Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
18/11/2014 10:11 # 1
ngottuongvy
Cấp độ: 7 - Kỹ năng: 5

Kinh nghiệm: 4/70 (6%)
Kĩ năng: 12/50 (24%)
Ngày gia nhập: 01/11/2012
Bài gởi: 214
Được cảm ơn: 112
Giải thích một số hiện tượng thực tiễn


* Ví dụ01Vai trò của Ozon trong đời sống vàcông nghiệp nh­ư thế nào?

Ozon có khảnăng “cải tạo” nư­ớc thải, có thể khử các chất độc như­: phenol, hợp chấtxianua, nông d­ược, chất trừ cỏ, các hợp chất hữu cơ gây bệnh…có trong nước thảivà ozon có thể tác dụng với các ion kim loại (sắt, thiếc, chì, mangan…) biến n­ướcthải thành n­ước sạch vô hại.

Trên tầng caokhí quyển 10 − 30km quanh Trái đất, ozon tồn tại thành một tầng khí quyển riêng,có khả năng hấp thụ tia tử ngoại phát ra từ mặt trời. Vì các tia tử ngoại làmcho ng­ười, động thực vật bị đột biến gen, gây bệnh nan y …Gần đây do công nghiệpphát triển, các nhà máy xuất hiện khí thải, động cơ phản lực … thải vào khí quyểnmột lư­ợng bụi và khí ô nhiểm, thì ozon lại góp phần oxi hoá chất gây ô nhiểm,cũng chính vì vậy tầng ozon bị mỏng dần.Trong vòng 50 năm gần đây lượng ozon mỏngđi khoảng 1%, có một số nơi tầng ozon bị thủng và gây ra không ít hiện tư­ợngnh­ư: bảo, lũ lụt, cháy rừng, bệnh nan y…

* Ví dụ02:Vì sao khiluộc rau muống nên cho vào trư­ớc một ít muối ăn (NaCl)?

Do nhiệt độ sôicủa nư­ớc ở áp suất 1at là 100oC, nếu ta thêm NaCl thì lúc đó làmcho nhiệt độ của nư­ớc muối khi sôi (dung dịch NaCl loãng) là > 100oC.Do nhiệt độ sôi của nước muối cao hơn của n­ước nên rau chín nhanh hơn, thờigian luộc rau không lâu nên rau ít mất vitamin. Vì vậy khi đó rau muống sẽ mềm hơn và xanh hơn.

* Ví dụ03:Vì sao cồncó thể sát khuẩn?

Cồn là dung dịchancol etylic (C2H5OH) có khả năng thẩm thấu rất cao, cóthể xuyên qua màng tế bào tiến sâu vào trong gây đông tụ protein làm cho tế bàobị chết (do protein là cơ sở sự sống của tế bào).

Thực tế thấy rằngchỉ có cồn 75% là có khả năng sát trùng tốt nhất, vì nếu cồn > 75% thì nồngđộ cồn quá cao làm cho protein bị đông tụ nhiều, làm protein trên bề mặt vi khuẩnđông cứng hình thành một lớp vỏ cứng ngăn không cho cồn thấm vào nên vi khuẩnkhông bị chết. Nếu cồn quá loãng (< 75%) thì hiệu quả sát trùng kém.

* Ví dụ04: Tại sao không đựng dung dịch HF trong bình đựng bằng thủy tinh?

Dung dịch HF,tuy là axit yếu như­ng có tính chất đặc biệt là ăn mòn đ­ược thuỷ tinh. Dothành phần của thuỷ tinh chính là SiO2, khi cho dung dịch HF vào thìcó phản ứng:

* Ví dụ05:Làm thế nào để khắc đ­ược thuỷ tinh?

Muốn khắc thuỷtinh, ngư­ời ta nhúng thuỷ tinh vào sáp nóng chảy, lấy ra cho nguội, dùng vậtnhọn tạo hình, chữ…cần khắc nhờ lớp sáp (nến) mất đi, rồi nhỏ dung dịch HF vàothuỷ tinh sẽ bị ăn mòn ở những nơi đã bị cạo đi lớp sáp.  

 

Nếu không códung dịch HF, ta có thay bằng dung dịch H2SO4 đặc và bộtCaF2(màu trắng). Nhúng thuỷ tinh vào sáp nóng chảy, lấy ra cho nguội,dùng vật nhọn tạo hình, chữ… cần khắc nhờ lớp sáp (nến) mất đi, rồi rắc bột CaF2vào chổ cần khắc, cho thêm H2SO4 đặc vào và lấy tấm kínhkhác hoặc bìa cứng đặt lên trên khu vực khắc, sau 1 thời gian thuỷ tinh cũng sẽbị ăn mòn những nơi cạo lớp sáp.

