Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
28/11/2012 18:11 # 1
ratherslim
Cấp độ: 6 - Kỹ năng: 5

Kinh nghiệm: 28/60 (47%)
Kĩ năng: 32/50 (64%)
Ngày gia nhập: 24/01/2012
Bài gởi: 178
Được cảm ơn: 132
Một số vấn đề về đời sống sinh viên hiện nay !


I: Về chỗ ở Sinh Viên :
1: Ở KTX:
• Ưu điểm:
- Gần gũi các bạn trong lớp, khoa, trườg, tiện lợi trong việc trao đổi, giao lưu, học tập, rèn luyện cách sống.
- Dễ dàng nhận biết được các thông tin cần thiết của lớp, khoa, trường do kênh thông tin "truyền miệng", thuận tiện việc sắp xếp thời gian, công việc của mình phù hợp, có thay đổi cũng kịp.
- Mọi người quan tâm đến nhau, khi ốm đau, bệnh tật thì mọi người để ý đến, sẽ chia sẻ, giúp đỡ, nếu bạn bị nặng, sẽ có người giúp bạn đi viện, chăm sóc bạn khi nằm viện, mọi người sẽ góp tiền giúp đỡ bạn nếu bạn quá kẹt trong nhiều tình huống.
- Có sân thể thao, bạn sẽ tập luyện cùng mọi người thường xuyên, có nhiều người chơi thể thao cùng rất tốt. Tham gia dễ dàng vào các hoạt động giúp tăng khả năng giao tiếp, các mối quan hệ, thậm chí là các kĩ năng cần thiết qua các hoạt động như: Sinh nhật bạn bè (cả của mình), sinh hoạt Câu lạc bộ, hội đồng hương, nhóm học tập...

• Nhược điểm:
- Dễ mất cắp, trộm vặt, thậm chí là tài sản có giá trị (điện thoại, máy tính, tiền bạc, đồ cá nhân cũng mất...) mà thường rất ít khi tìm ra được thủ phạm.
- Phải điều tiết, thay đổi cách sống, lịch sinh hoạt cá nhân của bạn phù hợp với nhiều người. Có người thích ngủ khuya, trong khi bạn cần ngủ sớm để lấy sức mai đi học thì họ lại nghe nhạc, nói chuyện. Trong khi bạn đang tắm, hoặc đang có... gì đó, không thích người khác vào phòng thì họ lại dẫn bạn bè đến...
- Có thể dẫn đến một số xung đột không cần thiết, đặt biệt là người khác không có hiểu tâm trạng của bạn.

2: Ở ngoài:
• Ưu điểm: 
- Đảm bảo đồ cá nhân, đồ đạc của mình được đảm bảo (trừ khi nơi bạn ở có trộm chuyên nghiệm), nhưng bạn cần phải chọn nơi an ninh tốt. Qua đó bạn cũng có thể học được tính cẩn thận, tỉ mỉ.
- Có một căn phòng riêng, không gian riêng. Nếu đi học về mệt, bạn có thể chưa cần dọn phòng ngay, lăn ra ngủ một giấc, rồi dậy để tiếp tục học bài.
- Thoãi mái đón tiếp bạn bè hơn, người nhà hơn .

• Nhược điểm: 

- Nắm bắt tình hình của lớp, khoa, trường rất khó. Đặc biệt là khi có lịch học, lịch sinh hoạt bị thay đổi mà các bạn không nắm bắt được hoặc do lớp trưởng chưa kịp thông báo thì có khi bạn lên trường rồi mới được biết là hôm nay nghỉ.
- Nếu ở ngoài, bạn phải chọn được chỗ ở thích hợp với mình, an ninh tốt, yên tĩnh cho mình học tập và không quá xa trường .

