Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
31/03/2010 15:03 # 1
pedieu
Cấp độ: 7 - Kỹ năng: 9

Kinh nghiệm: 36/70 (51%)
Kĩ năng: 33/90 (37%)
Ngày gia nhập: 13/02/2010
Bài gởi: 246
Được cảm ơn: 393
nguyệt san ----> chuyện của bạn gái chúng mình


Chu kỳ kinh nguyệt là tập hợp các thay đổi sinh lý lặp đi lặp lại ở cơ thể phụ nữ dưới sự điều khiển của hệ hormone sinh dục và cần thiết cho sự sinh sản. Ở phụ nữ, chu kỳ kinh nguyệt điển hình xảy ra hàng tháng giữa thời kỳ dậy thìmãn kinh. Cùng với loài người, chu kỳ kinh nguyệt chỉ xảy ra ở các loài khỉ cao cấp khác, trong khi hầu hết các loài có vú có chu kỳ động dục.

Trong chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể phụ nữ trưởng thành về giới tính phóng thích một trứng (đôi khi 2 trứng, có thể dẫn đến hình thành 2 hợp tửsinh đôi) vào giai đoạn phóng noãn (rụng trứng). Trước khi phóng noãn, nội mạc tử cung, bao phủ bề mặt tử cung, được xây dựng theo kiểu đồng bộ hoá. Sau khi phóng noãn, nội mạc này thay đổi để chuẩn bị cho trứng thụ tinh làm tổ và hình thành thai kỳ. Nếu thụ tinh và thai kỳ không xảy ra, tử cung loại bỏ lớp nội mạc và chu kỳ kinh mới bắt đầu. Quá trình loại bỏ nội mạc được gọi là hành kinh và biểu hiện ra bên ngoài là kinh khi phần nội mạc tử cung và các sản phẩm của máu ra khỏi cơ thể qua âm đạo. Mặc dù nó thường được gọi là máu, nhưng thành phần của nó khác với máu tĩnh mạch.

Hành kinh là dấu hiệu người phụ nữ không mang thai. (Tuy nhiên, điều này không chắc chắn vì đôi khi có hiện tượng chảy máu trong giai đoạn sớm của thai kỳ.) Trong tuổi sinh sản, không hành kinh là dấu hiệu đầu tiên nghi vấn một phụ nữ có thể có thai. Trễ kinh là khi giai đoạn hành kinh theo mong đợi đã đến nhưng không xảy ra, và người phụ nữ có thể đã thụ thai.

Hành kinh là hiện tượng bình thường của tiến trình tự nhiên theo chu kỳ xảy ra ở phụ nữ khoẻ mạnh giữa tuổi dậy thì và cuối tuổi sinh sản. Tuổi trung bình của hành kinh lần đầu là 12 tuổi, nhưng có thể xảy ra bất cứ lúc nào từ 8 đến 16 tuổi.[1]Lần kinh cuối, mãn kinh, thường xảy ra vào giữa độ tuổi 45 và 55. Lệch khỏi mẫu hình này cần được quan tâm về y khoa. Vô kinh chỉ một giai đoạn dài mất kinh không do thai kỳ ở phụ nữ trong tuổi sinh sản, thí dụ ở phụ nữ có lượng mỡ cơ thể rất thấp, như vận động viên, có thể bị ngưng hành kinh.  Sự hiện diện của kinh nguyệt không chứng minh rụng trứng đã xảy ra, và người phụ nữ không rụng trứng vẫn có thể có chu kỳ kinh nguyệt. Các chu kỳ kinh nguyệt không rụng trứng có khuynh hướng diễn ra không đều và biểu hiện độ dài chu kỳ dao động lớn hơn. Ngoài ra, không hành kinh cũng không chứng minh rụng trứng đã không xảy ra, vì những bất thường về hormone ở phụ nữ không mang thai có thể ức chế hiện tượng chảy máu.

 

 Dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng:

* Kinh nguyệt bình thường khi:

- Tuổi bắt đầu có kinh từ 11 - 18 tuổi.

- Vòng kinh từ 22 - 35 ngày, trung bình là 28 - 30 ngày.

- Thời gian hành kinh từ 3 - 7 ngày.

- Lượng máu kinh  thay 3 - 5 lần băng vệ sinh mỗi ngày.

- Máu kinh màu đỏ tươi, không đông, có mùi hơi nồng, không tanh.

* Kinh nguyệt không bình thường còn gọi là rối loạn kinh nguyệt:

-Vô kinh nguyên phát: quá 18 tuổi chưa hành kinh.

- Vô kinh thứ phát: quá 3 tháng chưa hành kinh nếu trước đó kinh rất đều và quá 6 tháng chưa hành kinh nếu trước đó kinh không đều.

- Vô kinh giả: máu kinh vẫn có nhưng màng trinh kín hoặc cổ tử cung bị dính nên máu không chảy ra ngoài, còn gọi là bế kinh.

- Rong kinh: hành kinh kéo dài trên 7 ngày.

- Kinh ít: lượng máu kinh ra ít, đôi khi không cần thay băng vệ sinh.

- Kinh nhiều: lượng máu kinh nhiều hơn bình thường, trên 60ml trong cả kỳ kinh.

- Kinh thưa: vòng kinh dài trên 35 ngày.

- Kinh mau: vòng kinh ngắn dưới 21 ngày.

- Băng kinh: máu kinh ra rất nhiều > 150ml trong thời gian một vài ngày gây choáng váng, mệt mỏi đôi khi bị ngất xỉu.

- Rong huyết: ra máu không liên quan đến kỳ kinh.

- Rong kinh rong huyết: ra máu kinh kéo dài trên 7 ngày và có chảy máu ngoài kỳ kinh.

- Thống kinh: đau bụng nhiều mỗi khi hành kinh, có thể bị mệt mỏi.

- Kinh sớm: có kinh trước 10 tuổi.
http://benhvienphusanhanoi.vn/Portals/0/Images/ThongTinND/chu%20ki%20kinh%20nguyet.jpg

Các cơn đau liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt :

 - Cơn đau xuất hiện trong lúc hành kinh: Đó là cơn đau do co thắt, xung huyết, liên quan đến hiện tượng tăng co bóp của lớp cơ ở thành tử cung. Có thể điều trị bằng thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol hoặc thuốc chống co thắt cơ như Phloroglucinol (spasfon) hoặc dùng các thuốc chống viêm không steroid, thuốc chống thụ thai đường uống theo đơn của bác sĩ.