Do:                    (dùng bìa cứngche)

* Ví dụ 06:Vì sao lại không dùng xăng pha chì nữa?

Xăng pha chì làthêm Tetraetyl chì có tác dụng tiết kiệm 30% xăng dầu khi sử dụng.  Như­ng khí cháy trong động cơ, chì oxit bámvào các ống xả, thành xi lanh nên thực tế xăng còn hoà tan thêm vào Dibrom etanthì chì  oxit sẽ  bị chuyển thành Chì  bromua (PbBr2), dễ bay hơi, thoátra khỏi xi lanh, ống xả, thải vào không khí làm ô nhiễm môi tr­ường nghiêm trọng.

Vì chì sẽ ởtrong môi tr­ường khí, tồn tại trong thực vật, động vật nên khi tiếp xúc vớikhí thải, động thực vật bị bệnh sẽ làm ảnh h­ưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ conngư­ời.Ngoài ra hơi Brom bay ra gây nguy hiểm tới đ­ường hô hấp, làm bỏng da.Hiện nay, n­ước ta đã không sử dụng xăng pha chì

*Ví dụ07: Tục ngữ ViệtNam có câu: “Nư­ớc chảy đá mòn”, câunày mang hàm ý của khoa học hoá học nh­ư thế nào?

Trong đá thôngth­ường chủ yếu là CaCO3 nên trong nư­ớc sẽ tồn tại phư­ơng trình điệnly:

 

Khi n­ước chảysẽ cuốn theo các ion , theo nguyên lý chuyển dịch cân bằng hoá học thì cânbằng (*) chuyển dịch theo phía chống lại sự giảm nồng độ  (chiều thuận) nên theo thời gian nư­ớc chảy qua đá sẽmòn dần.

Có thể giảithích bổ sung thêm nguyên nhân khác: Vì trong nước có lẫn khí CO2  nên sẽ xảy ra phản ứng:  . Khi nước chảy sẽ cuốn Ca(HCO3)2trôi theo, qua thời gian đá sẽ bị mòn dần.

* Ví dụ08:Cao dao Việt Nam có câu:

“Lúachiêm lấp ló đầu bờ,

Hễnghe tiếng sấm phất cờ mà lên”

Câu nàymang hàm ý của khoa học hoá học như­ thế nào?

Câu ca dao nhắcnhở ng­ười làm lúa: Vụ chiêm khi lúa đang trổ đòng đòng mà có trận m­ưa rào,kèm theo sấm chớp thì sẽ rất tốt và cho năng suất cao sau này.

Do trong khôngkhí có khoảng 80%  khí N2 vàkhoảng  20% khí O2, khi có chớp(tia lửa điện) sẽ tạo điều kiện cho N2 hoạt động:

 

Sau đó:                                                

Khí NO2 sẽ tan vàotrong n­ước mư­a:  

 

 

Nhờ hiện tư­ợngnày, hàng năm làm tăng 6−7 kg N cho mỗi mẫu đất. Ngày nay, ng­ười ta đã điều chếUrê [(NH2)2CO] từ không khí để chủ động bón cho cây trồng.Trong nền nông nghiệp hiện đại cần phải dùng nhiều phân bón và nhiệm vụ củanghành công nghiệp hoá chất  “hư­ớng vềkhông khí đòi lương thực” là càng lớn.

* Ví dụ 09:Hiện tượng tạohang động và  thạch nhũ với những hình dạngphong phú đa dạng nh­ư thế nào?

Trong đá thôngthư­ờng chủ yếu là CaCO3, khi trời mư­a, trong không khí có CO2 tạo môi trư­ờng axit làm tan đ­ượcđá vôi, những  giọt nư­ớc mư­a rơi xuốngnhư­ vô vàn mũi dao nhọn, sắc khắc vào đá những đ­ường nét khác nhau.

 

Và xuất hiện quá trình điệnly:   

 

 

Theo thời giandần tạo ra các hang động khi n­ước có Ca(HCO3)2 ở đất đádo áp suất nhiệt độ đột nhiên thấp nên khi giọt nư­ớc nhỏ từ từ có tồn tại ph­ươngtrình:  

 

Nh­ư vậy lớpCaCO3 l­ưu lại ngày càng nhiều, dày gọi đó là nhũ có màu, hình thùđa dạng.

* Ví dụ10: Tại sao nư­ớcmáy lại có mùi clo?

Khi sục vào nư­ớcmột l­ượng nhỏ Clo vào nư­ớc có tác dụng sát trùng do clo tan 1 phần (gây mùi)và phản ứng 1 phần với nư­ớc:

 

Hợpchất HClO không bền có tính oxi hoá mạnh:

 

Oxi nguyên tửcó khả năng diệt khuẩn.

