Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
01/04/2014 08:04 # 1
anh2bmw
Cấp độ: 48 - Kỹ năng: 44

Kinh nghiệm: 255/480 (53%)
Kĩ năng: 408/440 (93%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 11535
Được cảm ơn: 9868
[Nhiếp ảnh cơ bản] Thủ thuật chụp ảnh bầu trời đêm và phơi sáng dải ngân hà


sao copy 500x332 [Nhiếp ảnh cơ bản] Thủ thuật chụp ảnh bầu trời đêm và phơi sáng dải ngân hà

Hôm nay Cột Điện muốn chia sẽ với các bạn một vài thủ thuật để tạo ra những bức hình chụp bầu trời đêm tuyệt nhất. Đây là một thủ thuật rất thú vị nhưng mọi người thường ngại thực vì nghĩ nó phức tạp. Vậy nên cần đòi hỏi chúng ta sự kiên trì, một chút may mắn và sự thuận lợi của thời tiết.

Để bắt đầu, chúng ta cần phải có một vài sự chuẩn bị nhỏ:

1. Máy ảnh DSLR và một ống kính góc rộng.

2. Chân máy (Tripod). Các bạn chú ý nên sử dụng các loại chân máy đủ chắc chắn, có khả năng chịu tải được trọng lượng của máy ảnh để tránh tình trạng rung lắc. Tốt nhất nên sử dụng các loại tripod linh hoạt để có thể dựng trên mọi địa hình.

3. Dây bấm mềm (Các bạn có thể tìm mua các loại dây bấm mềm với giá khả rẻ) hay remote điều khiển từ xa.

Đầu tiên chúng ta phải hiểu rằng bản chất chất của thủ thuật này là phơi sáng (long exposure). Để thực hiện những bức ảnh này, bạn phải chụp nó và buổi tối và chắc chắn rằng trời quang mây, điều này thực sự rất quan trọng. Đồng thời bạn phải tìm một địa điểm không có quá nhiều nguồn sáng mạnh như ánh đèn từ thành phố, đèn cao áp và góc nhìn của bạn không bị che chắn bởi bất cứ vật thể nào… Bạn nên chọn những địa điểm vô cùng tối để có thể dễ dàng nhìn thấy sao bằng mắt thường. Sau khi đã đảm bảo những điều kiện cần thiết ở trên, chúng ta sẽ cài đặt máy ảnh để bắt đầu thực hiện.

1. Chuyển máy ảnh về chế độ Manual và cài đặt file ảnh ở định dạng RAW.

2. Chỉnh tiêu cự ống kính về mức ngắn nhất có thể, để có góc rộng nhất. Ống kính mình hay dùng cho việc chụp sao này là 14-24mm f/2.8, 16mm f/2.8 Fisheye, 16-35mm f/2.8 hoặc 18-135mm f/2.8.

3. Chỉnh khẩu đổ của ống kính. Tùy vào điều kiện ánh sáng mà các bạn đóng khẩu ở các mức khác nhau. Thường thì mình đóng khẩu ở khoảng f/3.5 - f/8.

4. Chỉnh ISO về mức trung bình. Mình khuyến cáo các bạn nên để ISO 800 để có một bức anh đủ sáng và trong trẻo.

 

Khi phơi sáng, chúng ta có nhiều cách khác nhau:

Phơi sao bình thường:

8740563085 ad5b359c08 h1 [Nhiếp ảnh cơ bản] Thủ thuật chụp ảnh bầu trời đêm và phơi sáng dải ngân hà

Đà Nẵng – Nikon D40 – Tiêu cự:18mm – ISO: 800 – Khẩu độ: 3.5

Các bạn đặt thông số như mình đã gợi ý và đặt thời gian phơi sáng là 30s. Nhớ sử dụng dây bấm mềm (hoặc remote) để giảm thiểu hiện tượng rung lắc khi bỏ tay ra khỏi báng máy, điều này thực sự khó chịu khi bạn phóng to tấm hình.
Mẹo nhỏ: Vì một lí do nào đó mà bạn không chuẩn bị được dây bấm mềm (hoặc remote) hay bạn lỡ để quên nó ở nhà, hãy cài đặt chế độ chụp của máy ảnh sang “timer 2s”. Tức là máy sẽ bắt đầu phơi sáng sau 2 giây sau khi bạn bấm nút chụp, thời gian đó đủ để máy ảnh ổn định sau khi bạn bỏ tay ra khỏi báng máy.