- Cơn đau xuất hiện giữa chu kỳ: Đó là cơn đau bụng dưới do rụng trứng, là hiện tượng sinh lý thông thường. Đôi khi cơn đau này kèm với rong huyết (máu rỉ từ âm đạo), thường gọi là “hành kinh ngày thứ 15”. Chỉ cần nghỉ ngơi là sẽ khỏi đau, nếu nghỉ ngơi mà không đỡ thì có thể đau do nang ở buồng trứng, cần đi khám phụ khoa.

- Đau xuất hiện trước khi hành kinh là một dấu hiệu "hội chứng trước kỳ kinh". Đau kèm với căng tức vú, tăng cân nhẹ, cảm giác bụng to ra, đau bàng quang, đôi khi nhức nửa đầu, tính tình trở nên nóng nảy, dễ bực dọc. Nguyên nhân của hội chứng này là sau khi trứng rụng, có sự giảm tiết progesteron, một hormon có vai trò chuẩn bị niêm mạc để trứng được thụ tinh làm tổ và giúp cho trứng phát triển. Các triệu chứng kể trên đều mất đi khi bắt đầu hành kinh.

- Cơn đau xuất hiện sau khi hành kinh: Phải nghĩ ngay đến bệnh lạc màng trong của tử cung. Trong lòng tử cung có xuất hiện lạc chỗ các mô (bình thường ở trong thành của tử cung) như các ống tuyến, mô liên kết và một số sợi cơ trơn. Cơn đau này thường xuất hiện ở các phụ nữ trẻ, đôi khi ở những người không có khả năng sinh đẻ.

- Cơn đau xuất hiện trước khi hành kinh (hay đôi khi trong lúc rụng trứng) và chỉ mất đi ở cuối kỳ kinh nguyệt. Đó là cơn đau trong bệnh loạn dưỡng buồng trứng. Bệnh này gây nên những biến đổi chức năng của buồng trứng, làm rối loạn hiện tượng tiết hormon. Dựa vào tính chất xuất hiện và mất đi ở cơn đau, kết hợp với khám lâm sàng, bác sĩ có thể xác định được bệnh này.

Hiện tượng đau bụng kinh nguyệt:

Hiện tượng đau bụng kinh ở phụ nữ rất thường gặp. Hành kinh là do sự bong tróc nội mạc tử cung theo chu kỳ. Đau bụng khi có kinh là do sự co thắt của tử cung mạnh, để tống xuất máu kinh ra ngoài.

Nguyên nhân cơ bản dẫn đến đau bụng hành kinh:

 - Sự co thắt quá độ của tử cung: Áp lực co thắt tử cung của người đau bụng hành kinh và người bình thường cơ bản là giống nhau. Nhưng do sự co thắt của tử cung duy trì trong thời gian khá dài, lại không dễ thả lỏng hoàn toàn, nên tử cung bị co thắt quá độ dẫn đến đau bụng hành kinh.

- Tử cung co thắt không bình thường, khiến cơ nhẵn tử cung bị thiếu máu, gây đến co thắt, thậm chí co rút cơ tử cung, từ đó xuất hiện đau bụng hành kinh. Nghiên cứu thực nghiệm gần đây cho thấy, huyết áp cao là nhân tố quan trọng tạo thành sự co thắt không bình thường của tử cung.

- Hàm lượng chất prostaglandin (PG) trong máu kinh nguyệt và nội mạc tử cung tăng cao. Chất Prostaglandin E2 (PGE2) làm co thắt cơ tử cung. Nhiều thí nghiệm đã chứng minh hàm lượng PG trong máu người đau bụng kinh cao hơn người bình thường. Trong một cơ thể, hàm lượng PGE2 và PGF2a cũng khác nhau, tỷ lệ GPF2a/PGE2 không tương đồng ở những khoảng thời gian khác nhau của chu kỳ kinh nguyệt. Những kích thích đó có thể dẫn đến sự co thắt không bình thường của cơ tử cung, gây đau đớn. 

Ở người bị chứng lạc nội mạc tử cung, quan hệ giữa chứng đau bụng hành kinh và hàm lượng PG càng rõ ràng. Hàm lượng PGF2a trong huyết thanh và dịch khoang bụng của họ cao hơn người không đau bụng hành kinh.

 

Một số phương pháp đơn giản và hiệu quả sau sẽ giúp bạn dễ chịu hơn khi "đến tháng":

- Chườm nước nóng: dùng khăn bông dấp nước ấm và chườm vào phần bụng dưới sẽ giúp bạn bớt đau bụng khi tử cung co thắt để đẩy lượng máu kinh ra ngoài.Ngoài ra, có thể dùng chai thủy tinh nhỏ đựng nước ấm và lăn hoặc ấp vào phần bụng dưới thay cho khăn nóng.

- Đắp gừng tươi: Gừng giã hoặc xắt lát, chườm vào phần bụng dưới khoảng 5-7 phút sẽ giúp bạn giảm những cơn đau bụng kinh.

- Dán cao hoặc xoa dầu :một số bạn nữ thường xoa dầu nóng hoặc dán cao vào phần bụng dưới để giảm đau vì không có thời gian thực hiện hai phương pháp trên.

-Massage nhẹ: nên massage nhẹ nhàng và thường xuyên phần bụng dưới khi đang hành kinh. Việc này sẽ giúp cơ bụng không bị co thắt quá đột ngột và sẽ giảm đau thật hiệu quả.

Ngoài ra, để giảm bớt hiện tượng đau bụng mỗi khi hành kinh, các bạn nữ nên ăn uống đủ chất trong thực đơn hằng ngày. Vào những ngày này, nên nghỉ ngơi và vận động thật nhẹ nhàng. Nên kiêng các chất kích thích như café, trà, rượu và một số gia vị cay, chua...

Lưu ý thêm, vào những ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt, nên ăn các thức ăn dễ tiêu hóa vì lúc này dạ dày thường có hiện tượng trương hơi, gây khó chịu cho người phụ nữ.

 

Hiện tượng huyết trắng :

Huyết trắng là dịch tiết không phải máu từ đường sinh dục, có thể gặp trong các giai đoạn khác nhau của nữ (bé gái, thiếu nữ, tuổi hoạt động tình dục, mãn kinh). Huyết trắng có nhiệm vụ bôi trơn, giữ ẩm, ổn định môi trường đường sinh dục nhằm hạn chế sự phát triển của các tác nhân gây bệnh.