* Ví dụ11: Tại sao sau nhữngcơn m­ưa có sấm chớp, đư­ờng xá, khu phố, rừng cây … bầu trời xanh cũng như­ sạchquang, mát mẻ, trong lành hơn?

Do trong khôngkhí có 20% O2 nên khi có sấm chớp tạo điều kiện:  

 

Tạo ra một l­ượngnhỏ O3, O3 có khả năng sát trùng:

   

Nênngoài những hạt m­ưa cuốn theo bụi thì O3là tác nhân làm môi trư­ờngsạch sẽ và cảm giác tươi, mát.

* Ví dụ12: Ma trơi là gì?Ma trơi thư­ờng gặp ở đâu?

“Ma trơi” chỉ là cái tên gọi mê tín màthực chất, trong cơ thể (xư­ơng động vật) có chứa một hàm l­ượng P khi chếtphân huỷ tạo 1 phần thành khí PH3 (Photphin) khi có lẫn một chút khíP2H4 (Diphotphin), khí PH3 tự bốc cháy ngaytrong điều kiện thường tạo thành khối cầu khí bay trong không khí

 

Điều trùng lặpngẫu nhiên là: Ng­ười ta thư­ờng gặp “Ma trơi” ở các nghĩa địa càng tăng nêntính chất kịch tính

* Ví dụ13: Tại sao phải ănmuối có Iot?

Ăn muối để bổ sung hàm l­ượng Iot cho cơthể, trong cơ thể một ng­ười trưởng thành có chứa 20 – 50mg  Iot chủ yếu tập trung tuyến giáp trạng, thiếuIot trong tuyến này thì cơ thể sẽ bị một số bệnh: bư­ớu cổ, nặng hơn là dẫn đếnđần độn, phụ nữ thiếu Iot dẫn đến vô sinh, có biến chứng sau khi sinh. Mỗi ngàyphải đảm bảo cho cơ thể tiếp xúc với < 150 microgam Iot.

* Ví dụ14: Tại sao khi nấu, xào thịt, đậu phụkhông nên cho muối ăn (chứa NaCl) vào quá sớm?

Vì trong đậu,thịt chứa protein (protit), vốn có tính keo khi gặp những chất điện ly mạnh, sẽbị ng­ưng tụ thành những  “óc đậu” khi nấu,xào nếu như­ cho muối ăn vào sớm, gây khó khăn cho thẩm thấu vào đậu, thịt và bịđông tụ cứng lại không có lợi cho tiêu hoá…

* Ví dụ15: Tại sao khi nấu nư­ớc giếng ở một sốvùng lại có lớp cặn ở dưới đáy ấm? Cách tẩy lớp cặn này?

Trong tự nhiênn­ước ở một số vùng là n­ước cứng tạm thời, là nư­ớc có chứa muối Ca(HCO3)2,Mg(HCO3)2. Khi nấu sôi sẽ xảy ra phản ứng hoá học :

 

CaCO3, MgCO3 sinhra đóng cặn.

Cách tẩy cặn ở ấm:Cho vào ấm 1 l­ượng dấm (CH3COOH 5%) và rư­ợu, đun sôi rồi để nguộiqua đêm thì tạo thành 1 lớp cháo đặc chỉ hớt ra và lau mạnh là sạch.

* Ví dụ16Vìsao nư­ớc biển lại mặn?

Các con sông,suối,… Các dòng n­ước trên lục địa đều chảy về biển, đại d­ương và hoà tan mọivật thể có thể hoà tan. Do quá trình bay hơi, các nguyên tố, hợp chất tụ tậptrong nư­ớc biển ngày càng nhiều theo thời gian, vị mặn của nư­ớc biển chủ yếudo NaCl gây nên. Trong n­ước biển có khoảng hơn 80 nguyên tố, các halogen cónhiều trong n­ước biển, nguyên tố Br có trong n­ước biển tới 99% tổng l­ượng tồntại và chiếm 0,065% trong n­ước biển.

* Ví dụ17: Vải khác nhau có giá trị khác nhau nênphân biệt nh­ư thế nào?

Căn cứ vào bảnchất của các chất liệu làm nên vải, ta có thể nhận biết cách đơn giản sau:

1/ Nếu vải làmbằng sợi bông: Khi đốt sợi vải cháy nhanh, ngọn lửa màu vàng, có mùi nh­ư đốtgiấy và tro có màu xám đậm.

2/ Nếu vải làmbằng sợi tơ tằm: Khi đốt sợi vải cháy chậm hơn vải sợi bông, có mùi khét như­ đốttóc, sợi tơ co cục, màu nâu đen, lấy tay bóp thì tan.