II: Vấn đề học tập của sinh viên 
1: Trước hết là một số khó khăn thường gặp trong việc học của sinh viên :
Theo một số nghiên cứu thì hầu hết sinh viên đều gặp một số khó khăn sau: 
• Trí nhớ kém 
• Thích trì hoãn công việc 
• Lười biếng 
• Nghiện trò chơi điện tử, xem tivi, internet...
• Gặp khó khăn trong việc hiểu bài giảng 
• Dễ dàng bị xao nhãng 
• Khả năng tập trung ngắn hạn 
• Mơ màng trong lớp 
• Sợ thi cử 
• Hay phạm lỗi do bất cẩn 
• Chịu áp lực từ gia đình 
• Có quá nhiều thứ để học và có ít thời gian 
• Không có động lực học 
• Dễ dàng bỏ cuộc 
• Thầy cô dạy không lôi cuốn 
• Không có hứng thú đối với môn học

Và một vấn đề không thể thiếu trong việc ảnh hưởng đến kết quả của bất cứ lĩnh vực nào, kể các trong cuộc sống đó là “thái độ”. Thái độ là một trong những mục đích hàng đầu của dạy học bên cạnh việc cung cấp tri thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo .Thái độ học tập là một trong những biểu hiện của động cơ học tập.

Thái độ là một trong 4 thành phần nội dung dạy học đại học (hệ thống tri thức, hệ thống kĩ năng kĩ xảo, hệ thống kinh nghiệm hoạt động sáng tạo, hệ thống các chuẩn mực thái độ đối với hiện thực)

Thái độ học tập quyết định ý thức học tập của sinh viên, là yếu tố quy định tính tự giác, tích cực học tập và thể hiện bằng những cảm xúc, hành động tương ứng, cũng như là kết quả học tập.
Hiện nay, một số, có thể nói là phần đông đều có suy nghĩ học tập trong trường đại học là để qua các học phần, hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập với gia đình. Từ đó tạo cho họ thói quen dừng lại khi việc học đã vừa đạt và không có thêm sự cố gắng nỗ lực hơn nữa.

2: Một số cái mà sinh viên có được khi học Đại học và sẽ rất có ích khi ra trường bước vào đời :

- Ở các cấp học trước,các bạn đã quen với việc làm bài độc lập, nghĩa là với mỗi bài tập thầy cô giáo giao, các bạn sẽ tự làm và sau đó trình bày kết quả của mình. Tuy nhiên, lên ĐH, hình thức học như thế này đã giảm bớt, mà thay vào đó là việc làm bài theo nhóm. Với mỗi bài tập thì các nhóm sẽ có nhiệm vụ phân công công việc cụ thể cho các thành viên, rồi sau đó sẽ tổng hợp tất cả các phần lại và sẽ được một bài tập hoàn chỉnh của cả nhóm. Điều mà bạn được ở đây chính là khả năng phối hợp làm việc theo nhóm. Chính vì thực tế sau này khi đi làm, bạn sẽ không thể làm công việc 1 mình mà luôn cần đến sự phối hợp của những người khác nên khi vào ĐH, bạn sẽ được làm quen với hình thức học tập này. Có thể nói, việc làm bài tập theo nhóm không chỉ giúp phần bài tập tổng hợp được nhiều ý kiến khác nhau mà còn giúp các bạn tăng tính đoàn kết cũng như tăng kĩ năng làm việc theo nhóm.
- Bạn rất rụt rè, nhút nhát, ngại ngần khi đứng nói trước đám đông? Bạn không tự tin vào bản thân? Một trong những yếu tố khiến các bạn thay đổi thế này chính là cách các thầy cô ở ĐH tạo điều kiện cho sinh viên thuyết trình các bài tập trước cả lớp. Ngoài ra, việc tham gia các hoạt động trường lớp hay các hoạt động tình nguyện cũng sẽ giúp cho các bạn tăng sự tự tin và sẽ không còn ngại ngần trước đám đông nữa.
- Ngoài việc học ở lớp với một khối lượng kiến thức khổng lồ trong một thời gian không quá dài thì chúng ta phải tự tìm cách tiếp thu kiến thức đó, và ngoài ra còn phải tự tìm hiểu các kiến thức bên ngoài nên tư duy chúng ta được rèn luyện và trở nên nhanh nhạy hơn với các vấn đề trong cuộc sống .
Trên đây chỉ là một số cái mà sinh viên sẽ có được khi học ở ĐH, nhưng quan trọng là sinh viên phải biết tận dụng và nắm bắt cũng như khai thác tối đa những mặt tốt đó để dần hoàn thiện mình .
Ngoài ra, còn một số cái mà nếu các bạn cố gắng khai thác sẽ là một khối kiến thức giúp ích bạn rất nhiều khi ra trường đi làm :
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng thuyết phục
- Kỹ năng trình bày
- Kỹ năng làm việc theo nhóm (như đã trình bày ở trên)
- Kỹ năng lắng nghe
- Kỹ năng lập kế hoạch