Huyết trắng bình thường

- Không hiện diện các dấu hiệu như kích thích, ngứa, đau hoặc đau khi giao hợp

 - Ống sinh dục và cơ quan sinh dục ngoài bình thường

- Huyết trắng trong/ trắng đục, ít, không hôi

- Thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt, lúc có thai hoặc lúc giao hợp

- Không cần điều trị

- Không có dấu hiệu gì ở người giao phối

Huyết trắng bệnh

- Hiện diện các dấu hiệu như ngứa, bỏng rát, giao hợp đau, tiểu đau, tiểu nhiều lần, đau âm ỉ vùng bụng thấp

- Số lượng nhiều, có mùi hôi, màu sắc thay đổi như vàng, xanh, trắng đục đóng thành váng

- Thường xảy ra sau giao hợp, sẩy thai, sau sinh…

- Cần phải điều trị

- Có thể có triệu chứng ở người giao phối

Tác nhân gây ra huyết trắng bệnh có thể là do nấm men, tạp trùng hoặc trùng roi.

 1. Huyết trắng do nấm men thường gây ngứa bộ phận sinh dục ngoài, có số lượng ít, màu trắng đục thành mảng dính hoặc đóng cục, không có mùi tanh hôi. Bệnh thường gặp sau khi dùng kháng sinh, có thai hoặc những trường hợp suy giảm miễn dịch; rất dễ tái đi tái lại.

 2. Huyết trắng do trùng roi có số lượng dịch nhiều, màu vàng xanh, loãng, mùi tanh và có bọt thường. Thường kèm ngứa.

3. Huyết trắng do tạp trùng có số lượng trung bình, màu vàng loãng, có mùi hôi. Bệnh thường xuất hiện sau khi mới bắt đầu quan hệ hoặc do thao tác thụt rửa vào sâu bên trong ống sinh dục.

            Tại vùng sinh dục có rất nhiều vi khuẩn thường trú, vi khuẩn gây bệnh, nấm men cùng sinh sống. Bình thường vi khuẩn thường trú chiếm đa số và chúng sản sinh ra các chất có lợi cho môi trường ống sinh dục. Khi gặp điều kiện thuận lợi như thói quen thụt rửa vô tình đẩy vi trùng từ ngoài vào hoặc dùng thuốc kháng sinh gây chết các vi khuẩn thường trú… thì các tác nhân gây bệnh sẽ phát triển mạnh gây ra huyết trắng bệnh.

Trong trường hợp của bạn, đã được bác sĩ khám, chẩn đoán là viêm âm đạo và đã được điều trị, nhưng vẫn tồn tại các dấu hiệu khó chịu là do:

- Chưa được điều trị tạp trùng thích hợp

- Cơ địa một số người dễ bị huyết trắng nấm tái phát sau khi dùng kháng sinh uống để điều trị cảm, sốt, đau họng… hoặc một lý do nào đó gây thay đổi độ pH trong môi trường ống sinh dục.

Như vậy bạn nên thực hiện những việc chăm sóc sau đây:

- Vệ sinh sạch vùng kín nhưng không dùng dung dịch rửa quá nhiều lần trong ngày vì có thể làm thay đổi độ pH; lau khô bằng khăn sạch hoặc giấy vệ sinh sau mỗi lần rửa;

- Năng thay quần lót, tránh mặc quần ẩm ướt; không nên mặc quần bên ngoài bằng vải dầy như jean…;

- Giặt sạch quần áo, phơi ra nắng và ủi nóng bề trái trước khi mặc lại;

- Bỏ thói quen thụt rửa khi vệ sinh mà chỉ nên rửa nhẹ nhàng bên ngoài bởi vì ống sinh dục có khả năng “tự làm sạch” bằng cách tạo ra dịch tiết và các nhu động hướng từ trong ra để đẩy các tác nhân gây bệnh ra ngoài nếu có. 
 

 

Hiện tượng “Ra máu đen”:

            Bình thường, máu kinh nguyệt có màu đỏ tươi hoặc hơi sậm. Trong hai trường hợp sau đây, máu chảy ra khỏi âm đạo màu đen chớ không đỏ như máu kinh nguyệt:

 1. Trong thời kỳ kinh nguyệt, máu ra có màu đen, đỏ sậm nhiều và đặc hơn, không loãng chảy thành dòng như kinh nguyệt bình thường, thì đó là dấu hiệu hành kinh khó khăn. Trường hợp này có thể do một số yếu tố làm xáo trộn kinh nguyệt, như thiếu chất kích thích tố nữ Estrogen, khiến nội mạc tử cung khó tróc ra khỏi tử cung. Cũng có thể máu nằm ứ đọng trong tử cung một thời gian cho nên khi được đẩy ra âm đạo máu có màu đen sậm. Người nữ khó ra kinh thường bị đau bụng dưới.

 2. Ngoài thời kỳ kinh nguyệt, nếu máu chảy ra ngoài âm đạo đặc cục lại thì không phải do có kinh mà là do một bệnh trạng nào đó, khiến tử cung bị chảy máu. Những trình trạng này cần được bác sĩ khám nghiệm và điều trị.

 

 

Hiện tượng “kinh thưa”:
Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng kinh thưa?

Vùng dưới đồi và tuyến yên ở trong não chi phối sự bài tiết của buồng trứng (tiết ra oestrogen và progesterone). Hai hoóc môn này làm cho niêm mạc tử cung có những biến đổi để tạo ra kinh nguyệt hay để đón trứng đã thụ tinh đến làm tổ và phát triển thành thai. Vì vậy, những bất thường ở trục tuyến dưới đồi, tuyến yên và buồng trứng đều có thể dẫn đến hiện tượng kinh thưa.

Bên cạnh đó, hiện tượng kinh thưa có thể do nhiều nguyên nhân khác như: ít rụng trứng (do noãn bào chậm phát dục, do đó kéo dài giai đoạn noãn chín). Ở một số người cách hơn bốn mươi ngày hoặc hai đến ba tháng mới rụng trứng một lần, dù lượng máu kinh và thời gian hành kinh vẫn bình thường.

Một nguyên nhân nữa là sự phát triển của noãn bào gặp trở ngại, trước khi đạt tới giai đoạn chín thì đã bị thoái hóa, dẫn đến hành kinh không có rụng trứng. Lượng máu ra có thể nhiều mà cũng có thể ít hơn mức bình thường.