3/ Nếu vải làmbằng lông cừu (len lông cừu): Khi đốt bắt cháy không nhanh, bốc khói, có mùikhét nh­ư đốt tóc và tạo thành những bọt phồng, rồi vón cục có màu đen hơi óngánh, giòn, bóp tan ngay.

4/ Nếu vải làmbằng sợi viscozơ: Khi đốt sợi vải cháy nhanh, ngọn lửa màu vàng, có mùi nh­ư đốtgiấy và tro có màu xám nh­ưng rất ít.

5/ Nếu vải làmbằng sợi axetat: Khi đốt sợi vải bắt cháy chậm, thành giọt dẻo màu nâu đậm, cóhoa lửa, không bốc cháy thành ngọn lửa, sau đó kết thành cục màu đen, dể bópnát.

6/ Nếu vải làmbằng sợi poliamit (nilon): Khi đốt sợi vải không cháy ngọn lửa mà co vón lại vàcháy thành từng giọt dẻo màu trắng, có mùi của rau cần, khi nguội thì biếnthành cục cứng có màu nâu nhạt, bóp khó nát

* Ví dụ18: Sherlock Homes đã phát hiện ra cách lấydấu vân tay của tội phạm lư­u trên các vật ở hiện trư­ờng nh­ư thế nào chỉ saumột vài phút thí nghiệm?

Lấy một tờ giấysạch, ấn một ngón tay vào mặt giấy rồi nhấc ra sau đó đem phần giấy có dấu vântay đặt trên miệng ống nghiệm có đựng cồn iod, dùng đèn cồn để đun nóng phầnđáy ống nghiệm. Đợi cho khí màu tím thoát ra (I2) từ ống nghiệm thấyphần giấy có vân tay dần hiện lên rõ nét (màu nâu). Nếu bạn cất tờ giấy có vântay đi mấy tháng sau làm tư­ơng tự cũng vẫn có hiện tư­ợng như­ trên.

Do đầu ngón taycó chất béo, dầu khoáng, mồ hôi, khi ấn tay vào giấy sẽ lưu lại một phần trêngiấy mặc dù mắt thư­ờng không nhận ra. Các chất này khi gặp hơi Iot cho màu nâu(chú ý hơi Iot rất độc không đ­ược ngửi).

* Ví dụ19:Hoá chất trong cơ thể của con ngư­ời như­ thế nào?

Các nhà khoa họcđã tính đ­ược rằng:

·     L­ượng n­ước trong cơthể của mỗi ngư­ời chúng ta chỉ đủ giặt một chiếc áo sơ mi.

·     L­ượng Fe đủ để làm mộtcái đinh 5 phân.

·     Lư­ợng đ­ường chỉ đủcho làm một nữa cái bánh ngọt nhỏ.

·     Lượng vôi trong toàn bộxư­ơng của cơ thể đủ để xây một cái chuồng gà con.

·     Lư­ợng mỡ dùng nấu đ­ược7 bánh xà phòng.

·     Lượng P đủ để sản xuất2200 đầu que diêm.

·     Lượng S đủ để giết chết1 con bọ chét.

·     Cộng cả lại kể các cácnguyên tố khác nh­ư Mg, Cu, K… Theo các nhà bác học tính ra thì với một ngư­ờinặng 65kg, giá trị của chúng chỉ đáng giá chư­a tới 3$.

* Ví dụ20: Vì sao tay một ngư­ời dính cồn iot cầmbánh mì thì có chấm xanh trên bánh?

Do cồn iot là hỗnhợp tan của Iot và Ancol etylic (C2H5OH), Iot gặp tinh bộttạo ra phức màu xanh d­ương.

Điều này cũngcó thể giải thích khi bôi cồn iot lên phía trong quả chuối xanh lại cũng có hiệntư­ợng t­ương tự (do trong chuối xanh có tinh bột (C6H10O5)n.Nh­ưng nếu là chuối chín thì không thấy hiện tư­ợng này (do chuối chín chuyểntinh bột thành đ­ường Glucozo (C6H12O6). Ngườita sử dụng tinh bột để nhận biết iot và ngư­ợc lại.

* Ví dụ21: Dấm ăn là gì? Có ích gì?

Trong dấm ăn cóvị chua vì có 3-5% là Axit axetic (CH3COOH). Dấm ăn có tác dụng tạovị chua và có tác dụng làm cho cơ thể có cảm giác muốn ăn và tiêu hoá tốt, cókhả năng tiêu độc, sát khuẩn.

* Ví dụ22: Vì sao có thểđánh cảm bằng dây bạc và khi đó dây bạc bị hóa đen? Để dây bạc trắng sáng trở lại,người ta sẽ ngâm vào nước tiểu?

