Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
09/08/2014 15:08 # 1
QuinNguyen
Cấp độ: 7 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 41/70 (59%)
Kĩ năng: 27/40 (68%)
Ngày gia nhập: 25/08/2013
Bài gởi: 251
Được cảm ơn: 87
Phát triển E.Q


Phát triển E.Q 
Nếu Chỉ Số Thông Minh (IQ) cao là yếu tố giúp bạn có năng lực thành công trong công tác chuyên môn thì Chỉ Số Cảm Xúc (EQ) cao giúp bạn chiếm được cảm tình người đối diện. Chỉ khi bạn thành công trong giao tiếp, bạn được người khác chấp nhận mình thì bạn mới có môi trường và hoàn cảnh thể hiện năng lực mình trong công việc. Minh hoạ đơn giản và dễ hiểu là EQ giúp bạn tìm được việc làm, còn IQ giúp bạn thành công trong việc làm ấy.
 
Nhiều người cho rằng EQ mới là cơ bản vì khi bạn đã được lòng  thượng cấp rồi, thì “khi yêu củ ấu cũng tròn” IQ có non kém, thậm chí có …dưới trung bình một tí cũng chẳng sao, bạn vẫn cứ bình yên thẳng tiến. Lịch sử nước nào lại không có những bọn nịnh thần vô tài kém đức nhưng đường công danh cứ phất lên vùn vụt !. Ở một phương diện nào đó thì nhận định trên qủa là chính xác. Nhưng khi chúng ta chủ trương “Mồm miệng đỡ tay chân” nịnh giỏi hơn làm giỏi, là chúng ta đã tự xếp mình vào loại người “phản diện” , cho dù chúng ta có thành công thì sự thành công ấy cũng không chân chính và bền vững.
 
Nhưng dù nói gì đi nữa thì EQ vẫn cứ chiếm thế thượng phong, vì khi anh đã bị ghét rồi thì “Bồ hòn cũng méo” chứ đừng nói là anh còn chưa phải là “bồ hòn” vì chưa có cơ hội thi thố tài năng.
 
Đó là lý do vì sao mỗi người chúng ta  phải cố gắng phát triển EQ.
 
 
 
 
Làm sao để thành công trong giao tiếp ?
 
Chỉ Số EQ cao, thực ra, chỉ là điều kiện ban đầu để chúng ta thành công trong giao tiếp. Người Tây Phương dùng chỉ số cảm xúc ( khả năng quản lý cảm xúc ) như là thước đo sự thành công trong giao tiếp thì chưa thật chính xác và hoàn chỉnh. Tuy nhiên đây là khái niệm phổ biến mà mọi người đều biết. Vì vậy, chúng ta sử dụng khái niệm này và bổ sung thêm những yếu tố cần thiết khác để hoàn chỉnh những điều mà EQ muốn nói
 
                    NHỮNG YẾU TỐ TRONG GIAO TIẾP
 
Chúng ta gặp nhiều tình huống trong giao tiếp :
 
1.               Giao tiếp với người lạ
2.               Giao tiếp với người đã từng quen biết
3.               Giao tiếp tình cảm
4.               Giao tiếp công việc
5.               Giao tiếp cá nhân
6.               Giao tiếp tập thể
 
Mỗi tình huống giao tiếp yêu cầu ta phải chuẩn bị một số điều kiện quan trọng khác nhau :
 
YẾU TỐ LÝ LỊCH VÀ NGOẠI HÌNH
 
Đối với trường hợp 1 và 6 : Giao tiếp với người lạ và giao tiếp tập thể. Điều kiện ưu tiên để chiếm tình cảm ban đầu là “Background” (lý lịch) và ngoại hình của bạn . Lý lịch là những điều nói lên tuổi tác, chức nghiệp, năng lực, vị trí xã hội, mức độ quan trọng hay nổi tiếng của bạn …Điều này chuẩn bị tâm lý cho những người lạ khi giao tiếp với bạn. Ngoại hình là điều quan trọng tiếp theo để đối tượng đánh giá bạn ở mức sơ khởi; phục trang của bạn thế nào, có phù hợp với tuổi tác, nghề nghiệp, chức vụ…của bạn hay không. Cách ăn mặc và/hoặc trang sức thể hiện tính cách của bạn mà họ có thể nhận ra.
Đối với  trường hợp 2, 3, 4 và 5 Giao tiếp với những người đã quen biết, giao tiếp cá nhân, giao tiếp trong tình cảm và công việc, yếu tố lý lịch và ngoại hình không còn quan trọng nhiều nữa vì họ đã biết Ta Là Ai rồi.
 
 
YẾU TỐ NÓI NĂNG, NGÔN NGỮ
 
 
Nói chuyện là một nghệ thuật cực kỳ quan trọng, nhất là trong giao tiếp nhằm chiếm được cảm tình của người khác. Các nguyên tắc lớn nhất và chung nhất để nói chuyện thành công là :
 
1.     Quan tâm đến vấn đề của người đối diện
2.     Chứng tỏ thiện cảm, sự quan tâm và giúp đỡ của ta đối với họ qua trao đổi, trò chuyện
3.     Có kỹ năng nói chuyện (xem các trang mục liên quan đến vấn đề này như : Kỹ Năng Truyền Đạt Thông Tin, Nghệ Thuật Nói Chuyện, Người Tình Tuyệt Vời. )
4.     Luôn biết cách lắng nghe, không chủ động nói về mình qúa nhiều. Không khoe khoang, tự cao tự đại.
5.     Những lời nói thô lỗ, dung tục, kém lịch sự, khó nghe, sẽ tự đánh tuột hạng cấp đẳng của mình trong con mắt người khác.
6.     Những lời xúc phạm, vu khống người khác giống như một thứ vũ khí làm tổn thương tâm hồn và cuộc sống  người khác. Vũ khí ấy sẽ có dịp quay lại gây thương tổn cho mình
7.     Những lời nói dối, hứa xuông không thực hiện, sẽ làm tiêu tan uy tín mà chúng ta đã có hoặc đang muốn xây dựng
8.     Luôn vui vẻ, cởi mở, chân thành, khi nói chuyện tạo sự thân mật gần gũi với người nghe .
9.     Thỉnh thoảng nên có những câu hài hước duyên dáng, tế nhị và thú vị, tạo không khí vui tươi thoải mái cho cuộc trò chuyện. Đó là những “nét chấm phá” rất ấn tượng, rất cần thiết cho một cuộc nói chuyện thành công.
 