Ngoài ra, hiện tượng buồng trứng đa nang cũng có thể làm cho kinh nguyệt thưa. Đó là trường hợp buồng trứng có rất nhiều nang cùng phát triển, nhưng chẳng có nang nào chín và thường là không phóng noãn (không có trứng rụng). Nếu không điều trị buồng trứng đa nang có thể dẫn đến hiện tượng vô sinh. Hiện nay việc điều trị buồng trứng đa nang không hề phức tạp, sau khi được điều trị bạn gái có thể mang thai trở lại.

Kinh nguyệt thưa ảnh hưởng như thế nào đến khả năng sinh sản của bạn gái?

            Hiện tượng kinh thưa không gây nguy hiểm cho sức khoẻ của bạn gái, tuy  nhiên, ít nhiều có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh con.

Kinh nguyệt thưa do ít rụng trứng thường làm cho tỷ lệ có thai giảm. Nếu mong muốn sinh con thì phải điều trị bằng thuốc thúc rụng trứng. Trong trường hợp không có nhu cầu sinh con cộng với thời gian một chu kỳ kinh không dài quá hai tháng thì có thể không điều trị gì nhưng vẫn cần phải có biện pháp tránh thai nếu có quan hệ tình dục.

Nếu kinh nguyệt thưa do không rụng trứng thì phải dùng thuốc kích thích rụng trứng để có thể có con. Nếu không cần sinh con thì cứ 1-2 tháng lại phải tiêm progesterone trong 3 ngày để làm bong niêm mạc tử cung và xuất huyết, nhằm phòng ngừa chứng tăng sinh niêm mạc tử cung.

Như vậy, nếu gặp phải hiện tượng kinh thưa, bạn gái cần phải đến bệnh viện để kiểm tra, sau đó căn cứ vào từng mức độ cụ thể mà tiến hành điều trị, xử trí phù hợp.

  

Hiện tượng mất kinh:  Phần lớn phụ nữ đều lo lắng khi bỗng nhiên mất kinh hàng tháng. Những câu hỏi thường được đặt ra là liệu cơ thể có gì bất thường hay bị vỡ kế hoạch? những ngày chờ có kinh quả là thời gian căng thẳng với mong muốn nhanh chóng tìm ra nguyên nhân. Những trường hợp mất kinh này thường được gọi là vô kinh thứ phát.

Nguyên nhân hay gặp nhất là có thai, ngoài ra cũng có thể là biến chứng của một tình trạng không nghiêm trọng hoặc của một bệnh lý cần điều trị, hãn hữu lắm mới có vấn đề ở tuyến yên.

Các nguyên nhân gây mất kinh :

Chu kỳ kinh nguyệt bị chi phối bởi một phức hợp các hormone (hormone của các tuyến nhỏ trong não như tuyến dưới đồi, tuyến yên: estrogen và progesterone của buồng trứng) và nếu chỉ có một trục trặc nào đó trong quá trình này cũng có thể làm mất kinh. Phụ nữ có thể mất kinh do:

- Có thai: Trứng đã làm tổ trong lớp nội mạc tử cung và được nội mạc tử cung nuôi dưỡng nên không rụng để tạo thành kinh nguyệt.

- Dùng thuốc tránh thai: Một số phụ nữ có thể không có kinh khi dùng thuốc tránh thai. Nếu ngừng uống thuốc thì sau từ 3-6 tháng, hiện tượng phóng noãn và hành kinh lại xảy ra.

- Cho con bú: Thường không có kinh mặc dù vẫn có thể có phóng noãn, do đó có thể có thai. Phụ nữ không cho con bú hoàn toàn cần đề phòng có thai.

- Stress: Những căng thẳng tâm trí ảnh hưởng tạm thời đến tuyến dưới đồi, có thể làm mất quá trình phóng noãn và mất kinh. Chỉ khi sự căng thẳng tinh thần giảm đi mới có kinh trở lại.

- Dùng một số thuốc: Như thuốc tránh thai các loại, thuốc corticoid, thuốc chống trầm cảm, chống rối nhiễu tâm trí, chữa bệnh tuyến giáp, hóa liệu pháp.

- Bệnh tật: Một số bệnh mãn tính, chỉ khi khỏi bệnh thì kinh nguyệt mới trở lại.

- Mất cân bằng về hormone: Hội chứng buồng trứng đa nang làm cho nồng độ estrogen và androgen cao kéo dài, không lên xuống như trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường vì tuyến yên giảm bài tiết hormone, không tạo được phóng noãn và kinh nguyệt. Hội chứng này hay đi kèm với béo phì, vô kinh hoặc chảy máu tử cung bất thường.

- Suy dinh dưỡng: Người quá gầy dễ bị ngừng bài tiết estrogen và ngừng phóng noãn. Phụ nữ bị chứng chán ăn hoặc chứng ăn quá nhiều do nguyên nhân thần kinh - tâm lý thường bị thiếu hụt estrogen và mất kinh.

- Vận động quá nhiều: Hay gặp vô kinh ở những phụ nữ luyện tập thể thao căng thẳng. Hormone leptin báo cho não biết tỷ lệ mỡ của cơ thể và tỷ lệ này ảnh hưởng đến kinh nguyệt.

- Hoạt động kém của tuyến giáp: Bệnh ở tuyến giáp có thể làm tăng hay giảm bài tiết prolactin - một hormone sinh sản do tuyến yên bài tiết ra. Thay đổi về nồng độ hormone có thể ảnh hưởng đến tuyến dưới đồi và làm mất kinh.

- U tuyến yên: U lành của tuyến yên có thể làm cho prolactin được sản xuất quá nhiều, ảnh hưởng đến sự điều hòa kinh nguyệt. Loại u này hiếm gặp và thường có thể điều trị bằng thuốc.

Khi nào cần khám bác sĩ?

Sau khi loại trừ mất kinh do có thai, nếu có một trong những dấu hiệu và triệu chứng sau thì cần đến khám bác sĩ vì những thay đổi về kinh nguyệt có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm về một vấn đề sức khỏe khác.

- Mất kinh từ 3-6 tháng hay lâu hơn.

- Nhức đầu, rụng tóc hay thay đổi về thị lực.

- Vú tiết ra sữa hay dịch.

- Sau khi phẫu thuật có liên quan đến thai nghén từ 3-6 tháng mà kinh nguyệt không trở lại.

Phương pháp điều trị:

- Cần làm một số xét nghiệm để xác định nguyên nhân mất kinh

- Xét nghiệm thử thách với progestin đòi hỏi 7-10 ngày dùng thuốc để gây chảy máu nhằm phát hiện mất kinh có phải do thiếu estrogen không? Thử máu để phát hiện bệnh ở tuyến giáp trạng hay tuyến yên. Chụp hình ảnh tuyến yên để phát hiện khối u.