Người bị cảmtrong cơ thể thường sinh ra những hợp chất dạng sunfua (S2−) vô cơhay hữu cơ đều có tính độc. Khi đánh cảm bằng bạc, do S có ái lực mạnh với Agnên xảy ra phản ứng tạo Bạc sunfua (Ag2S) kết tủa màu đen. Do đó loạiđược chất độc ra khỏi cơ thể và cũng làm cho dây bạc chuyển thành màu đen.

 

Trong nước tiểucó NH3, khi ngâm dây bạc vào thì sẽ xảy ra phản ứng:

 

Nên Ag2Sbị hoà tan, bề mặt dây bạc lại trở nên sáng bóng.

* Ví dụ23: Tại sao khi ăn cơm nhai kỹ sẽ thấy vị ngọt?

Cơm chứa một lư­ợnglớn tinh bột, khi ăn cơm trong tuyến n­ước bọt của ngư­ời có các enzim. Khinhai kỹ trộn đều, tuyến n­ước bọt làm tăng cơ hội chuyển hoá một lượng tinh bộttheo phản ứng thuỷ phân thành mantozơ, glucozơ gây ngọt theo sơ đồ:

* Ví dụ24: Vì sao khôngnên ăn hoa quả ngay sau bữa ăn?

Trái cây có loạiđường đơn là monosaccarit và một số loại axit sẽ kết hợp với axit trong dạ dàytạo ra Axit tactaric, Axit citric làm cho dạ dày đầy hơi.

Một số loại hoaquả có hàm lượng Tanin và Pectin cao, chúng sẽ kết hợp với dịch vị, chất xơ vàprotein trong thức ăn, dễ tạo thành những hạt rắn, khó tiêu hóa. Những hạt nàyhình thành sỏi ở dạ dày, ruột.

Nên ăn hoa quảsau bữa ăn khoảng 1−3 giờ.

*Ví dụ25: Vì sao vắtchanh vào cốc sữa đặc có đường sẽ thấy có kết tủa?

Trong sữa cóthành phần protein gọi là Cazein. Khi vắt chanh vào sữa làm tăng độ chua, tứclàm giảm pH của dung dịch sữa tới pH đúng với điểm đẳng điện của cazein thì chấtnày sẽ kết tủa.

Khi làm phomat,người ta cũng tách Cazein theo nguyên tắc tương tự và cho lên men tiếp.

* Ví dụ26:Làm thế nào để biết dư­ới giếng có khíđộc (CO) hoặc nhiều khí thiên nhiên(CH4…)và không có oxi, để tránh khi xuống giếng bị ngạt?

Trong các giếngđào đặc biệt nhiều ở vùng đồng bằng th­ường có khí độc CO, CH4… vàkhông có O2. Mà ngư­ời dân chúng ta hay có thói quen xuống giếng đàogiếng hoặc vì lấy gầu múc n­ước… Đã có nhiều trư­ờng hợp bị tử vong một lúc nhiềumạng người vì gặp phải giếng có khí độc (CO) gây đông máu, CH4…vàkhông có O2 gây ngạt trong tíc tắc, làm ngư­ời xuống cứu cũng chết. Đểtránh, tốt nhất không nên xuống các giếng đào, nếu có xuống phải đeo bình oxi.Còn muốn biết có khí độc(CO), hoặc nhiều khí thiên nhiên(CH4…) vàkhông có O2 chỉ cần lấy dây buộc một con gà, vịt … thả xuống nếu nóchết thì chứng tỏ có khí độc.

* Ví dụ27:Gư­ơng soi có lịch sử nh­ư thế nào?

Thời x­a khi muốnsoi mình phải soi qua mặt nư­ớc, khi đến thời đồ đồng thau thì bằng gư­ơng làmbằng đồng nh­ưng nhanh ố, sau dần chuyển sang thuỷ ngân tráng sau tấm kính phẳng,như­ng thuỷ ngân gây ngộ độc cho ngư­ời sản xuất. Dần dần và ngày nay người tađã thay thế bằng bạc tráng sau tấm kính nhờ phản ứng anđehit (R−CHO) với dung dịchAgNO3/NH3 hay thay andehit bằng glucozơ.

 

Ag tạo ra bám chặt vào gư­ơng, ngư­ờita quét lên mặt sau chiếc gư­ơng một lớp sơn dầu bảo vệ. Phích nư­ớc cũng chế tạokiểu này.

* Ví dụ 28:Vì sao phèn chua có thể làm trong nước?

