Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
13/07/2014 09:07 # 1
sat_thu_nikita
Cấp độ: 9 - Kỹ năng: 5

Kinh nghiệm: 88/90 (98%)
Kĩ năng: 29/50 (58%)
Ngày gia nhập: 27/09/2011
Bài gởi: 448
Được cảm ơn: 129
5 yếu tố cảm xúc trong marketing


5 yếu tố cảm xúc trong marketing

Cảm xúc là yếu tố đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy mạnh mẽ các quyết định của con người. Do vậy không có gì ngạc nhiên khi dân marketer thường xuyên sử dụng các yếu tố cảm xúc để nhằm đạt được mục đích marketing của mình. Có 5 yếu tố cảm xúc chính thường được dùng nhất trong marketing đó là:

5 emotional in marketing

1. Sợ hãi
Sợ hãi là yếu tố tác động mạnh mẽ nhất, bản năng nhất khiến cho con người phải hành động ngay lập tức. Có rất nhiều mẩu quảng cáo đã sử dụng mô tuýp gây cảm giác sợ hãi như:
- Nước tương không chứa 3-MCPD của Chin-Su -> Nếu dùng loại khác thì dễ bị ung thư
- Sữa Anlene chống loãng xương, bảo vệ xương chắc khoẻ -> không dùng dễ bị đau cột sống, thoái hóa
- Kem đánh răng Colgate bảo vệ suốt 12 giờ -> Nếu không dùng thì bị sâu răng
-…
Khi sợ hãi, người ta sẽ như bị rơi vào trạng thái thôi miên và ám thị mong muốn được dùng ngay sản phẩm/dịch vụ đó để được an toàn.

2. Sự tự hào, kiêu hãnh
Trong mỗi con người, ai cũng mong muốn được người khác ngưỡng mộ, nể phục. Bởi vậy, việc truyền thông điệp marketing để tạo cảm giác khi khách hàng mua hoặc sử dụng sản phẩm/dịch vụ sẽ được tôn vinh, góp phần gia tăng sự thèm muốn sở hữu.
- Uống Chivas 21 sang, oai hơn 12 và 18 nhiều (mặc dù rất ít người có thể nhận ra được sự khác biệt của 3 loại rượu này)
- Dùng iPhone mới là sành điệu (trào lưu)
- Dùng túi LV ai thấy cũng xuýt xoa (vì giá trị thương hiệu và giá thành)
Yếu tố marketing đánh vào sự kiêu hãnh thường xuyên được các nhãn hàng xa xỉ sử dụng, nhằm tạo ra sự đẳng cấp cho khách hàng của mình.

3. Cảm giác tội lỗi
Có không ít đoạn quảng cáo đã lấy đi vô số nước mắt của người xem, trong đó từng khung hình luôn cảm giác cho người xem rằng nếu mình không dùng sản phẩm đó thì sẽ cảm thấy như có lỗi.

Một ví dụ điển hình là quảng cáo Mì gấu đỏ, hình ảnh cậu bé bị ung thư với nụ cười thật đáng thương, khiến cho hàng triệu người xem xúc động, và trong thâm tâm khách hàng, họ sẽ lựa chọn sản phẩm Mì Gấu đỏ để được góp phần trị bệnh cho những bệnh nhân ung thư đó. Hay nhẹ hơn, đó là đoạn quảng cáo bột nêm Knorr. Trước đó cô gái do bận rộn và nấu ăn cũng không ngon nên không chăm sóc được cho người chồng mà cô yêu thương, cô gái cảm thấy rất có lỗi. Và bột nêm Knorr là giải pháp cứu cánh khi chỉ cần nêm vào, cô tiết kiệm được thời gian hầm nước xương, đồ ăn cũng sẽ ngon hơn, giúp cô có được những món ăn ngon cho chồng mà vẫn có thời gian để làm những công việc khác.

4. Tham lam
Đã là con người thì ai cũng có lòng tham, chính vì vậy trong marketing, việc truyền tải thông điệp đánh vào lòng tham của con người luôn mang lại hiệu quả đặc biệt. Những chiêu mua hàng theo lô để được giảm giá hay tặng kèm sản phẩm khuyến mại luôn được sử dụng đi sử dụng lại mà không sợ nhàm chán. Việc khai thác và đánh đúng lòng tham của con người sẽ tác động mạnh mẽ đến hành vi quyết định mua của khách hàng, khiến cho khách hàng bị cuốn vào vòng xoáy của những đợt khuyến mại không rời ra được.

5. Yêu thương
Yếu tố tình thương yêu của con người rất ít được sử dụng vì để chạm được vào tình yêu nơi sâu thẳm trái tim khách hàng rất khó, do vậy thường bị coi nhẹ. Tuy nhiên, vì đó là một trong những cảm xúc tự nhiên trong mỗi con người đều có, nếu marketer làm được thì sẽ để lại ấn tượng thật tuyệt vời trong lòng mỗi khách hàng. Ví như đoạn quảng cáo của dầu ăn Neptune trong dịp cuối năm 2012, kể về việc một cô bé bị câm trông ngóng người bố ở trời tây về đón Tết cùng gia đình, đoạn clip đã chạm vào được nỗi lòng của người xa quê, của người có người thân đi xa và gây xúc cảm mạnh mẽ, từ đó marketer đã lồng được hình ảnh sản phẩm và thương hiệu vào trong, tạo nên sự ấm áp yêu thương mỗi khi khách hàng mua và dùng sản phẩm.

(Nguồn: Sưu tầm)

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024