Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
12/11/2012 19:11 # 1
hyebin
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 11

Kinh nghiệm: 105/130 (81%)
Kĩ năng: 75/110 (68%)
Ngày gia nhập: 04/09/2011
Bài gởi: 885
Được cảm ơn: 625
[Thảo Luận] PT MQH BC và nêu ra đặc điểm giữa Cơ sở hạ tầng , kiến trúc thượng tầng của xã hội


Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội. Đặc điểm của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

- Khái niệm cơ sở hạ tầng:

Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một hình thái kinh tế-xã hội nhất định.

- Khái niệm kiến trúc thượng tầng:

Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm, tư tưởng xã hội, những thiết chế tương ứng và những quan hệ nội tại giữa chúng hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định.

- Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng:

+ Mỗi hình thái kinh tế-xã hội có cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của nó. Do đó, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng mang tính lịch sử cụ thể, giữa chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau, trong đó cơ sở hạ tầng giữ vai trò quyết định.

+ Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng thể hiện:

Cơ sở hạ tầng nào sinh ra kiến trúc thượng tầng ấy. Giai cấp nào chiếm địa vị thống trị về kinh tế thì cũng chiếm địa vị thống trị trong đời sống tinh thần. Quan hệ sản xuất nào thống trị thì tạo ra kiến trúc thượng tầng chính trị tương ứng. Mâu thuẫn trong lĩnh vực kinh tế quyết định tính chất mâu thuẫn trong lĩnh vực tư tưởng.

Do đặc điểm nói trên, bất kỳ hiện tượng nào thuộc kiến trúc thượng tầng: nhà nước, pháp luật, đảng phái chính trị, triết học, đạo đức,.. đều không thể giải thích từ chính nó, bởi vì, chúng đều trực tiếp hoặc gián tiếp phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng và do cơ sở hạ tầng quyết định.

Những biến đổi căn bản trong cơ sở hạ tầng sớm hay muộn sẽ dẫn đến sự biến đổi căn bản trong kiến trúc thượng tầng. Sự biến đổi đó diễn ra trong từng hình thái kinh tế-xã hội và rõ rệt hơn khi chuyển từ hình thái kinh tế-xã hội này sang hình thái kinh tế-xã hội khác.

Khi cơ sở hạ tầng cũ mất đi thì kiến trúc thượng tầng do nó sinh ra cũng mất theo, khi cơ sở hạ tầng mới ra đời thì một kiến trúc thượng tầng mới phù hợp với nó cũng xuất hiện. Trong xã hội có giai cấp đối kháng, sự biến đổi đó diễn ra thông qua cuộc đấu tranh giai cấp gay go phức tạp. Khi cuộc cách mạng xã hội xóa bỏ cơ sở hạ tầng cũ thay thế bằng cơ sở hạ tầng mới, sự thống trị về chính trị của giai cấp cách mạng được thiếp lập, bộ máy nhà nước mới hình thành, sự thống trị về tư tưởng của giai cấp cách mạng cầm quyền được xác lập.

Sự biến mất của một kiến trúc thượng tầng không diễn ra một cách nhanh chóng, có những yếu tố của kiến trúc thượng tầng cũ còn tồn tại dai dẳng sau khi cơ sở kinh tế của nó đã bị tiêu diệt. Có những yếu tố của kiến trúc thượng tầng cũ được giai cấp cầm quyền mới sử dụng để xây dựng kiến trúc thượng tầng mới.

Do đó, tính quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng diễn ra rất phức tạp trong quá trình chuyển từ hình thái kinh tế-xã hội này sang hình thái kinh tế-xã hội khác.

+ Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng:

Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng được thể hiện ở chức năng xã hội của kiến trúc thượng tầng là bảo vệ, duy trì, củng cố và phát triển cơ sở hạ tầng sinh ra nó, đấu tranh xóa bỏ cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng cũ.