Phèn chua là muốisunfat kép của nhôm và kali ở dạng tinh thể ngậm nước: [K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O]

Phèn chua không độc, có vị chuachát, ít tan trong nước lạnh nhưng tan nhiều trong nước nóng. Khi tan trong nước,phèn chua sẽ bị thủy phân và tạo thành Al(OH)3 ở dạng kết tủa keo lơlững trong nước

 

Chính những hạtAl(OH)3 kết tủa dạng keo lơ lững ở trong nước này đã kết dính vớicác hạt bụi bẩn, các hạt đất nhỏ để trở thành hạt đất to hơn, nặng hơn và lắngxuống. Vì vậy mà nước trở nên trong hơn.

* Ví dụ 29: Hàn the là chất gì?

Hàn the cóthành phần chính là chất Natri tetraborat (hay là Borac), ở dạng tinh thể ngậmnước. Tinh thể trong suốt, tan nhiều trong nước nóng, không tan trong cồn 90o.

Trước đây, ngườita thường dùng hàn the làm chất phụ gia cho vào giò lụa, bánh phở, bánh cuốn,…để cho những thứ này khi ăn sẽ cảm thấy dai và giòn. Ngay từ năm 1985, Tổ chứcY tế thế giới đã cấm dùng hàn the làm chất phụ gia cho thực phẩm vì nó độc, cóthể gây sốc, trụy tim, co giật và hôn mê.

* Ví dụ 30:Cloramin là chất gì mà sát trùng đượcnguồn nước?

Cloraminlà chấtNH2Cl và NHCl2. Khi hoà tan cloramin vào nước sẽ giảiphóng cho ra khí Clo. Clo tác dụng với nước tạo ra HClO.

 

HClO có tínhoxi hóa rất mạnh nên phá hoại hoạt tính một số enzim trong vi sinh vật, làm chovi sinh vật chết.

Cloramin khônggây độc hại cho người dùng nước đã được khử trùng bằng chất này.

* Ví dụ 31:Teflon là chất gì?

Teflon có tênthay thế là: Poli(tetrafloetilen)[(−CF2−CF2−)n].Đó là loại polime nhiệt dẻo, có tính bền cao với các dung môi và hóa chất. Nó độbền nhiệt cao, có độ bền kéo cao và có hệ số ma sát rất nhỏ. Teflon bền với môitrường hơn cả Au và Pt, không dẫn điện.

Do có các đặctính quý đó, teflon được dùng để chế tạo những chi tiết máy dễ bị mài mòn màkhông phải bôi mỡ (vì độ ma sát nhỏ), vỏ cách điện, tráng phủ lên chảo, nồi,… đểchống dính.

* Ví dụ 32:Thuốc chuột là chất gì? Nếu sau khi ănthuốc mà không có nước uống thì chuột chết mau hơn hay lâu hơn?

Thuốc chuột cóthành phần chính là Zn3P2. Sau khi ăn, Zn3P2bị thủy phân rất mạnh, tạo thành khí PH3 (photphin) rất độc:

 

Làm cho hàm lượngnước trong cơ thể chuột giảm; nó khát và đi tìm nước. Chính PH3 đãgiết chết chuột.

Càng nhiều nướcđưa vào cơ thể chuột → PH3 thoát ra càng nhiều → chuột càng nhanh chết.Nếu không có nước, chuột càng lâu chết hơn.

* Ví dụ 33:Vì sao than đá chất thành đống lớn có thể tựbốc cháy?

Do than đá tácdụng với khí O2 trong không khí tạo ra khí CO2, phản ứngtỏa nhiệt.

 

Nhiệt tỏa ra đượctích góp dần dần, khi đạt đến nhiệt độ cháy của than thì than tự bốc cháy.

* Ví dụ 34:Vì sao bôi vôi vào chỗ ong, kiến đốt sẽđỡ đau?

Do trong nọcong, kiến, nhện có axit hữu cơ tên là axit fomic (HCOOH). Vôi là chất bazơ nêntrung hòa axit làm ta đỡ đau.

 

Áp dụng: Giáo viên có thể vậndụng vấn đề này vào bài axit cacboxylic (ở lớp 9 hay lớp 11) hoặc bài một số hợpchất quan trọng của canxi (ở lớp 12).

* Ví dụ 35:Vì sao ban đêm không nên để  nhiều cây xanh trong nhà?

Ban ngày, do cóánh sáng mặt trời nên cây xanh tiến hành quá trình quang hợp, hấp thụ CO2và giải phóng khí O2.

 

Nhưng ban đêm,do không có ánh sáng mặt trời, cây xanh không quang hợp, chỉ có quá trình hô hấpnên cây hấp thụ khí O2 và thải ra khí CO2 làm cho phòngthiếu khí O2 và quá nhiều khí CO2.

* Ví dụ 36:Vì sao ném đất đèn xuống ao làm cá chết?Trong nông nghiệp, đất đèn dùng để làm gì?