Việc điều trị dựa trên nguyên nhân

- Cần thay đổi lối sống nếu nghi ngờ bị stress, vận động quá nhiều, gầy sút hay tăng cân quá mức. Thiếu estrogen trong mất kinh ở người chơi thể thao có thể được điều trị bằng liệu pháp estrogen thay thế dưới dạng thuốc tránh thai. Mất kinh do tuyến giáp trạng hay tuyến yên có thể điều trị bằng thuốc.

- Tránh bị mất kinh

- Cần thực hiện một lối sống lành mạnh.

- Xem lại cách ăn uống và vận động để có cân nặng lý tưởng.

- Sinh hoạt điều độ, tạo sự cân đối giữa thời gian làm việc, nghỉ ngơi và giải trí.

- Chú ý cảm nhận về những thay đổi trong cơ thể, tốt nhất là được khám toàn diện định kỳ.

- Không dùng rượu, thuốc lá, ma túy.

 

Hiện tượng “rong kinh”:

Một trong những cái khó chịu mà người phụ nữ phải mang là kinh nguyệt, thứ mà các cụ ta ngày xưa vẫn coi là một cái “tội”. Nhưng lỡ mang nó rồi mà tháng nào thấy “vắng” là cũng lo sợ không kém. Nói gì đến chuyện bị rong kinh hay kinh nguyệt không đều, quả là một cái gánh nặng cho người phụ nữ.
            Gần như bất cứ người phụ nữ nào cũng đã có lần bị rong kinh (menorrhagia), một chữ dùng cho tình trạng ra máu quá nhiều, kỳ kinh kéo dài quá lâu hay cả haị Chu kỳ kinh nguyệt của các bà không giống nhaụ Thông thường chu kỳ này là 28 ngày với thời gian ra máu kéo dài chừng 4, 5 ngày và số lượng máu mất đi vào khoảng 60 tới 250 ml. Chu kỳ kinh nguyệt có thể đều, không đều, ra máu nhiều hay ít, đau hay không đau, dài hay ngắn, tất cả đều có thể là bình thường. Ai cũng sợ bị rong kinh nhưng cần phải đủ một số tiêu chuẩn nào đó mới gọi là rong kinh và cần được chữa trị.
 Triệu chứng:
1. Kinh nguyệt ra nhiều đến nỗi ướt đẫm 1 hay nhiều băng vệ sinh hay tampons mỗi giờ, kéo dài nhiều giờ.
2. Cần phải dùng một lúc 2 cái băng
3. Cần phải thay băng trong đêm
4. Kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày
5. Kinh nguyệt gồm những cục máu đông lớn
6. Kinh nguyệt nhiều đến nỗi không làm việc bình thường được
7. Đau bụng dưới liên tục
8. Chu kỳ kinh nguyệt không đều
9. Hay mệt, hơi thở ngắn và dốc, triệu chứng của bệnh thiếu máụ
 Nguyên nhân:
            Trong vài trường hợp, người ta không biết được nguyên nhân của bệnh nàỵ Những nguyên nhân thông thường gồm có:
1.Rối loạn kích thích tố: Cần có một sự thăng bằng giữa 2 kích thích tố nữ estrogen và rogesterone để việc rụng trứng, tạo màng dày trong tử cung và hành kinh được suông sẻ. Nếu vì một lý do nào đó, sự thăng bằng này bị xáo trộn, màng tử cung sẽ dày lên quá độ và khi tróc ra tạo nên kinh nguyệt quá nhiềụ Tình trạng mất thăng bằng này xẩy ra nhiều nhất nơi những cô gái tuổi dậy thì, có kinh lần đầu tiên, và những phụ nữ gần đến tuổi mãn kinh. Một vài bệnh cũng gây ra xáo trộn thăng bằng này, thí dụ như bệnh suy tuyến giáp trạng. Dùng hormone bừa bãi cũng có thể gây ra tình trạng nàỵ
2.Bướu sợi tử cung: thường xẩy ra trong tuổi mang thai và gây ra rong kinh.
Hai nguyên nhân trên gây ra tới 80% tất cả những trường hợp rong kinh.
Những nguyên nhân khác gồm có:
1.Bướu polyps là những cục bướu nhỏ có chân, mọc trong thành tử cung
2.Bướu nước (cyst) buồng trứng
3.Buồng trứng rối loạn không làm ra trứng và rụng trứng được.
4.Đặt vòng xoắn ngừa thai
5.Mang thai bị biến chứng
6.Ung thư
7.Thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc trị đau nhức nhóm Nsaid...
8.Một số các bệnh khác
Khi nào cần gặp bác sĩ?
            Tất cả các phụ nữ đã có hoạt động tình dục thường xuyên và những người trên 18 tuổi cần phải khám phụ phoa mỗi năm và làm Pap test định kỳ. Tuy nhiên, nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt quá bất thường, không đều, bạn nên đi khám bệnh ngaỵ Nên ghi rõ những ngày bắt đầu có kinh vào một lịch nhỏ. Cũng vậy, nếu bạn ra kinh quá nhiều như trên đã nói hoặc khi có kinh đau bụng qua nhiều uống thuốc không hết, bạn nên đi khám bệnh. Bác sĩ có thể cần phải làm nhiều thử nghiệm sau khi khám bệnh để tìm ra nguyên nhân chứng rong kinh của bạn hầu chữa trị đúng cách.
Biến chứng:
            Bị rong kinh lâu ngày có thể đưa tới những biến chứng sau:
1.Thiếu máu do thiếu chất sắt: Phụ nữ thường dễ bị thiếu máu do ăn uống không đủ chất sắt. Những phụ nữ bị rong kinh càng dễ bị thiếu máu hơn vì số lượng máu, trong đó có chứa nhiều chất sắt, mất đi quá nhiều làm cơ thể bị thiếụ Bệnh thiếu máu sẽ làm bạn dễ mệt mỏi, không hoạt động thể chất được, hơi thở ngắn, nhức đầu, chóng mặt...
2.Đau bụng dữ dội khi có kinh
3.Hiếm muộn
4.Toxic shock syndrome: là một hội chứng nhiễm trùng cấp tính rất nguy hiểm, thường là do dùng tampon để trong âm đạo lâu quá 8 tiếng đồng hồ. Triệu chứng gồm có sốt rất cao, tiêu chẩy, đau cổ họng, cảm thấy rất yếu ớt, tay chân tróc da, huyết áp xuống thấp gây nguy hiểm
Tự săn sóc:
            Bạn có thể dùng những cách dưới đây để cảm thấy dễ chịu hơn và giúp bác sĩ chữa bệnh có hiệu quả hơn
1. Nằm nghỉ nếu bạn ra máu quá nhiều
2. Ghi lại con số băng vệ sinh đã dùng để bác sĩ có thể ước lượng số máu bị mất. Nếu dùng tampon, nên thay thường xuyên ít nhất là mỗi 4 giờ.
3. Không uống thuốc aspirin vì thuốc này có thể làm tăng chẩy máụ Thuốc ibuprofen (Motrin, Advil..) chữa đau bụng khi có kinh công hiệu hơn aspirin.
4. Uống thêm chất sắt sau khi hỏi ý kiến bác sĩ
5. Giữ sức khỏe tổng quát bằng cách ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ, tập thể dục thường xuyên, tránh stress nếu có thể.
6. Được sự hỗ trợ của gia đình và bạn bè.