3: Một số biện pháp học ở ĐH:
1. Những điều cần lưu ý khi nghe giảng 
- Ghi chú những phần quan trọng và chép nhanh nội dung kiến thức mà giáo viên đề cập lúc giảng bài để sử dụng trong việc ôn tập và nhận định đề.
- Cố gắng nghe và ghi lại những điều giáo viên " nhấn mạnh những vấn đề gì trong giờ ôn tập của buổi học trước khi thi. 
2. Về tài liệu học tập
- Bạn phải có tài liệu về môn học đó tốt nhất là do chính giáo viên giảng dạy biên soạn hoặc giáo trình được sử dụng làm tài liệu giảng dạy. Bạn có thể tham khảo đề thi năm trước và cách giảng dạy của giáo viên môn học. 
- Bạn phải có một tập vở được chép bài đầy đủ (Nếu bạn ghi chép không đầy đủ có thể mượn để photocopy). 


3. Yếu tố cần có trong khi học bài

- Đừng để bất kỳ một yếu tố nào ảnh hưởng trong quá trình bạn ôn thi. Hãy cố bám chặt kế hoạch và thực hiện theo kế hoạch mà bạn đã định. Hãy tạo cho bạn một thái độ tập trung toàn ý cho việc học. Phải nhanh chóng giải quyết những rắc rối mà bạn gặp phải trong thời gian ôn thi và nhanh chóng trở lại kế hoạch học tập. 

- Luôn học tại bàn: Thái độ này chuẩn bị cho bạn cả hai ưu thế trí tuệ lẫn thể hình. Không được nằm dài trên giường để học bởi bạn sẽ ngủ quên lúc nào không biết. Lâu dần nằm học sẽ tạo thói quen lười biếng. 

- Những lúc căng thẳng, giải pháp hay nhất là bạn nên đứng lên, rời bàn học 10 phút, 20 phút. Bạn tản bộ hoặc dạo chơi và cố gắng tìm hiểu những “tài liệu ôn tập” của bạn bè mình, nhưng phải đặt thời gian chỉ từ 10 - 30 phút thôi. Điều này sẽ giúp cho đầu óc bạn bớt căng thẳng để tiếp tục học và rèn luyện cho mình thói quen giải tỏa căng thẳng khi làm những việc có nặng hơn khi đi làm.