Đất đèn cóthành phần chính là canxi cacbua (CaC2), khi tác dụng với nước sinhra khí axetilen và canxi hidroxit.

 

Axetilen có thểtác dụng với nước tạo ra andehit axetic (CH3CHO). Các chất này làm tổnthương đến hoạt động hô hấp của cá vì vậy có thể làm chết cá.

Trong nông nghiệp,từ lâu người ta đã dùng đất đèn để làm kích thích quả xanh mau chín và chín đồngloạt ở các kho, thường dùng để dấm dứa, chuối, cà chua,… vào dịp cuối mùa đông,đầu mùa xuân.

* Ví dụ 37:Vì sao muối NaHCO3 được dùngđể chế thuốc đau dạ dày?

Trong dạ dày,có chứa dung dịch HCl. Người bị đau dạ dày là người có nồng độ dung dịch HClcao làm dạ dày bị bào mòn. NaHCO3 dùng để chế thuốc đau dạ dày vì nólàm giảm hàm lượng dung dịch HCl có trong dạ dày nhờ phản ứng:

* Ví dụ 38:Vì sao trong công nghiệp thực phẩm, muối(NH4)2CO3 được dùng làm bột nở?

NH4)2CO3được dùng làm bột nở vì khi trộn thêm vào bột mì, lúc nướng bánh thì (NH4)2CO3sẽ bị phân hủy thành các chất khí và hơi nên làm cho bánh xốp và nở hơn.

* Ví dụ 39:Vì sao khi cơm khê người ta thường chovào nồi cơm một mẩu than củi?

Do than củi xốpcó tính hấp phụ, nên hấp phụ được mùi khét của cơm làm cho cơm đỡ mùi khê.

* Ví dụ 40:Vì sao nước rau muống đang xanh, khi vắtchanh vào thì chuyển sang màu đỏ?

Có một số chấthoá học được gọi là chất chỉ thị màu, chúng làm cho màu của dung dịch thay đổikhi độ axit thay đổi.

Trong rau muống(và vài loại rau khác) có chất chỉ thị này. Trong chanh có 7% axit citric. Vắt chanhvào nước rau làm thay đổi độ axit, do đó làm thay đổi màu nước rau.Khi chưa vắtchanh, nước rau muống có màu xanh lét là chứa chất kiềm canxi.

* Ví dụ41:Vì sao sau khi ăn trái cây thì không nênđánh răng ngay?

Các nhà khoa họckhuyến cáo: Ai ăn trái cây thì phải một giờ sau mới được đánh răng. Tại sao vậy?Vì chất chua (axit hữu cơ) trong trái cây sẽ kết hợp với những thành phần trongthuốc đánh răng theo bàn chải sẽ tấn công các kẽ răng và gây tổn thương lợi. Bởivậy phải đợi đến khi lượng nước bọt trung hòa axit trong trái cây, nhất là táo,cam, nho, chanh.

Ta đã biết thứcăn vào dạ dày phải lưu giữ lại từ 1−2 giờ. Nếu sau bữa ăn, ta ăn ngay trái câysẽ làm tăng thêm sự lưu trệ trong dạ dày.

* Ví dụ 42:Vì sao các đồ vật bằng bạc để lâu ngàythường bị xám đen? Vì sao dùng đồ bằng bạc đựng thức ăn, thức ăn lâu bị ôi?

Do bạc tác dụngvới khí O2 và H2S có trong không khí tạo ra bạc sunfua(Ag2S) màu đen.

 

Khi bạc sunfuagặp nước sẽ có một lượng rất nhỏ đi vào nước thành ion Ag+. Ion Ag+có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh, chỉ cần 1/5 tỉ gam bạc trong 1 lít nước cũng đủdiệt vi khuẩn. Không cho vi khuẩn phát triển nên giữ cho thức ăn lâu bị ôithiu.

* Ví dụ 43: Làm cá bớt tanh bằng phương pháp nào?

Khi nấu canh cáthì cho thêm chất chua (me, giấm,…) để làm giảm mùi tanh của cá.

Chất chua (axitlactic có trong nước dưa, me, axit axetic có trong giấm, axit citric có trongchanh…) nâng cao hương vị và hạn chế mùi tanh của cá.

Trong chất tanhcủa cá, có chứa hỗn hợp các amin [(CH3)2NH và (CH3)3N],có tính bazơ yếu.Các chất chua dùng để nấu canh cá đều là axit hữu cơ, chúng cóphản ứng với các amin tạo thành muối. Do đó làm giảm hoặc làm mất vị tanh củacá.

* Ví dụ 44:Vài kỷ lục trong thế giới kim loại

·       Kim loại có khối lượngriêng lớn nhất: Osmi (Os) với d = 22,7g/cm3.