 

Điều hòa Kinh nguyệt:

            Ở tuổi dậy thì khi người nữ mới bắt đầu có kinh nguyệt, kinh nguyệt thường bị không đều. Một thời gian sau kinh nguyệt sẽ tự nhiên đều dần. Nếu kinh nguyệt bất thường kéo dài mà không phải do những yếu tố tâm lý tình cảm gây ra thì bạn nên tư vấn Bác sĩ để làm xét nghiệm và cho thuốc điều kinh.

Thuốc điều kinh thường cũng là thuốc ngừa thai, loại viên uống hằng ngày. Những thuốc ngừa thai này còn có tác dụng điều kinh, giúp hành kinh dễ dàng, bớt đau đớn và đều đặn mỗi tháng, không trồi không sụt.

 

Trì hoãn ngày đèn đỏ ?

Nhiều chị em phụ nữ vì lí do nào đó, có thể là vì một cuộc đi chơi, một công việc bận, một chuyến công tác, hay thậm chí là đêm tân hôn đã dùng thuốc để trì hoãn ngày "đèn đỏ". Thế nhưng họ không biết rằng nếu việc làm này tái diễn nhiều lần sẽ gây hại cho sức khoẻ và có thể xảy ra những hậu quả không tốt.

 Các biện pháp thường được các bạn nữ dùng để tránh ngày này là: uống viên thuốc tránh thai (cả vỉ), uống thuốc cảm cúm... để trì hoãn chu kỳ kinh nguyệt của mình. Tuy các thầy thuốc phụ khoa hiện vẫn chưa thống nhất ý kiến về việc có nên đình chỉ hẳn kinh nguyệt hay không song, họ vẫn khuyến cáo bạn nên đọc kỹ một số điều sau đây trước khi bạn có ý định dùng thuốc tránh thai để tránh các kỳ kinh:

 - Nếu chưa bao giờ dùng viên thuốc tránh thai, bạn cần biết mình có đủ tiêu chuẩn sức khỏe để dùng hay không.

- Nếu đang dùng thuốc tránh thai thì có cảm thấy thích hợp không - có bị những khó chịu nặng do kinh nguyệt gây ra đến mức phải đình chỉ kinh nguyệt tạm thời hoặc lâu dài hay không.

- Cần hỏi ý kiến thầy thuốc về ý định muốn hết hẳn kinh nguyệt để được thăm khám bệnh (nếu cần) và được tư vấn.

 - Cuối cùng, cần biết rõ về các tác dụng phụ có thể gặp khi đình chỉ kinh nguyệt bằng thuốc như rong huyết, giảm khẩu vị, buồn nôn, nhức đầu, thay đổi mức độ ham muốn và đáp ứng tình dục, viêm âm đạo, xuất tiết ở âm đạo, viêm đường tiết niệu, thay đổi về lượng kinh, đau ngực, có vấn đề ở da, viêm lợi, bệnh hen nặng hơn, dễ mắc các bệnh do virus...

 

Chăm sóc da theo chu kì kinh nguyệt:

Da bạn thay đổi tùy thuộc vào sự trồi sụt của hoóc-môn mà lượng hoóc-môn dao động kích thích sự hoạt động của các tuyến nhờn, tuyến dầu.

Chu kỳ của hoóc-môn: Chu kỳ được tính bắt đầu từ ngày thứ nhất của chu kì kinh nguyệt và thời gian chu kỳ của mỗi người phụ nữ khác nhau, có thể từ 21 đến 40 ngày.

Chăm sóc da theo tuần

Tuần 1:

Nồng độ hoóc-môn ở giai đoạn thấp và làn da lúc này trông thật ảm đạm, có thể là do vừa trải qua thời kỳ "căng thẳng tâm lý" tiền kinh nguyệt. Lúc này bạn cần chăm sóc da đều đặn và thật nhẹ nhàng.

- Hãy chọn những loại kem sữa tẩy trang nhẹ, êm dịu có chứa các thành phần dưỡng chất làm mềm da như lô hội hay trà xanh. Trong lúc tẩy trang hay rửa, hãy massage thật nhẹ nhàng với miếng bông hay đầu ngón tay.

- Trong tuần lễ này, thật lý tưởng nếu bạn sử dụng loại kem che khuyết điểm. Bạn chọn loại không nhờn và có chứa axit salicilic và axit sunfur giúp làm thoáng lỗ chân lông.

Hãy cung cấp thêm cho da với những loại mặt nạ giữ ẩm, hay làm sáng da, giúp làm tươi tỉnh và lấy đi vẻ mệt mỏi cho da.

- Chọn các sản phẩm có chứa axit salicilic làm sạch các tuyến nhờn, chất dơ trên da.

- Bạn đừng tiết kiệm sử dụng các loại kem giữ ẩm cho da trong giai đoạn này. Hãy làm mềm và ẩm da thường xuyên và chọn các sản phẩm làm ẩm không nhờn.

Tuần 2 (tuần sau kỳ kinh)

Đây là giai đoạn da đẹp do sự gia tăng của kích tố nữ. Da bạn lúc này sạch và cân bằng. Bạn chỉ cần duy trì độ mịn màng của da.

- Đây là thời gian tốt nhất để bạn chăm sóc da "chuyên nghiệp". Do da bạn lúc này không quá nhạy cảm, bạn có thể đến các salon để massage da.

- Hãy rửa mặt ngày hai lần bằng các sản phẩm tẩy rửa của tuần 1.