III: Vấn đề giải trí của sinh viên 

1. Ngoài việc học ở trường ra thì sinh viên còn phải giao lưu, học hỏi ngoài cuộc sống để rèn luyện và hoàn thiện bản thân. Đi đôi với việc đó là nhu cầu giải trí của sinh viên ngày càng cao do các hình thức giải trí ngày càng đa dạng và phong phú.
2. Giải trí là một cách tốt để sinh viên có những giây phút thoãi mái, xả stress, biết thêm nhiều vấn đề hơn trong cuộc sống, có thể giao lưu nhiều hơn,.. nhưng bên cạnh đó cũng không ít bất cập đi theo. Đó là sa vào các tệ nạn XH mà có thể sinh viên không biết: như lô đề, cờ bạc, game,...
3. Sau đây tôi xin trình bày một số quan điểm của tôi về việc giải trí qua Game, cách giải trí vẫn được nhiều sinh viên lựa chọn nhất :
• Lợi ích:
- Tốt cho sức khỏe và trí tuệ: nếu biết chơi game điều độ và chơi những game thích hợp, như game mang tính tư duy cao cũng giúp phần tăng cường trí nhớ và khả năng phán đoán tình huống .
- Game, đó là sự tương tác giữa game thủ và chiếc máy. Đôi mắt nhìn vào màn hình nhưng đôi tay thì phải vận dụng khéo léo trong việc giải đố còn đầu óc thì không ngừng suy nghĩ. Đó chính là những ưu điểm nổi trội của việc chơi game.
- Game mang đến cảm xúc tốt hơn cho con người, giúp xả stress và một số bệnh viện trên thế giới đang có ý định đưa một số tựa đề game vào việc chữa trị một số bệnh.
- Giúp tăng phản xạ mắt, một số nghiên cứu (từ trung tâm Berth Israel Medical) cho thấy rằng đối với những người phải phẫu thuật mắt, việc chơi những tựa game hành động một cách điều độ và hợp lý có thể giúp quá trình phục hồi nhanh hơn đến 10 lần so với những bệnh nhân thông thường. 
- Giúp cho chúng ta phân tán được những lo âu, sợ hãi, buồn phiền,.. nhờ việc chơi game hợp lý.
- Game thủ những game hành động có thể tăng cường thị lực và nhìn các hình ảnh nhanh hơn so với một người ít chơi game.

• Tác hại:
- Chơi games tốn thời gian khi mà chúng ta chơi quá nhiều, không điều độ. Với thời gian đó, ta có thể làm được rất nhiều việc, học tập, đọc thông tin trên báo mạng, chơi thể thao. 

- Mặc dù so với các thú tiêu khiển khác, thì đây là một thú vui tiêu khiển rẻ tiền, nhưng nếu đã nghiện game thì đó lại là một vấn đề khác.

- Chơi games quá nhiều làm đầu óc trở nên có quá nhiều ảo giác về đời sống ảo. Có thể thời gian đầu, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, nhưng rồi đến một thời điểm nào đó, bạn sẽ quen dần, và đó là khi đầu óc bạn không đủ tỉnh táo và sáng suốt nữa.

- Chơi games online quá nhiều làm bạn học tệ đi, do bạn mất quá nhiều thời gian và tâm trí vào game. 

- Chơi games làm hẹp mối quan hệ của bạn. Đây là một điểm mà ít bạn nhận ra. Trong thời gian đắm chìm trong games, bạn không có nhiều thời gian giao lưu với bên ngoài. Bạn chỉ giao tiếp với mức trung bình, thậm chí còn có khuynh hướng tồi tệ hóa các mối quan hệ đi để có nhiều thời gian vào game hơn. Games online là thế giới ảo, có thể qua đó bạn sẽ có thêm một số bạn thân thiết, nhưng dù sao đó cũng là thế giới ảo, cái bạn cần là những mối quan hệ thực tể. 

- Chơi games nhiều làm bạn không có cảm giác và suy nghĩ tích cực về cuộc sống hiện tại nữa, vì thế giới ảo có thể tạo cho bạn một cuộc sống tốt đẹp, những mối quan hệ ảo, những thành công ảo làm cho bạn dễ chán nản khi gặp khó khăn trong cuộc sống thực

• Thực tại sinh viên hiện nay :
- Không ở bên cạnh gia đình, được tự do thoãi mái, và thời gian học không liên tục, chỉ đến khi gần thi mới phải học nhiều, nên đa số sinh viên thường sa vào chơi game một cách quá đà.
- Không được qua những khóa học, nói chuyện, bàn luận về game nên hiểu biết về game là không nhiều, nên việc tận dụng những mặt tốt của game là ít trong khi bị những tác hại của game ảnh hưởng quá nhiều.

• Vậy vấn đề của cách giải trí bằng hình thức chơi game không phải là xấu, nhưng quan trọng là mỗi sinh viên phải tự chủ trong việc chơi game, cần chơi game hợp lý để không có những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như việc học của mình .

 Nguồn : ineep.hut.edu.vn




Just bring you saw and always smile

Nguyễn Thị Thanh Thanh

Mod Cà phê chiều thứ 7

Yahoo: smilethanhthanh         email: ttalwayssmile@gmail.com


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024