Chụp sao có đuôi (Star Trail):

sao copy [Nhiếp ảnh cơ bản] Thủ thuật chụp ảnh bầu trời đêm và phơi sáng dải ngân hà

Cầu Kì Lam – Nikon D90 – Tiêu cự: 18mm – ISO:1250 – Khẩu độ: 3.5

Để thực hiện được bức ảnh này, chúng ta có 2 cách:

Cách 1: Đưa tốc độ về Bulb. Yêu cầu phải có dây bấm mềm và khi bấm phải giữ liên tục trong thời gian dài. Thời gian phơi có thể lên đến 30 phút. Các bạn chú ý khép khẩu và giảm ISO vì chúng ta sẽ phơi sáng trong thời gian rất dài.

Các bạn lưu ý rằng cách này tuy đơn giản và không tốn công sức như sẽ gây hại trực tiếp cho sensor của máy vì phải hoạt động trong thời gian dài.

Cách 2: Các bạn có thể chụp liên tiếp nhiều tấm trong trong thời gian dài (khoảng vài phút cho đến vài tiếng) và khoảng thời gian nghỉ giữa các tấm cách nhau 3 đến 5s và sau đó các bạn dùng PTS để chồng các bức ảnh đó lên nhau.

Mẹo nhỏ: Khi chồng các bức hình lên nhau, các bạn nên để chế độ blend của các layer qua “Light”.

 

Chụp dải ngân hà (MilkyWay).

10604386966 16b046a5c3 h1 [Nhiếp ảnh cơ bản] Thủ thuật chụp ảnh bầu trời đêm và phơi sáng dải ngân hà

Đà Nẵng – Nikon D7000_Tiêu cự: 11mm_ISO: 640_Khẩu độ: 2.8

Còn một điều nữa cũng vô cùng thú vị, đó là phơi sáng dải ngân hà (Milky Way). Để chụp được những bức hình dải ngân hà như thế này, bạn áp dụng các thủ thuật phơi sao đã đề cập ở phần trên. Nhưng để “bắt” được nó thì bạn phải xác định được vị trí của Sao Kim. Dải ngân hà sẽ nằm ở hướng đó.

Để xác định được vị trí của sao Kim rất dễ. Bạn tìm ở phía Đông trước khi Mặt Trời mọc hoặc phiá Tây sau khi Mặt Trời lặn một ngôi sao sáng nhất trên bầu trời. Vị trí cao nhất của Sao Kim so với đường chân trời không bao giờ vượt quá 48 độ (từ chân trời lên đỉnh đầu là 90 độ). Hơn nữa vị trí của Sao Kim thay đổi tương đối nhanh. Nguyên nhân bởi vì Sao Kim là hành tinh thứ hai tính từ Mặt Trời có quỹ đạo nằm trong quỹ đạo của Trái Đất. Bề mặt sao Kim với lớp khí quyển dày đặc phản xạ tới 75% ánh sáng Mặt trời chiếu vào nó, và chủ yếu là ánh sáng màu vàng hơn nữa lại gần Trái Đất nên rất dễ nhận ra.

Khi xác định đúng giải ngân hà và thời tiết vô cùng thuận lợi, bạn sẽ tạo ra được những bức ảnh tràn ngập những ngôi sao trên bầu trời đêm. Nếu có một chút may mắn, bạn sẽ bắt được cả sao băng nữa.

Qua một vài chia sẻ vừa rồi, chắc hẳn bạn đã hiểu được bản chất và cách thực hiện những tấm ảnh trời đêm đầy sao. Nó vô cùng đơn giản đúng không? Còn chờ gì nữa mà không xách máy lên và đi ngay. Và chia sẽ những tác phẩm của mình bằng cách chèn link vào bình luận bên dưới. Chúc các bạn may mắn.

(Ảnh: Rai)

 

http://cotdien.vn/?p=764



Thông tin liên hệ anh2bmw khi có bất kỳ thắc mắc:
skype: trantien281
mail: 
anh2bmw@gmail.com


 

 
Các thành viên đã Thank anh2bmw vì Bài viết có ích:
15/12/2015 21:12 # 2
pthhack22
Cấp độ: 1 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 5/10 (50%)
Kĩ năng: 0/10 (0%)
Ngày gia nhập: 25/09/2015
Bài gởi: 5
Được cảm ơn: 0
Phản hồi: [Nhiếp ảnh cơ bản] Thủ thuật chụp ảnh bầu trời đêm và phơi sáng dải ngân hà


làm sao để kick xem mấy bức ảnh ở trên vậy???

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024