, CT Scanner,..đánh giá hệ tiêu hóa, tiết niệu tìm xem: Tuyến tiền liệt to, khối phân do táo bón trong đại tràng, các loại u đường tiêu hóa,…

+ XQ Khung đại tràng, XQ niệu đạo – bàng quang ngược dòng:

-         Nội soi đại tràng: Đánh giá hình ảnh niêm mạc đại – trực tràng

-         Nội soi niệu đạo – bàng quang: Đánh giá niệu đạo ( Hẹp, viêm); Tuyến tiền liệt ( To, viêm,…); Bàng quang ( Viêm, u; hẹp hay xơ cứng cổ bàng quang; các thành – cột cơ bàng quang,…)…

 

4.     Điều trị:

è Nguyên tắc:

1.     Theo nguyên nhân.

2.     Cải thiện nhanh triệu chứng.

3.     Kết hợp đa phương pháp: Nội khoa, vật lý trị liệu, tâm lý học; ngoại khoa chỉ định khi có nguyên nhân tắc nghẽn bài xuất phân, nước tiểu,…

a.     Thay đổi thói quen và lối sống:

-         Nếu rối loạn tiểu tiện: Kiêng đồ uống gây lợi tiểu hay mất ngủ, đồ chứa chất kích thích như cafein, chè, coca,..

-         Nếu rối loạn đi ngoài: Đồ ăn chứa nhiều chất tanh, mỡ,…

-         Tập thói quen đi vệ sinh  đúng giờ,…

b.     Nội khoa: Sử dụng các phác đồ theo nguyên nhân bệnh, bệnh lý hậu quả

c.      Ngoại khoa: Chỉ định khi có nguyên nhân tắc nghẽn là chủ yêu

5.    -->  Dự phòng:

-          Có chế độ ăn, uống lành mạnh tránh kích thích đại – trực tràng, hậu môn hay bàng quang, niệu đạo.

-         Hướng dẫn trẻ em biết vệ sinh cơ quan sinh dục sau khi đi tiểu, vệ sinh hậu môn sau khi đi ngoài.

 

Muốn thoát khỏi sự hành hạ của hội chứng phụ thuộc Toilet cần phải đến các trung tâm tiết niệu, đại trực tràng - hậu môn hay các nhà tiết niệu học, tiêu hóa mới giúp bạn  vượt qua nỗi khổ " không muốn tỏ cùng ai này"

 

ThS.BS. Nguyễn Đình Liên. BV ĐHY Hà Nội

http://bacsi24.vn/



Jullyna2713

[[= TA CHẲNG CÓ GÌ ĐỂ MẤT. HÃY TIN VÀO BẢN THÂN VÀ CỨ CỐ GẮNG HẾT MÌNH =]]


 
Các thành viên đã Thank jullyna2713 vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024