- Chọn các sản phẩm dưỡng da có chứa chất tẩy, lột như glycolic, latic hay axit salicllic.

- Nên nhớ phải luôn tẩy trang trước khi đi ngủ để làm sạch và thoáng lỗ chân lông và tránh để khô da.

Tuần 3 (rụng trứng)

Lượng hoóc-môn trồi sụt và dao động mạnh kích thích sự hoạt động, sinh của các tuyến dầu.

- Rửa mặt thường xuyên hơn và sử dụng nước làm se lỗ chân lông, chọn loại không cồn.

- Luôn mang theo mình các loại bông, giấy thấm dầu để lau vào những lúc da tiết dầu, nhờn nhiều.

- Hãy nuôi dưỡng da với các sản phẩm ngừa mụn có chứa axit glycolic, salicilic, benzoyl peroxide...

- Đắp các loại mặt nạ ngăn ngừa và trị mụn.

- Tối đa hạn chế việc gây nhiễm bẩn trên da. Lau bằng nước nóng lên những vùng da có mụn và sau đó bôi các kem trị mụn nếu bạn có mụn trên da.

Tuần 4 (tuần trước chu kỳ)

Lúc này là lúc lượng kích tố nữ giảm mạnh, đồng thời progesterone tăng cao nhất. Mụn sẽ sản sinh nhiều, kèm theo sưng tấy hay viêm nhiễm. Da bạn thật sự cần sự chăm sóc chu đáo và thật nhẹ nhàng.

- Rửa mặt ngày hai lần, dùng các sản phẩm trị mụn bôi cả sáng và tối.

- Tuần hai lần đắp mặt nạ trị mụn, mát da.

- Khi bạn có dùng kem nền, hãy chọn loại có thành phần chứa axit salicilic giúp làm thông thoáng lỗ chân lông.

- Tránh xa việc "làm điệu" cho da trong thời gian này như wax da, massage da, chiếu laser da... Bạn sẽ làm cho da thêm xấu vì thời kỳ này da yếu và có mụn.

 

Cách tránh thai khi tính theo chu kì kinh nguyệt :
Tránh thai theo chu kì kinh nguyệt ( gọi là phương pháp Ozino- Knauss) là biện pháp tránh giao hợp vào những ngày có nhiều khả năng thụ tinh nhất (trứng kết hợp tinh trùng) trong vòng kinh. Điều kiện áp dụng là kinh nguyệt của người phụ nữ phải đều, để xác định được ngày rụng trứng.

Theo lý thuyết, mỗi tháng người phụ nữa có 1 ngày rụng trứng. Vì vậy khoảng thời gian an toàn là ít nhất 3 ngày trước và một ngày sau ngày rụng trứng. Nếu muốn tránh có thai thì không nên giao hợp trong thời gian này.

Về nguyên tắc, nếu  có rụng trứng mà không thụ tinh thì 14 ngày sau sẽ có hành kinh và một chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu kì kinh này (ngày thứ nhất) đến ngày đầu kì kinh sau:

- Nếu chu kì kinh nguyệt là 27 ngày thì ngày rụng trứng là ngày thứ 13.

- Nếu chu kì kinh nguyệt là 28 ngày thì ngày rụng trứng là ngày thứ 14.

- Nếu chu kì kinh nguyệt là 30 ngày thì ngày rụng trứng là ngày thứ 16.

- Nếu chu kì kinh nguyệt là 35 ngày thì ngày rụng trứng là ngày thứ 21.

 

Cách tính ngày an toàn:

Chỉ khi chu kì kinh nguyệt của bạn gái chênh nhau không quá 2 ngày thì mới có thể áp dụng cách tính này.

Ví dụ bạn gái theo dõi chu kì kinh của mình và thấy:

-     Chu kì thứ nhất dài 29 ngày.

-    Chu kì thứ hai dài 30 ngày.

-     Chu kì thứ 3 dài 31 ngày.

-    Đến hết chu kì thứ 8, bạn gái thấy các chu kì dao động rất ít chỉ từ 29 – 31 ngày, như vậy chỉ chênh nhau 2 ngày.

Vậy, có thể tính theo công thức: Lấy ngắn trừ 20, dài trừ 10.

Có nghĩa là lấy: 29 – 20 = 9. Lấy 31 – 10 = 21.

Vậy thời kì không an toàn là từ ngày thứ 9 đến ngày thứ 21 của chu kì. Có nghĩa là trong khoảng thời gian đó nếu bạn gái có quan hệ tình dục thì sẽ có khả năng thụ thai cao.

Xác định ngày rụng trứng còn có các cách như: các dấu hiện kèm như dịch nhầy-trong ở cửa mình, tăng thân nhiệt nhẹ…

Tuy nhiên tỷ lệ tránh thai theo phương pháp này thành công thấp (38-42%). Vì trên thực tế phụ nữ có tháng có tới 2 trứng trưởng thành và lần lượt rụng (khó xác định hết ngày rụng trứng mà tránh), trứng đạt độ trưởng thành (kích thước từ 15-25mm) thì có thể rụng đột ngột khi người phụ nữ có khoái cảm cao. Cho nên, vào khoảng thời gian này, tốt nhất bạn gái không nên có quan hệ tình dục. nếu có quan hệ tình dục thì cần phải sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn như: Thuốc tránh thai, bao cao su (nam, nữ). Còn những ngày ngoài khoảng thời gian đó là những ngày “an toàn”. Nói là ngày an toàn, nhưng không phải là an toàn tuyệt đối, về lý thuyết thì như vậy nhưng trong thực tế thì chẳng có ngày nào là an toàn cả. An toàn nhất vẫn là sử dụng các biện pháp tránh thai như: Bao cao su; Thuốc uống tránh thai...

Để tránh mang thai ngoài ý muốn và tránh gặp phải những lo lắng như trên, tốt nhất hai bạn không nên có quan hệ tình dục trước hôn nhân. Hoặc nếu có thì nên sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn và hiệu quả

Một số thắc mắc :

Mỗi lần hành kinh mất bao nhiêu máu? Máu kinh từ tử cung chảy ra, do bong lớp nội mạc, lượng máu kinh khác nhau tùy từng phụ nữ và tùy từng tháng, dao động từ 5ml đến 25ml.

Sau bao lâu kể từ lúc phóng noãn sẽ ra kinh? Ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt tương ứng với ngày hành kinh đầu tiên. Và ngày cuỗi của chu kỳ kinh là trước khi kỳ kinh sau diễn ra. Dù số ngày giữa 2 kỳ kinh là bao nhiêu thì các kỳ kinh vẫn xảy ra sau khi phóng noãn được 14 ngày.  Ngược lại, quãng thời gian trước khi phóng noãn không cố định.