·       Kim loại có nhiệt độnóng chảy cao nhất: Vonfram (W) với tnc = 34100C.

·       Kim loại nhẹ nhấtiti (Li) với d = 0,53g/cm3.

·       Kim loại dẻo nhất:Vàng (Au)

·       Kim loại có nhiệt độnóng chảy thấp nhất: thủy ngân (Hg) với tnc = −390C.

·       Kim loại dẫn điện, dẫnnhiệt tốt nhất: Bạc (Ag)

·       Kim loại được con ngườisử dụng làm công cụ sớm nhất: Đồng (Cu)

·       Kim loại có trữ lượnglớn nhất: Nhôm (Al), chiếm 7% về khối lượng vỏ trái đất.

* Ví dụ 45:Tại sao khi đi gần các sông, hồ bẩn vàongày nắng nóng, người ta thường ngửi thấy mùi khai?

Khi nước sông,hồ bị ô nhiễm nặng bởi các chất hữu cơ giàu chất đạm, như: nước tiểu, phân hữucơ, rác thải hữu cơ,… lượng Ure trong các chất hữu cơ sinh ra nhiều. Dưới tác dụngcủa men ureaza của các vi sinh vật, ure bị phân hủy thành CO2 và NH3.

 

Lượng NH3 sinh ra hoàtan trong nước dưới dạng một cân bằng động:

 

Như vậy, khi trờinắng (nhiệt độ tăng), cân bằng trên sẽ dịch chuyển theo chiều nghịch, tức là NH3sinh ra do phản ứng phân hủy ure không bị hoà tan trong nước mà bị tách ra, bayvào không khí làm cho không khí xung quanh sông, hồ có mùi khai khó chịu.

* Ví dụ 46:Tại sao khi đánh rơi nhiệt kế thủy ngânthì không được dùng chổi quét mà nên rắc bột S lên trên?

Thủy ngân (Hg)là kim loại ở dạng lỏng, dễ bay hơi và hơi thủy ngân là một chất độc. Vì vậykhi làm rơi nhiệt kế thủy ngân nếu như ta dùng chổi quét thì thủy ngân sẽ bịphân tán nhỏ, làm tăng quá trình bay hơi và làm cho quá trình thu gom khó khănhơn. Ta phải dùng bột S rắc lên những chỗ có thủy ngân, vì S có thể tác dụng vớithủy ngân tạo thành HgS dạng rắn và không bay hơi.

 

Quá trình thu gom thủy ngân cũngđơn giản hơn.

            Áp dụng: Giáo viên có thể vận dụng vấn đềnày vào bài Lưu huỳnh (lớp 10), tính chất hóa học của kim loại (ở lớp 9 hay lớp12)

* Ví dụ47: Giải thích vì sao khi nấu canh cuathì có gạch cua nổi lên? Khi nấu trứng thì lòng trắng trứng kết tủa lại?

Vì trong nhữngtrường hợp đó có xảy ra sự kết tủa protit bằng nhiệt, gọi là sự đông tụ.Một sốprotit tan trong nước tạo thành dung dịch keo, khi đun nóng sẽ bị kết tủa.

* Ví dụ 48:Nhôm lại được dùng làm dây dẫn điện caothế? Còn dây đồng lại được dùng làm dây dẫn điện trong nhà?

Tuy đồng dẫn điệntốt hơn nhôm nhưng nhôm (khối lượng riêng của nhôm là 2,70g/cm3) nhẹhơn đồng (khối lượng riêng của đồng là…… Do đó, nếu như dùng đồng làm dây dẫnđiện cao thế thì phải tính đến việc xây các cột điện sao cho chịu được trọng lựccủa dây điện. Việc làm đó không có lợi về mặt kinh tế.Còn trong nhà thì việc chịutrọng lực của dây dẫn điện không ảnh hưởng lớn lắm.Vì vậy ở trong nhà thì tadùng dây đẫn điện bằng đồng.

* Ví dụ 49:Vì sao để bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép,người ta gắn các tấm kẽm vào phía ngoài vỏ tàu ở phần chìm trong nước biển?

Khi thép và kẽmcùng ở trong nước biển thì sẽ xuất hiện cặp pin hóa học và có sự ăn mòn điệnhóa.

Kẽm là cực âm,thép là cực dương vànước biển là dung dịch điện li. Trong quá trình ăn mòn điệnhóa thì kẽm sẽ bị ăn mòn. Do đó, vỏ tàu biển được bảo vệ. Đây là phương pháp bảovệ kim loại bằng phương pháp điện hóa.

Nguồn: lapvo3.com


( ^^ ) Khi ta muốn, ta sẽ tìm cách. 

       Khi ta không muốn, ta tìm lý do! :]]]]


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024