Trong xã hội có giai cấp đối kháng, kiến trúc thượng tầng bảo đảm sự thống trị chính trị và tư tưởng của giai cấp giữ địa vị thống trị trong kinh tế.

Trong các bộ phận của kiến trúc thượng tầng, nhà nước giữ vai trò đặc biệt quan trọng, có tác dụng to lớn đối với cơ sở hạ tầng. Nhà nước không chỉ dựa vào hệ tư tưởng mà còn dựa vào chức năng kiểm soát xã hội để tăng cường sức mạnh kinh tế của giai cấp thống trị. Ăngghen viết: “bạo lực (nghĩa là quyền lực nhà nước) cũng là một lực lượng kinh tế” (C.Mác, Ăngghen tuyển tập, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1971, T.II, tr.604).

Các bộ phận khác của kiến trúc thượng tầng như triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật cũng tác động đến cơ sở hạ tầng, nhưng thường thường phải thông qua nhà nước, pháp luật.

Kiến trúc thượng tầng là một hệ thống, nó có quá trình biến đổi phát triển do sự tác động của các yếu tố nội tại, do đó nó có tính độc lập tương đối. Quá trình đó phát triển phù hợp với cơ sở hạ tầng thì sự tác động của nó đối với cơ sở hạ tầng càng có hiệu quả.

Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định, chỉ có kiến trúc thượng tầng tiến bộ nảy sinh trong quá trình của cơ sở kinh tế mới - mới phản ánh nhu cầu của sự phát triển kinh tế, mới có thể thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội. Nếu kiến trúc thượng tầng là sản phẩm của cơ sở kinh tế đã lỗi thời thì gây tác dụng kìm hãm sự phát triển kinh tế-xã hội. Tất nhiên sự kìm hãm chỉ là tạm thời, sớm muộn nó sẽ bị cách mạng khắc phục.

+ Đặc điểm của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta:

Cơ sở hạ tầng trong thời kỳ quá độ ở nước ta bao gồm các thành phần kinh tế, các kiểu tổ chức kinh tế, các kiểu quan hệ sản xuất gắn liền với các hình thức sở hữu khác nhau, thậm chí đối lập nhau, cùng tồn tại trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất.

Tương ứng với sự đồng nhất về bản chất kinh tế là sự tác động của nhiều hệ thống quy luật kinh tế. Hệ thống quy luật kinh tế xã hội chủ nghĩa; hệ thống quy luật kinh tế của nền sản xuất hàng hóa nhỏ và hệ thống quy luật kinh tế tư bản chủ nghĩa. Định hướng xã hội chủ nghĩa đối với nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần là Nhà nước xã hội chủ nghĩa tạo ra một hành lang pháp lý, tạo điều kiện cho sự phát triển của các thành phần kinh tế, đồng thời Nhà nước sử dụng tổng thể các biện pháp - trong đó biện pháp kinh tế là quan trọng nhất - nhằm từng bước xã hội hóa nền sản xuất. Kinh tế Nhà nước không ngừng được củng cố và phát triển cả về chất và về lượng ở những vị trí nòng cốt của nền kinh tế.

- Kiến trúc thượng tầng xã hội chủ nghĩa ở nước ta:

Đảng ta khẳng định chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm cơ sở nền tảng của tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động cách mạng.

Xây dựng hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa mang bản chất giai cấp công nhân, do đội tiên phong của nó là Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Thực hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền lực thuộc về nhân dân.

Các tổ chức, thiết chế, các lực lượng xã hội tham gia vào hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa là vì một mục tiêu chung, lợi ích chung, hướng tới mục tiêu xã hội chủ nghĩa, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân trong quản lý kinh tế-xã hội và mọi lĩnh vực hoạt động khác.

Các tổ chức, bộ máy tạo thành hệ thống chính trị-xã hội không tồn tại như một mục đích tự thân mà vì phục vụ con người, vì lợi ích và quyền lực của nhân dân lao động.





                        

yh : yindoo.nguyen@yahoo.com   mail : Maitu1612@gmail.com

 


 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024