Tần suất của chu kỳ kinh và mỗi kỳ hành kinh kéo dài bao lâu? Có bao nhiêu phụ nữ thì có bấy nhiêu kiểu chu kỳ kinh nguyệt. Chu kỳ kinh có thể thay đổi từ 20-40 ngày (quá 45 ngày gọi là kinh thưa). Đa số phụ nữ có chu kỳ kinh từ 26 đến 34 ngày, khoảng một phần 3 phụ nữ có chu kỳ kinh 28 ngày. Số ngày hành kinh cũng khác nhau tùy từng người và từng tháng, trung bình từ 2 đến 7 ngày.

Không thấy ra kinh có đáng lo ngại không? Không thấy ra kinh (còn gọi là bặt kinh) có nhiều nguyên nhân nhưng trước hết cần nghĩ đến có thai. Khi còn trẻ và mới bắt đầu có kinh thì các chu kỳ kinh có thể không đều; điều đó là bình thường vì những chu kỳ kinh này hãy còn là những chu kỳ không phóng noãn do chức năng sinh lý để kiểm soát hormon chưa hoàn toàn trưởng thành.

Thời kỳ này có thể kéo dài trong 2 năm. Sau tuổi 45-50, nếu mất kinh đến 2 năm cần nghĩ đến mãn kinh. Nguyên nhân vô kinh có thể là bất thường ở nội mạc tử cung cho đến sang chấn tâm lý quan trọng hoặc do dùng một số thuốc, bị chứng chán ăn...Tốt hơn là nên hỏi ý kiến thầy thuốc.    

Tuổi nào nên dùng tăm-pông? Tăm-pông là một loại bấc gạc chưa được dùng nhiều ở nước ta, có thể dùng được cho cả các em gái chưa có quan hệ tình dục. Điều chủ yếu là biết đặt cho đúng và cứ khoảng 4 giờ thay 1 lần. Nếu quên không lấy ra rất dễ gây nhiễm khuẩn âm đạo. Không năng thay băng vệ sinh có thể gây ra nhiễm khuẩn tụ cầu vàng dẫn đến hội chứng choáng nhiễm độc.

Có thai có còn ra kinh không? Không; phụ nữ có thai có thể bị ra máu; không gọi là ra kinh và cần gặp thầy thuốc vì có thể báo hiệu sự bất thường ở thai hay ở nhau.

Kinh nguyệt có làm thay đổi tính khí không? Thay đổi khí chất có thể xảy ra trong vài ngày trước khi có kinh. Một số phụ nữ có thay đổi tính tình ở những mức độ khác nhau nhưng nhiều phụ nữ khác lại không sao. Những triệu chứng và dấu hiệu đó làm nên bệnh cảnh gọi là hội chứng tiền kinh nguyệt: dễ kích thích, buồn, khó tập trung tư tưởng, có thể nhức đầu, buồn nôn...Ngay trước khi hành kinh, cơ thể có xu hướng giữ nước; vì thế có cảm giác nặng nề, người như to ra và vú cương đau. 

Khi đang có kinh có thể quan hệ tình dục và chơi thể thao không? Được, có thể quan hệ tình dục cả khi đang có kinh nhưng nhiều phụ nữ từ chối vì cảm thấy không sạch sẽ. Cũng  nên biết rằng một số phụ nữ có chu kỳ kinh không đều chỉ có 14 ngày và phóng noãn cả khi hành kinh nên có thể thụ thai. Với hoạt động thể thao cũng vậy, không cấm khi đang có kinh. Càng vận động nhiều thì phụ nữ càng ít bị đau khi hành kinh. Có người cho rằng nếu bơi lội khi đang có kinh thì nên dùng tăm-pông hơn là băng (hay khăn) vệ sinh



...thật ra là e đang khóc thầm đằng sau những nụ cười kia ....

 
Các thành viên đã Thank pedieu vì Bài viết có ích:
31/03/2010 15:03 # 2
spy_xinh
Cấp độ: 5 - Kỹ năng: 6

Kinh nghiệm: 6/50 (12%)
Kĩ năng: 0/60 (0%)
Ngày gia nhập: 26/02/2010
Bài gởi: 106
Được cảm ơn: 150
Phản hồi: nguyệt san ----> chuyện của bạn gái chúng mình


thank cho chị ! bài viết hoàn toàn có ích :)



 
Các thành viên đã Thank spy_xinh vì Bài viết có ích:
31/03/2010 15:03 # 3
nhungblue
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 10

Kinh nghiệm: 66/130 (51%)
Kĩ năng: 56/100 (56%)
Ngày gia nhập: 29/11/2009
Bài gởi: 846
Được cảm ơn: 506
Phản hồi: nguyệt san ----> chuyện của bạn gái chúng mình


pài viết dài quá em độc hôk hết. pài viết có ít lắm


♥ Thây đỗi 1 chút để ta cảm thấy thoải mái
Cố gắng sống và làm những gì mà mình thích♥
Để ♥
Không còn phải hối tiếc khi nhìn lại ....Smile ♥

 
Các thành viên đã Thank nhungblue vì Bài viết có ích:
31/03/2010 15:03 # 4
pedieu
Cấp độ: 7 - Kỹ năng: 9

Kinh nghiệm: 36/70 (51%)
Kĩ năng: 33/90 (37%)
Ngày gia nhập: 13/02/2010
Bài gởi: 246
Được cảm ơn: 393
Phản hồi: Phản hồi: nguyệt san ----> chuyện của bạn gái chúng mình


Trích:
pài viết dài quá em độc hôk hết. pài viết có ít lắm
 ko đọc mà bít có ích...con pé này...........xạo quá...........Công chị lặn lội viết từ trưa giờ mà ko được 8, ráng đọc đi pé.


...thật ra là e đang khóc thầm đằng sau những nụ cười kia ....

 
31/03/2010 15:03 # 5
vevynd
Cấp độ: 4 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 38/40 (95%)
Kĩ năng: 23/40 (57%)
Ngày gia nhập: 06/01/2010
Bài gởi: 98
Được cảm ơn: 83
Phản hồi: nguyệt san ----> chuyện của bạn gái chúng mình


Ui đúng là bà già làm Trial Moderator sức khoẻ giới tính hiiii ,cố gắng nha bà già


 

 

 



 
Các thành viên đã Thank vevynd vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024