Tình cảm của người (hoặc các người) khác đối với bạn thế nào tuỳ thuộc phần lớn vào nghệ thuật nói chuyện của bạn. Khi nhận được những phản ứng của họ hoặc vui vẻ niềm nở với bạn hơn hoặc lạnh lùng xa cách bạn, bạn có thể đánh giá mức độ thành công của bạn trong nghệ thuật chuyện trò .
 
 
 YẾU TỐ ỨNG XỬ

 

 
Ứng xử là những hành vi, cử  chỉ, ngôn ngữ đáp ứng tình huống theo sự nhận định và chọn lựa  của mỗi cá nhân. Ứng xử khôn ngoan, khéo léo khiến người đối diện với bạn hài lòng là yếu tố quyết định trong việc thành công của bạn trong giao tiếp. Mục đích cuối cùng của chúng ta trong tất cả các mối quan hệ trong gia đình, ngoài xã hội là tạo một tình cảm tốt đẹp, hoà ái với mọi người, để sao cho bạn ngày một tăng, thù ngày một bớt. Để đạt được mục tiêu này, trước tiên chúng ta phải kiểm soát được những cảm xúc (nhất là cảm xúc) tiêu cực của mình. Vì khi chúng ta không làm chủ được bản thân, những cảm xúc này sẽ lộ diện ra ngoại hình : trên nét mặt,  ngoài hành vi, cử chỉ, điệu bộ, dáng vẻ. Tệ hại hơn, chúng ta sẽ xuất ngôn phù hợp, diễn tả đúng  trạng thái tâm lý tiêu cực của ta lúc đó. Như thế, “gương mặt thật” với những tình chí tiêu cực ấy của ta  xuất hiện hiển nhiên trước mặt người khác, “không làm gì đỡ nổi” . Hậu quả là ta chiêu cảm được những điều tương ứng từ người khác. Giống như người nhìn  mặt mình trong gương. Chính vì thế, ta phải phủ một lớp mặt nạ bên ngoài, để có thể mỉm cười với cuộc đời, với mọi người.
 
Muốn ứng xử thành công, chúng ta phải tuân thủ chặt chẽ một số nguyên tắc cơ bản về tâm lý con người như sau :
 
1.     Tuyệt đối TÔN TRỌNG người khác cho dù bất kỳ họ là ai, họ đã làm gì hoặc họ đã nói năng xử sự với ta ra sao. (chúng ta cần phân biệt rõ sự khác nhau của từ “Tôn Trọng” và từ “Kính Trọng”)
2.     Thật lòng YÊU THƯƠNG,  QUAN TÂM đến sự sống và quyền lợi của người khác.GIÚP ĐỠ họ một cách chân thành trong khả năng, điều kiện của mình
3.     Luôn đem đến NIỀM VUI, sự BÌNH AN cho bản thân mình và mọi người
 
Xuất phát từ những nền  tảng cơ bản ấy, hành vi cử chỉ ngôn ngữ và cách ứng xử của mình trong cuộc sống sẽ được tiếp nhận một cách nồng hậu và ta cũng nhận lại được từ thế nhân những điều ta đã làm cho họ một cách rất chân thành. Đó là nguyên tắc mang tính ĐỊNH LUẬT.
 
Tuy nhiên, thực tế là không phải bao giờ ta cũng được đáp trả đúng với những gì ta đã làm. Đôi khi ta còn nhận lại được những điều ngược lại. (điều đó không làm thay đổi Định Luật, vì Định Luật mang tính tổng thể, phổ quát và bất biến) còn những trường hợp cục bộ hoặc giai đoạn cũng thường xảy ra chuyện đi ngược với định luật, nhưng cuối cùng cũng không qua khỏi sự điều hành của Định Luật.
 
Trong cuộc sống, đôi khi, có những tình huống mình cần tạo ra cho người đối diện những tình cảm “phản diện” ví dụ như mình muốn người ta …ghét mình, hoặc sợ mình hoặc.v.v… vì những mục đích nào đó; mình nhất thiết phải chủ động để thể hiện được những cảm xúc cần có trên nét mặt, hành vi, ngôn ngữ, cử chỉ… Đó là khả năng quản lý cảm xúc mà ta phải  ứng dụng khi cần.
 
Phát triển EQ, điều trước nhất phải làm là biết những đặc điểm tâm lý chung nhất của con người, rồi chi tiết hoá bằng tâm lý cá nhân con người cụ thể mình đang giao tiếp. Mục đích của phát triển EQ là tìm kiếm sự thành công trong tất cả các mối quan hệ trong cuộc sống. Chúng ta đã tìm hiểu tất cả những điều cần biết trên nguyên tắc và lý thuyết để thành công một cách bền vững trong lãnh vực này. Phần còn lại là thực hành và ứng dụng vào thực tế.


The more you learn, the more you realize how little you know

Nguyễn Thị Hương Quỳnh (Quin Nguyen)

Email: huongquynh93nthq@gmail.com/nthquynh93@gmail.com


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024